Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần dệt10/

Một phần của tài liệu Luận văn những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty cổ phần dệt 10 10 (Trang 27 - 30)

Để đáp ứng yêu cầu chun mơn hóa sản xuất, thực thi các nhiệm vụ quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất được bố trí sắp xếp thành 7 phòng ban và 6 phân xưởng sản xuất theo kiểu trực tuyến chức năng. Đây là một kiểu cơ cấu quản lý đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Các bộ phận thực thi nhiệm vụ theo chức năng của mình và chịu sự giám sát từ trên xuống, bên cạnh đó các phịng ban cũng phải kết hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo giải quyết công việc với công suất cao nhất và hồn thành tiến độ cơng việc chung.

Hội đồng quản trị: Chịu trách nhiệm quản lý công ty, nhân danh công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của cơng ty.

Ban kiểm sốt: Kiểm tra và phát hiện các sai phạm trong hoạt động quản lý điều hành và kinh doanh của cơng ty.

Giám đốc: Có trách nhiệm trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước. Chịu mọi trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc:

+ Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm về mặt sản xuất, cung ứng vật tư, chất lượng sản phẩm.

+ Phó giám đốc kinh tế: Phụ trách công tác tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ, tìm kiếm thị trường và đảm bảo việc kinh doanh của công ty theo đúng các hợp đồng kinh tế đã ký kết.

Các phòng ban chức năng

+ Phòng kỹ thuật cơ điện: Theo dõi tồn bộ kỹ thuật và quy trình sản xuất. Xác định mức tiêu hao vật tư và đề ra các giải pháp giảm định mức tiêu hao vật tư. Lập kế hoạch dự phịng, sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ. Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ môi trường, tổ chức chế thử và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực hiện chức năng xây dựng cơ bản, sửa chữa và cải tạo nhà xưởng.

+ Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm : Kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định của công ty. Nghiên cứu, soạn thảo văn bản liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng ISO để ban hành trong công ty, theo dõi việc thực hiện các văn bản nội quy quản lý chất lượng, lưu trữ văn bản, tài liệu liên quan đến hệ thống ISO.

+ Phòng tổ chức, bảo vệ: Tổ chức quản lý nhân sự, tuyển chọn đề bạt và sử dụng lao động, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động. Thực hiện xây dựng quy chế, nội dung về khen thưởng, kỷ luật áp dụng trong tồn cơng ty. Xây dựng kế hoạch tiền lương, các phương án trả lương theo sản phẩm. Điều động, sắp xếp nhân lực theo yêu cầu của sản xuất kinh

doanh, xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất. Quản lý hồ sơ nhân viên, thực hiện BHXH, tính tốn và kiểm tra việc chấm cơng lao động để thanh tốn tiền lương hàng tháng.

Tổ chức công tác bảo vệ, đảm bảo an tồn về người và tài sản. Thực hiện cơng tác phòng chống cháy nổ, đề xuất các biện pháp khắc phục.

+ Phịng hành chính y tế: Quản lý cơng trình cơng cộng, chăm lo đời sống và sinh hoạt của người lao động trong cơng ty. Chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh. Tổ chức cơng tác văn thư, văn phịng, tiếp nhận cơng văn giấy tờ, thư từ, báo chí, bưu phẩm, fax theo quy định. Quản lý con dấu và giấy tờ khác có liên quan.

+ Phịng kế hoạch sản xuất: xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý toàn bộ hệ thống vật tư , cấp phát và sử dụng vật tư. Xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng mới, đầu tư công nghệ không ngừng mở rộng sản xuất, tiếp nhận các yêu cầu đặt hàng của đối tác nước ngồi. Thực thi việc tính tốn và triển khai các biện pháp thực thi kế hoạch đó.

+ Phịng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng mua bán, tiêu thu sản phẩm. Theo dõi kiểm tra các điểm tiêu thụ để kịp thời cung ứng sản phẩm và thu tiền hàng. Quản lý kho hàng, bảo quản vật tư hàng hóa.

+ Phịng tài vụ: Theo dõi tình hình tài chính của cơng ty, tình hình nhập, xuất kho nguyên vật liệu, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tình hình quản lý và luân chuyển vốn, tính giá thành sản phẩm, chi trả lương cho người lao động. Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế.

Tại các phân xưởng cơ cấu tổ chức được bố trí như sau: + Bộ phận quản lý gồm:

Quản đốc phân xưởng: Nhận kế hoạch của công ty, quản lý chung các khâu, giám sát chung tình hình sản xuât của phân xưởng.

Phó quản đốc phân xưởng: Có nhiệm vụ bao quát, đôn đốc các tổ sản xuất và mọi vấn đề phát sinh trong ca mình quản lý.

- 2 KCS phân xưởng: Kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất của phân xưởng

- 2 thợ sửa máy

- 1 Nhân viên thống kê phân xưởng.

Nhìn chung bộ máy quản lý phân xưởng được tổ chức khá chặt chẽ, phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty cổ phần dệt 10 10 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)