Đặc điểm lâm sàng của UHM

Một phần của tài liệu Điều trị u hốc mắt bằng phương pháp mổ vi phẫu qua sọ (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Đặc điểm lâm sàng của UHM

Lồi mắt: Lồi mắt (proptosis) thường được dùng để diễn tả sự di chuyển ra trước của mắt, đây là dấu hiệu chính và thường gặp nhất trong UHM. Lồi mắt là do tác động đẩy khối của u đối với nhãn cầu. Nhãn cầu có thể bị đẩy theo chiều trước sau, hoặc theo chiều ngang. Nguồn gốc của u có thể suy đốn từ hướng đẩy lồi từ vị trí khối u. Thí dụ u tuyến lệ kinh điển sẽ đẩy nhãn cầu lồi xuống dưới vào trong, u của dây TKTG thì đẩy nhãn cầu ra trước theo trục của hốc mắt, còn những u của cơ hay ngồi nón cơ sẽ đẩy nhãn cầu lồi lệch trục [5]. Lồi mắt thẳng trục thường gặp nhất trong bệnh lý tuyến giáp (bệnh Graves), còn 95% các lồi mắt lệch trục là do UHM gây ra [67]. Sự di chuyển của mắt được xác định dựa vào một mặt phẳng trước – sau giữa bề mặt trước của củng mạc và bản lề trước của cung gò má. Độ di chuyển của nhãn cầu được xác định bằng một thiết bị gọi là dụng cụ đo lồi mắt. Thiết bị được sử dụng phổ biến hiện nay là dụng cụ đo lồi mắt Hertel. Nếu kết quả đo được lớn hơn 21 mm hoặc có khác nhau trên 2 mm giữa hai mắt là xác định có lồi mắt [19], [23], [67]. Một cách đo khác là dựa trên hình CT scan hoặc MRI như (hình 1.8) bên dưới.

A B

Hình 1.8. Cách đo độ lồi mắt

(A: Đo độ lồi mắt bằng thước Hertel, B: đo độ lồi mắt trên MRI)

Giảm thị lực: Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng giúp phân biệt sự ảnh hưởng nguyên phát hay thứ phát lên TKTG. Những u sao bào hoặc u màng não của TKTG thường gây ảnh hưởng trực tiếp và làm giảm thị lực đáng kể. Trong khi đó những u ngồi TKTG thường ít gây giảm thị lực hoặc giảm thị lực nhẹ do cơ chế chèn ép và thường xuất hiện ở giai đoạn muộn [67].

Đau mắt: đau cố định ở một vùng nào đó của hốc mắt và tăng lên về đêm. Nếu đau đột ngột ở trẻ em thì thường là do xuất huyết trong u bạch mạch dạng nang. Đau có thể ở trong sâu tận đỉnh hốc mắt, đặc biệt là khi bệnh nhân có liệt vận nhãn hoặc rối loạn cảm giác do nhánh V1 chi phối. Những UHM ác tính hoặc do di căn tiến triển nhanh thường gây đau, đối với các u lành tính thì ít khi gây đau nhưng bệnh nhân có thể mơ tả như một cảm giác nặng trong hốc mắt [5], [67].

Song thị (nhìn đơi): Có hai cơ chế gây song thị: thứ nhất là do sự xâm lấn của u vào dây thần kinh vận nhãn, thường thấy ở u ác tính và u di căn; thứ hai là do u làm lệch trục của mắt. Triệu chứng song thị xuất hiện đột ngột thường xảy ra trên những bệnh nhân UHM ác tính.

Đỏ mắt do sung huyết, sưng nề mi đều do sự ứ trệ tuần hoàn bởi chèn ép từ khối u, đơi khi có chảy nước mắt.

Thị trường: là vùng phía trước mắt bao gồm các vật có thể nhìn thấy được mà khơng phải chuyển động mắt. Trong UHM thị trường thường hẹp toàn bộ do thương tổn trực tiếp lên dây TKTG [23].

Hạn chế vận động nhãn cầu, sụp mi mắt do liệt cơ nâng mi trên trong tổn thương thần kinh III, liệt các dây thần kinh vận nhãn III, IV, VI và hội chứng đỉnh hốc mắt hay hội chứng khe hốc mắt trên.

Soi đáy mắt để đánh giá đáy mắt bình thường, teo gai thị hay phù gai thị nói lên sự thâm nhiễm TKTG hoặc có sự chèn ép lâu dài trong hốc mắt. Có thể thấy hình ảnh mạch nối mi thị trong bệnh lý u màng não TKTG [91].

Một phần của tài liệu Điều trị u hốc mắt bằng phương pháp mổ vi phẫu qua sọ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w