2- Nhân viên thống kê các phân xưởng:
2.2. Thực trạng về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại Công ty Cổ phần dệt 10/10.
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công tác cổ phần hóa DNNN theo chủ trương của Chính phủ, kể từ sau cổ phần hóa Cơng ty Cổ phần dệt 10/10 đã không ngừng vươn lên, chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu tiêu thụ khơng ngừng tăng cao, cùng với đó cơng ty cũng ngày càng chú trọng hơn đến việc đầu tư vào TSCĐ đặc biệt là công tác đổi mới máy móc thiết bị. Hiện nay, hầu hết máy móc thiết bị của công ty được nhập từ Đức, Nhật, Trung Quốc… Hầu hết các máy móc thiết bị này làm việc theo chế độ tự động hoặc bán tự động.
Để thấy rõ hơn cơ cấu TSCĐ và tình hình đầu tư vào TSCĐ của cơng ty ta xem chi tiết tại bảng số 4
Qua bảng 4 ta thấy tính đến thời điểm ngày 31/12/2004 tổng nguyên giá TSCĐ là 73.661 triệu VNĐ, trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng
lớn nhất (chiếm 79,89% tổng nguyên giá TSCĐ) với tổng nguyên giá là 58.844 triệu VNĐ. Nhóm TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là Nhà cửa vật kiến trúc (chiếm 17,59% tổng nguyên giá TSCĐ), tiếp đến là Phương tiện vận tải truyền dẫn (chiếm 1,69%) và sau cùng là thiết bị dụng cụ quản lý có nguyên giá là 612 triệu VNĐ (chiếm 0,83%).
Nhìn chung ta có thể thấy cơ cấu TSCĐ của Công ty Cổ phần dệt 10/10 như vậy là khá hợp lý bởi công ty là một doanh nghiệp sản xuất, vì thế nhóm máy móc thiết bị phải chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, nhóm phương tiện vận tải lại chiếm tỷ trọng hơi thấp vì thế khơng đáp ứng được nhu cầu về chun chở hàng hóa nhất là trong điều kiện của cơng ty hiện nay mặt bằng sản xuất còn phân tán, khơng tập trung.
Qua bảng trên ta cũng có thể thấy trong năm công ty đã đầu tư thêm vào TSCĐ 20.974 triệu VNĐ. Trong đó đầu tư vào máy móc thiết bị tăng 20.269 triệu VNĐ (tăng 50,31% so với đầu năm 2004). Điều này cho thấy công ty đã chú trọng và ưu tiên cho việc đổi mới máy móc thiết bị. Bên cạnh đó cơng ty cũng đã tiến hành thanh lý một số máy móc thiết bị đã hết thời gian sử dụng, khơng cịn đáp ứng được tính đồng bộ trong dây chuyền sản xuất với tổng nguyên giá là 527 triệu VNĐ. Đây là một hướng đầu tư đúng đắn trong điều kiện hiện nay khi mà cạnh tranh ngày càng gay gắt địi hỏi sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng tốt, mẫu mã phong phú.
Tuy nhiên, để thấy được rõ hơn về hiện trạng TSCĐ cũng như máy móc thiết bị của cơng ty ta cần xem xét đánh giá năng lực thực tế của TSCĐ. ( xem chi tiết bảng số 5)
Qua số liệu ở bảng 5 cho thấy: Nhìn chung hệ số hao mịn cuối năm đã giảm so với đầu năm (từ 45,59% giảm xuống cịn 41,7%) do trong năm cơng ty đã có đầu tư thêm một lượng khá lớn TSCĐ. Tuy nhiên, với hệ số hao mòn như vậy ta có thể thấy có một phần khơng nhỏ TSCĐ của cơng ty đang trong tình trạng đã hết khấu hao nhưng vẫn được sử dụng. Máy móc thiết bị là nhóm có tỷ trọng lớn nhất tuy nhiên lại có tỷ lệ hao mòn cao nhất (ngày 31/12/2003 là 50,39%, ngày 31/12/2004 giảm còn 43,3%). Để thấy rõ hơn về
thực trạng máy móc thiết bị của Cơng ty Cổ phần dệt 10/10 ta hãy xem xét bảng số 6 - Bảng nguyên giá và giá trị còn lại của máy móc thiết bị
Qua bảng trên ta thấy máy móc thiết bị dệt chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguyên giá máy móc thiết bị (chiếm 56,35%) nhưng lại có hệ số hao mịn cao nhất là 54,74%,có tỷ lệ hao mịn cao như vậy là do máy mắc sợi 4142 đã khấu hao hết, máy mắc sợi Kamayer có hệ số hao mịn 86,75% và một số máy móc khác có hệ số hao mịn khá cao. Nhìn chung, máy móc thiết bị dệt chỉ có máy global là mới được đầu tư mua thêm trong năm 2004, còn đa phần là các máy đã hết khấu hao hoặc nếu cịn thì cũng chỉ cịn thời gian khấu hao trong 2, 3 năm tới.
Trong năm qua công ty chủ yếu là đầu tư đổi mới thiết bị định hình, đặc biệt là máy văng sấy. Công ty đã mua thêm 4 máy văng sấy nhưng chủ yếu là mua máy cũ đã qua sử dụng. Vì thế mặc dù là nhóm máy móc thiết bị có hệ số hao mịn thấp (22,43%) tuy nhiên nếu xét về năng lực sản xuất thì cũng khơng thể cao như máy mới được.
