Bảng 3.10: Mức nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn K.pneumonia
Kháng sinh Số KSĐ Nhạy cảm Trung gian Kháng
Ampicillin 21 21 (100%) Amoxyllin/Clavunanic acid 21 2 (9,5%) 1 (4,8%) 18 (85,7%) Ticarcillin/Cla.acid 21 1 (4,8%) 1 (4,8%) 19 (90,4%) Tazobactam/Piperacillin 21 3(14,3%) 18 (85,7%) Cefuroxime 21 1 (4,8%) 20 (95,2%) Cefepime 21 1 (4,8%) 1 (4,8%) 19 (90,4%) Imipenem 21 7 (33,3%) 1 (4,8%) 13 (61,9%) Meropenem 21 7 (33,3%) 1 (4,8%) 13 (61,9%) Cefotaxime 21 1 (4,8%) 20 (95,2%) Ceftazidime 21 1 (4,8%) 20 (95,2%) Ceftriaxone 21 21 (100%) Gentamycine 20 6 (30%) 14 (70%) Tobramycine 19 1 (5,3%) 1 (5,3%) 17 (89,4%) Amikacine 20 7 (35%) 13 (65%) Ciprofloxacine 21 8 (38,1%) 13 (61,9%) Levofloxacine 21 9 (42,9%) 2 (9,5%) 10 (47,6%) Ofloxacine 11 5 (45,5%) 1 (9%) 5 (45,5%) Ampi + sulbactam 21 21 (100%)
Nhận xét: Klebsiella pneumoniae còn nhạy cảm với rất ít kháng sinh và với tỷ lệ thấp nhƣ nhóm Quinolone và các kháng sinh thế hệ mới nhƣ Imipeneme, Meropenem.
Bảng 3.11: Mức nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn P.aeruginosa
Kháng sinh Số KSĐ Nhạy cảm Trung gian Kháng
Ticarcillin/ Clavulanic acid 5 5 (100%) Tazobactam/Piperacillin 5 1 (20%) 4 (80%) Piperacillin 4 1 (25%0 3 (75%) Cefepime 5 5 (100%) Imipeneme 5 1 (20%) 4 (80%) Meropenem 5 1 (20%) 4 (80%) Ceftazidime 5 1 (20%) 4 (80%) Ceftriaxone 2 2 (100%) Gentamycine 5 5 (100%) Tobramycine 5 5 (100%) Amikacine 5 5 (100%) Ciprofloxacine 5 5 (100%) Levofloxacine 5 5 (100%) Aztreonam 4 4 (100%) Cefoperazol + Sulbactam 3 1 (33,3%) 2 (66,7%) Ofloxacine 3 3 (100%)
Nhận xét: Pseudomonas aeruginosa đã kháng với hầu hết các kháng sinh với tỷ lệ cao từ 66,7% đến 100%, kể các các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon hay kháng sinh thế hệ mới nhƣ Meropeneme.
Bảng 3.12: Mức nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn E.coli
Kháng sinh Số KSĐ Nhạy cảm Trung gian Kháng
Amoxyllin/Clavunanic acid 5 2 (40%) 3 (60%) Ticarcillin/Cla.acid 5 2 (40%) 3 (60%) Tazobactam/Piperacillin 5 2 (40%) 1 (20%) 2 (40%) Piperacillin 5 5 (100%) Cefuroxime 5 5 (100%) Cefepime 5 1 (20%) 4 (80%) Imipenem 5 5 (100%) Etarpenem 5 5 (100%) Meropenem 5 5 (100%) Cefotaxime 5 5 (100%) Ceftazidime 5 1 (20%) 4 (80%) Ceftriaxone 5 5 (100%) Gentamycine 5 2 (40%) 3 (60%) Tobramycine 5 2 (40%) 3 (60%) Amikacine 5 2 (40%) 3 (60%) Ciprofloxacine 5 3 (60%) 2 (40%) Levofloxacine 5 3 (60%) 2 (40%) Aztreonam 5 5 (100%)
Cefoperazol + sul bactam 5 2 (40%) 1 (20%) 2 (40%) Ofloxacine 3 1 (33,3%) 2 (66,7%) Ampi + sulbactam 5 1 (20%) 1 (20%) 3 (60%)
Nhận xét: Vi khuẩn E.coli trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi đã kháng hầu hết với các kháng sinh thông thƣờng với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, nhóm kháng sinh thế hệ mới nhƣ Imipenem, Meropeneme thì vẫn còn nhạy cảm 100%.
