Nội dung chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên (Trang 29 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Các quỹ và nội dung thu-chi của cơ quan bảo hiểm xã hội

1.2.3. Nội dung chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội

1.2.3.1. Nội dung chi bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung an toàn về tài chính, là một quỹ tích lũy và tiêu dùng, là tập hợp những phương tiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu phát sinh về BHXH đồng thời là một quỹ dự phòng, là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau đây:

- Trả các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của Luật BHXH

- Đóng Bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hàng tháng

- Chi quản lý

- Khen thưởng theo quy định của Luật BHXH

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật BHXH Để đảm bảo sử dụng quỹ BHXH một cách hiệu quả nhất cần đảm bảo chi trả chính xác số tiền, số đối tượng cụ thể. Đặc biệt đối với vấn đề tăng trưởng và bảo toàn quỹ nên có những kế hoạch cụ thể luôn phải tuân thủ nguyên tắc đầu tư, đó là: Hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH phải bảo đảm được an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.

Cụ thể:

+ Đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH. Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH thì người lao động mới được hưởng trợ cấp của các chế độ BHXH. Tương ứng với các chế độ đó có các hoạt động chi khác nhau như: lương hưu, tử tuất, trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vì thế cần đảm bảo chi đúng đối tượng hưởng, chi đủ số tiền họ được hưởng và đúng thời gian nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, vì thế mà quỹ được sử dụng hợp lý hơn.

+ Quản lý quỹ an tồn, khơng bị thất thoát, đặc biệt là quỹ tiền mặt phải quản lý chặt chẽ, tránh để thất thốt.

+ Tiết kiệm chi phí hành chính, chi phí đầu tư, xây dựng cơ bản góp phần cân đối quỹ BHXH, chi phí quản lý hành chính là các khoản chi phí để duy trì hoạt động của bộ máy quản lý: chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu là chi phí xây dựng cơ sở làm việc của hệ thống BHXH từ Trung ương đến địa phương, vì vậy tiết kiệm chí phí quản lý hành chính và chi phí đầu tư xây dựng cơ bản là nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ.

- Đối với đầu tư, tăng trưởng quỹ BHXH

+ Việc đầu tư quỹ BHXH nhằm mục đích bảo đảm giá trị và tăng trưởng của quỹ BHXH. Khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ bảo hiểm nhất là quỹ dài hạn nếu không đưa vào đầu tư sẽ bị mất giá trị của quỹ trong trường hợp nền kinh tế có lạm phát. Các khoản lãi thu được từ hoạt động đầu tư quỹ BHXH sẽ là một trong các nguồn để tăng trưởng quỹ BHXH.

+ Hình thức đầu tư quỹ BHXH

- Mua trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, cơng trái của kho bạc Nhà nước và

các ngân hàng thương mại của Nhà nước.

- Cho các ngân hàng phát triển Việt Nam và ngân hàng chính sách xã

hội vay.

- Đầu tư vào các chương trình trọng điểm quốc gia. - Các hình thức đầu tư khác do pháp luật quy định.

+ Theo quy định của luật BHXH, hoạt động đầu tư dựa trên nguyên tắc nhằm bảo tồn quỹ, tăng trưởng quỹ, để quỹ được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc an toàn: Đây là nguyên tắc số một của hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH vì nguồn vốn để hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ có nguồn gốc từ tiền đóng BHXH của người tham gia nhưng trong quá trình chi trả cho các chế độ ln có một lượng tiền nhàn rỗi. Số tiền nhàn rỗi này được chính phủ cho phép đầu tư tăng trưởng quỹ nhưng phải an tồn, khơng bị thất thốt, khơng để ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia.

Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH phải được thể hiện ngay trong hoạt động của ngành BHXHVN. Hoạt động đầu tư phải có lãi, lãi đầu tư là nguồn thu quan trọng của quỹ làm cho quỹ ngày càng phát triển, đảm bảo cân đối, lâu dài của quỹ.