Ngoài ra, cũng phải thấy rằng với công suất như hiện nay (31 triệu m vải tuyn và 5,74 triệu màn các loại) mà máy móc thiết bị cắt, may chiếm tỷ trọng quá thấp so với tồn bộ máy móc thiết bị (chiếm 1,21%) lại có hệ số hao mịn cao. Điều này sẽ tạo ra sự không nhịp nhàng trong từng khâu sản xuất. Tình hình trước mắt cơng ty chủ yếu là th ngồi gia cơng cắt và may màn, nhưng xét về lâu dài thì cơng ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào máy móc thiết bị cắt, may để hồn thiện hơn nữa quy trình sản xuất sản phẩm.
Bên cạnh đó, theo tài liệu thống kê thì có đến hơn 10% máy móc thiết bị của công ty đã khấu hao hết nhưng vẫn được sử dụng. Trong đó chủ yếu là các máy dệt 5226, máy mắc sợi 4142, máy dệt U4-5242….. Ngoài ra phần lớn các máy móc thiết bị được đầu tư từ những năm 80, đầu những năm 90. Chính vì vậy mà năng lực sản xuất của máy móc giảm sút, tiêu hao vật liệu tăng cao.
Ví dụ với máy dệt 5226, 5223, U4 tiêu hao kim rãnh 26E theo định mức là 0,08 kim/kg vải nhưng thực tế số tiêu hao này là 0,0885 kim/kg vải,
cao hơn định mức 0,0085 kim/kg vải. Không những thế sử dụng máy móc q cũ đã khiến cho chi phí về dầu đốt cũng tăng lên. Đối với máy văng sấy 6593 theo định mức tiêu hao dầu FO là 0,3 kg dầu/kg vải nhưng thực tế đã tiêu hao đến 0,33 kg dầu/kg vải.
Với tình hình như vậy cơng ty đã có đầu tư khá lớn để đổi mới máy móc thiết bị, tuy nhiên phần lớn số máy móc này là mua cũ đồng bộ đã qua sử dụng, cho nên cũng chỉ có thể giải quyết tình trạng trước mắt nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng còn xét về lâu dài thì cơng ty cũng cần phải cân nhắc về hiệu quả sử dụng của TSCĐ cũng như khả năng tài chính để có hướng đầu tư đổi mới cho phù hợp. Để đánh giá một cách cụ thể hơn vấn đề này ta có thể xem xét bảng 7
Dựa vào bảng 7 ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ và TSCĐ năm 2004 so với năm 2003 đều có sự tăng trưởng cụ thể.
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ: Nếu như năm 2003 cứ 1đồng VCĐ bình qn cơng ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 5,762 đồng doanh thu thì đến năm 2004 tạo ra được 6,882 đồng doanh thu, như vậy hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 đã tăng 1,19 lần.
+ Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ: Nếu như năm 2003 để tham gia tạo ra 1 đồng doanh thu thì cần sử dụng 0,174 đồng VCĐ bình quân thì đến năm 2004 chỉ phải sử dụng 0,145 đồng VCĐ bình quân (như vậy đã giảm được 0,029 đồng VCĐ bình quân).
+ Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Năm 2003 cứ 1 đồng VCĐ bình qn cơng ty bỏ ra kinh doanh sẽ tham gia tạo ra 0,156 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm2004 thì 1 đồng VCĐ bình quân chỉ tham gia tạo ra được 0,103 đồng lợi nhuận sau thuế(như vậy là đã giảm 0,053 đồng lợi nhuận).
+ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ: Cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2003 tham gia tạo ra 2,67 đồng doanh thu thuần còn trong năm 2004 nếu sử dụng 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân vào hoạt động sản
xuất kinh doanh sẽ tạo ra 3,902 đồng doanh thu thuần (như vậy đã tăng được 1,232 đồng doanh thu thuần).
Bốn chỉ tiêu cơ bản trên đã phần nào phản ánh được những cố gắng của cơng ty trong q trình sử dụng VCĐ và TSCĐ. Việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả VCĐ và TSCĐ đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,làm tăng quy mô doanh thu và lợi nhuận cho cơng ty. Ngồi ra chỉ tiêu hệ số trang bị TSCĐ/1CN năm 2004 cũng tăng cao so với năm 2003 cho thấy mức độ tự động hóa của cơng ty là khá cao.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ của công ty cuối năm so với đầu năm có phần sụt giảm. Điều đó cho thấy trong năm 2004 cơng ty tập trung chú trọng đầu tư vào TSLĐ và đầu tư ngắn hạn nhiều hơn là đầu tư vào TSCĐ, bên cạnh đó thì việc đầu tư vào TSCĐ phần nhiều lại dựa vào nguồn vốn vay. Điều này khiến công ty cần phải xem xét lại phương hướng đầu tư nhất là trong tình hình hiện nay nhu cầu đầu tư cho TSCĐ là tương đối lớn.
Mặc dù tốc độ tăng doanh thu của công ty rất cao (đạt 122,75%) song tốc độ tăng lợi nhuận lại thấp (23,29%). Bên cạnh đó giữa hiệu suất sử dụng TSCĐ và VCĐ lại có sự chênh lệch khá lớn (gần gấp 2 lần) hay nói cách khác TSCĐ của cơng ty đã được khấu hao phần lớn. Điều đó đặt ra cho chúng ta một câu hỏi phải chăng doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận lại tăng chậm là do chi phí sản xuất tăng lên hay cụ thể hơn là do hiện trạng máy móc thiết bị đã cũ kỹ, thiếu đồng bộ.
Vậy có thể thấy, tình hình quản lý, sử dụng VCĐ và TSCĐ của cơng ty nhìn chung là tốt. Hiệu quả sử dụng VCĐ đạt mức khá. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, do TSCĐ đã khá cũ kỹ đặc biệt là máy móc thiết bị, vì vậy đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu suất sử dụng TSCĐ. Vậy trong thời gian tới công ty cần phải chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ cũng như tạo ra sự tăng trưởng vững chắc cho công ty về mọi mặt.