7. Kết cấu của luận văn
1.3. Quản lý thu chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội
Thu chi tài chính của cơ quan Bảo hiểm xã hội được qui định, tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ [17]:
1.3.1. Nguồn thu tại cơ quan bảo hiểm xã hội gồm
- Quỹ bảo hiểm xã hội; - Quỹ bảo hiểm y tế;
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
- Các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1.3.2. Lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán
Tại các đơn vị BHXH gồm 3 khâu cơng việc đó là: Lập kế hoạch thu, dự toán chi BHXH, tổ chức thu, chi trả và lập quyết toán báo cáo thu, chi.
1.3.2.1. Lập kế hoạch thu, dự toán chi bảo hiểm xã hội
Đối với cơ quan BHXH tỉnh huyện: căn cứ vào danh sách và quỹ lương mà đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tiến hành kiểm tra, xem xét, tổng hợp lập kế hoạch thu BHXH trên địa bàn BHXH tỉnh, huyện quản lý. BHXH tỉnh căn cứ vào dự toán thu của BHXH các huyện gửi lên kết hợp với phần dự toán thu tại địa bàn tỉnh lập kế hoạch tổng hợp thu BHXH trên địa bàn toàn tỉnh gửi cho BHXH Việt Nam.
Hàng tháng, cơ quan BHXH tỉnh lập dự toán chi 2 chế độ ốm đau, thai sản của các đơn vị sử dụng lao động do tỉnh trực tiếp quản lý chi và tổng hợp dự toán của BHXH thành dự toán chi BHXH trên toàn huyện gửi cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, trước ngày 25 hàng tháng.
Hàng tháng, hàng quý BHXH tỉnh, huyện căn cứ vào dự toán chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội lập kế hoạch tiền mặt gửi Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng tỉnh, huyện làm căn cứ cấp phát tiền mặt chi BHXH theo quyết định.
1.3.2.2. Tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội
Tất cả các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu đều nộp trực tiếp số tiền thu BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH mở tại các ngân hàng, số tiền thu được hàng tháng phải chuyển về BHXH tỉnh.
Thực hiện việc chi trả về nguyên tắc BHXH tỉnh, huyện phải chi trả trực tiếp nhưng cũng có thể ủy quyền cho đơn vị sử dụng lao động chi trả cho kịp thời các chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, chi trả một lần mai táng phí và cho người hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
1.3.2.3. Lập báo cáo/quyết toán thu, chi
BHXH huyện lập báo cáo thu BHXH và báo cáo thực hiện kế hoạch thu toàn huyện.
Cơ quan BHXH huyện hàng tháng kiểm tra các chế độ thường xuyên hàng tháng do cơ quan BHXH huyện chi trả, lập báo cáo tổng hợp toàn huyện về BHXH.
Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp dự toán thu, chi của các cơ quan, đơn vị liên quan, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, bao gồm:
- Thu, chi bảo hiểm xã hội; - Thu, chi bảo hiểm y tế;
- Thu, chi bảo hiểm thất nghiệp;
- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; - Kế hoạch đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao dự toán thu, chi cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với dự toán chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người thụ hưởng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo, Bộ Tài chính tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước, trình cấp thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
* Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện xong việc giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
* Trường hợp Nhà nước ban hành chính sách, chế độ làm thay đổi dự tốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh dự toán cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam tương ứng với mức điều chỉnh theo chế độ mới và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
* Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mẫu biểu và hướng dẫn quy trình lập dự tốn thu, chi quy định.