Nguyên tắc thu hồi vốn nhanh khi cần thiết: nguyên tắc này không hề mâu thuẫn với khả năng cho vay vốn trung hạn và dài hạn của quỹ BHXH vì quỹ BHXH chủ yếu dùng để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH. Khi cần tiền chi trả cho các chế độ phải có ngay, nếu chậm sẽ ảnh hưởng đến quyền thụ hưởng của người tham gia. Khi quỹ có số dư, đảm bảo cân đối lâu dài quỹ thì quỹ hồn tồn có khả năng cho vay dài hạn.

1.2.3.2. Vai trị cơng tác chi bảo hiểm xã hội

Chi BHXH là công tác trọng tâm, đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc thực hiện và đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội của quốc gia nói chung và chính sách BHXH nói riêng, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thể hiện các mặt sau:

- Đối với đối tượng hưởng BHXH[2]:

Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là trực tiếp bảo đảm quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH. Đây là vai trị nét nhất của cơng tác chi BHXH. Theo quy định hiện hành, chủ sử dụng lao động và người lao

động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc phải đóng BHXH thì người lao động mới được hưởng trợ cấp các chế độ BHXH. Tiền đóng BHXH được phân phối vào các quỹ thành phần tương ứng với các chế độ BHXH thuộc quỹ đó. Trong đó, quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ TNLĐ và BNN là 1%, quỹ hưu trí và tử tuất là 16-22%. Sau khi đóng BHXH, người lao động đủ các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng tiền trợ cấp của các quỹ đó. Nhưng để người lao động nhận được tiền trợ cấp từ quỹ BHXH, các cơ quan chức năng và người lao động phải thực hiện hàng loạt các hoạt động thuộc nghiệp vụ quản lý chi. Tương ứng với các chế độ BHXH có các hoạt động chi khác nhau. Ví dụ như chi trả lương hưu: phải tính tốn chính xác mức lương hưu cho từng người, nhận tiền từ ngân hàng về cơ quan BHXH các cấp, đem tiền đến địa điểm quy định để cấp phát cho từng người… Đối với các đối tượng có tài khoản cá nhân phải có các động tác chuyển tiền vào tài khoản của từng người và người hưởng hưu trí phải đến những nơi quy định để rút tiền từ tài khoản cá nhân của mình. Khơng có các hoạt động này thì người tham gia BHXH không nhận được các khoản trợ cấp BHXH và do đó quyền lợi của họ khơng được đảm bảo. Các hoạt động này chính là những nội dung của cơng tác chi BHXH. Vì vậy, quản lý chi có vai trị rất rõ trong việc bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHXH. Hơn thế nữa các hoạt động chi trả phải đảm bảo chi đúng đối tượng được hưởng, chi đủ số tiền họ được hưởng và đảm bảo thời gian quy định. Đây chính là các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chi.

- Đối với hệ thống BHXH:

Thực hiện tốt cơng tác quản lý chi sẽ góp phần quan trọng trong việc: + Quản lý quỹ BHXH được an tồn, khơng bị thất thốt, đặc biệt là quỹ tiền mặt

+ Tiết kiệm chi phí quản lý hành chính, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần cân đối quỹ BHXH

Thực hiện tốt công tác quản lý chi BHXH là góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội cơ bản nhất của quốc gia hướng vào phát triển con người, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững đất nước.

-Đối với xã hội:

Quản lý chi BHXH tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an tồn và phát triển xã hội, thể hiện trên các khía cạnh sau:

+ Thực hiện tốt công tác chi BHXH góp phần trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết thân nhất của người lao động

+ Góp phần quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công (dịch vụ xã hội cơ bản) cho con người, cho người lao động trong một xã hội phát triển.

