PHẦN C: KẾT LUẬN Chương V : Kết luận và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết (Trang 44 - 46)

2. Thực trạng các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn.

PHẦN C: KẾT LUẬN Chương V : Kết luận và kiến nghị.

Chương V : Kết luận và kiến nghị. 1.Kết luận.

vững và tăng trưởng thị phần được nhiều NHTM nói riêng, các doanh nghiệp nói chung quan tâm trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn do thiếu kiến thức về thương hiệu, khả năng tài chính hạn chế, sự khống chế tỷ lệ chi cho quảng cáo trong tổng chi phí của Bộ Tài chính...Đây cũng là những khó khăn mà NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn gặp phải trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình.

Qua việc phân tích thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh, những cơ hội và thách thức của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn cũng như thực trạng về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn, những mặt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mà theo tác giả có khả năng ứng dụng trong thực tế nhằm phát triển thương hiệu NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực ngân hàng trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, gồm nhóm các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn như: Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, cổ phần hoá NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn... và nhóm giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn như: nâng cao nhận thức về thương hiệu, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thành lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu, đổi tên NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn... Việc thực hiện các giải pháp không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà phải tiến hành đồng bộ thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đặt ra.

Do kiến thức còn hạn chế, nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, những giải pháp mà tác giả đưa ra còn mang tính chủ quan. Tuy nhiên, từ

những phân tích nêu trong báo cáo, tôi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề phát triển bền vững thương hiệu NHNo &PTNT huyện Lục Ngạn.

2.kiến nghị.

2.1.Đối với chính phủ ,NHNN & PTNT việt nam.

Đề nghị Nhà nước ngày càng phải hoàn thiện các chính sách, luật về quyền sở hữu công nghiệp, nhất là về vấn đề thương hiệu, cần phải qui định chặt chẽ hơn nữa về quảng cáo, bảo hộ nhãn hiệu. Nhà nước cần phải xem xét lại quy định về chi phí dành cho quảng cáo bởi vì chi phí cho quảng cáo hiện nay tối đa 10% tổng chi phí, làm hạn chế trong việc quảng cáo của doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường chức năng và quyền lực trong việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

Nhà nước phải tham gia tích cực vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp nói chung, các NHTM nói riêng về vấn đề thương hiệu, tạo điều kiện môi trường thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Đề nghị ngân hàng nhà nước Việt Nam từng bước nghiên cứu, cải tiến công tác quản lý việc xây dựng phát triển thương hiệu (logo)ngày càng vưng mạnh có sức cạnh tranh quốc tế, từ đó tăng khả năng tiềm lực phát triển trong nước ,giảm bớt áp lực khi tiếp cận các ngân hàng mạnh trên thế giới .

Đề nghị NHNN & PTNT Việt Nam cần hướng dẫn cụ thể hơn về đảm bảo phát triển xây dựng thương hiệu theo quy định của chính phủ và của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam theo thủ tục đúng pháp luật, đăng ký giao dịch đảm bảo. Đồng thời cần xem xét nâng cấp trang thiết bị hoàn thiện chương trình phần mềm tin học ứng dụng trong phát triển và xây dựng thương hiệu mạnh.

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w