+ Góp phần vào tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

1.2.3.3. Quy trình chi bảo hiểm xã hội

Quy trình chi trả BHXH, BHYT được thực hiện theo Quyết định 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam [1]:

Hàng năm, BHXH tỉnh lập dự toán chi BHXH do ngân sách nhà nước và do quỹ BHXH đảm bảo của năm sau, dự toán chi quản lý bộ máy gửi BHXH Việt Nam chậm nhất là ngày 25 tháng 10. Sau khi được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam xem xét, phê duyệt, BHXH tỉnh thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo với nhu cầu chi trả của từng đơn vị, tổ chức chi trả theo đúng quy định. Trong tháng, nếu có phát sinh chi chế độ BHXH cao hơn số kinh phí được cấp, BHXH các tỉnh phải báo cáo, thuyết minh cụ thể số đối tượng, số tiền chi trả của từng loại chế độ để BHXH Việt Nam xem xét, cấp bổ sung kinh phí đảm bảo chi trả kịp thời cho người hưởng. Đối với chi quản lý bộ máy, căn cứ dự toán chi quản lý bộ máy BHXH Việt Nam giao hàng năm, BHXH các tỉnh thực hiện chi theo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ của Nhà nước và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, quyết toán vào số chi các Mục, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách NSNN. Đồng thời, chủ động sắp xếp các khoản chi trong dự tốn được giao để đảm

bảo hồn thành các nhiệm vụ. Kết thúc năm tài chính, tại các đơn vị dự toán cấp II, III sau khi đã hồn thành các nhiệm vụ được giao, số kinh phí tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa dự tốn kinh phí chi quản lý bộ máy được giao (bao gồm cả số dư năm trước chuyển sang) với số thực chi quyết toán trong năm và dự tốn kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong năm nhưng chưa thực hiện chuyển sang năm sau thực hiện tiếp. Tại BHXH Việt Nam sẽ xác định kinh phí tiết kiệm của tồn Ngành để cân đối, sử dụng theo quy định và lập báo cáo quyết toán năm.

Tại BHXH cấp huyện, trong nguồn dự toán BHXH tỉnh phân bổ, phải có trách nhiệm quản lý chi các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng an toàn, đầy đủ, kịp thời và hoạt động chi quản lý bộ máy đảm bảo cho việc thực hiện chi trả các chế độ BHXH.

1.2.3.4. Quản lý chi bảo hiểm xã hội

Việc quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội là một khâu rất quan trọng trong quy trình quản ly quỹ BHXH, là công việc mang ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội to lớn, cụ thể là:

- Thực hiện chính sách BHXH của Đảng và nhà nước đối với người lao động

- Đảm bảo được công sống hàng ngày cho cá nhân và gia đình họ khi gặp rủi ro, tạm thời hoặc vĩnh viễn mất đi khả năng lao động, góp phần tích cực vào việc đảm bảo an tồn trật tự xã hội.

- Tạo được lịng tin cho người lao dộng tham gia BHXH, từ đó tạo điều kiện để họ an tâm sản xuất và lôi cuốn mở rộng thêm các đối tượng tham gia BHXH.

Muốn quản lý tốt việc chi trả các chế độ BHXH cần phải thực hiện một số nguyên tắc:

- Việc chi trả trợ cấp BHXH chỉ thực hiện với các đối tượng tham gia và đã đóng BHXH theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chi BHXH trên cơ sở nộp BHXH và căn cứ vào các chế độ chính sách, chế độ tài chính hiện hành.

- Chi trả các chế độ BHXH cho các đối tượng hưởng BHXH, chỉ thực hiện trên địa bàn tỉnh thành phố, quận huyện theo quy định của BHXH Việt Nam.

- BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là BHXH tỉnh chi BHXH cho các đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản thuộc các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu chi và trợ cấp 1 lần và lần đầu cho đối tượng đang làm việc và đủ điều kiện hưởng hưu trên 30 năm. Hưu 1 lần, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

- BHXH quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là BHXH huyện, chi trả gồm:

+ Ốm đau, thai sản thuộc các đơn vị do BHXH huyện trực tiếp quản lý. + Chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, trợ cấp tử cho các đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn quản lý.

- BHXH các cấp có trách nhiệm quản lý đối tượng hưởng BHXH theo các chế độ quy định, theo dõi đối tượng tăng giảm, đảm bảo chi trả đúng kì, đủ số lượng, thuận tiện.

- Cơ quan BHXH có quyền từ chối chi trả BHXH cho các đối tượng đang hưởng, kho kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vè hồ sơ man trá, làm giả hồ sơ, tài liệu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán thu chi tại Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)