Bảng 3.13: Mức độ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus pyogenes
Kháng sinh Số KSĐ Nhạy cảm Trung gian Kháng
Penicillin 7 7 (100%) Ampicillin 7 7 (100%) Cefepime 7 1 (14,3%) 6 (85,7%) Cefotaxime 7 1 (14,3%) 6 (85,7%) Ceftriaxone 7 1 (14,3%) 6 (85,7%) Chloramphenicol 7 4 (57,1%) 1 (14,3%) 2 (28,6%) Erythromycin 7 2 (28,6%) 3 (42,9%) 2 (28,6%) Azithromycin 5 1 (20%) 2 (40%) 3 (60%) Clindamycin 7 5 (71,4%) 2 (28,6%) Ciprofloxacine 4 4 (100%) Vancomycine 7 7 (100%) Levofloxacine 7 6 (85,7%) 1 (14,3%) Cefo + Sulbactam 3 2 (66,7%) 1 (33,3%) Ofloxacine 6 5 (83,3%) 1 (16,7%) Lizonalid 7 7 (100%)
Nhận xét:Streptococcus pyogenes còn nhạy cảm 100% với Cỉpifloxacine, Vancomycine và Lizonalid. Các kháng sinh thuộc nhóm Quinolon khác nhƣ Levofloxacine, Ofloxacine còn tỷ lệ nhạy tƣơng đối cao lần lƣợt là 85,7%, 83,3%. Trong khi đó, Streptococcus pyogenes đã kháng các kháng sinh thông thƣờng với tỷ lệ tƣơng đối cao.
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ 4.1.1. Đặc điểm dịch tễ
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2011, có 527 bệnh nhân viêm phổi nhập viện và có 33 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu, trong đó có 3 bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ 9,1%.
Tuổi vào viện, tuổi thai.
Trong tổng số 33 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu, có 13 trẻ đẻ non, chiếm 39,4% (tuổi thai < 37 tuần) và 20 trẻ đủ tháng, chiếm 60,6%.
Tuổi trung bình vào viện là 13,5 ngày, trong đó có 10 trẻ vào viện dƣới 7 ngày tuổi, chiếm tỷ lệ 30,3% và 23 trẻ vào viện trên 7 ngày tuổi, chiếm 69,7% (Bảng 3.3). 75,8% các trẻ đƣợc đƣa đến trƣớc 3 ngày bị bệnh, chỉ có 24,2% trẻ đƣợc đƣa đến sau 3 ngày mắc bệnh.
Nhƣ vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi mắc viêm phổi chủ yếu là sau 7 ngày tuổi. Kết quả này có hơi khác so với nghiên cứu của tác giả Khu Thị Khánh Dung là tuổi trung bình vào viện là 10 ngày, tuổi mắc bệnh chủ yếu là trƣớc 7 ngày [8].
Về giới tính:
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, có 33 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu. Trong đó có 21 trẻ nam chiếm 63,6% và 12 trẻ nữ chiếm 36,4%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,7/1 (Hình 4). Nhƣ vậy, trẻ nam bị bệnh nhiều
hơn trẻ nữ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về giới. Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung, Tô Thanh Hƣơng là 1,68/1 và 1,87/1 [8], [18]. Trên các nghiên cứu khác về viêm phổi ở trẻ lớn hơn, các tác giả cũng nhận thấy tỷ lệ nam bị bệnh nhiều hơn nữ nhƣ Phạm Văn Điệp, Nguyễn Tiến Dũng là 1,8/1 và 1,9/1 [9], [12]. Chƣa ai có thể giải thích đƣợc vấn đề này, tuy nhiên các tác giả trong cũng nhƣ ngoài nƣớc khi lí giải cho vấn đề này có dựa trên lí luận của tác giả Purtilo: điều đó liên quan đến gen điều hoà miễn dịch trên nhiễm sắc thể X, mà ở nữ có gấp đôi số gen này vì vậy khả năng điều hoà miễn dịch cao hơn nam [57].
Phân bố theo tháng
Trong tổng số 33 bệnh nhân nghiên cứu, bệnh nhân đƣợc phân bố rải rác trong các tháng thuộc giai đoạn nghiên cứu, tuy nhiên tập trung nhiều vào các tháng 4, 7 và 8 (Hình 5).
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng
Bỏ bú / bú kém
Do cấu tạo đƣờng thở còn ngắn và hẹp, các cơ hô hấp chƣa phát triển đầy đủ, trẻ sơ sinh thở bụng nhiều hơn thở ngực. Bên cạnh đó khi viêm phổi, thƣờng có xuất tiết, phù nề làm bít tắc mũi và gây cản trở hô hấp của trẻ sơ sinh, vì vậy trẻ phải thở bằng miệng nên bú sẽ kém hơn. Mặt khác, khi đó trẻ hít nhiều hơi vào trong dạ dày nên làm chƣớng bụng ảnh hƣởng đến kiểu thở và gây rối loạn tiêu hoá cho trẻ. Do đó, bú kém hoặc bỏ bú là dấu hiệu thƣờng gặp trong viêm phổi sơ sinh, tuy nó không phải là dấu hiệu hô hấp nhƣng lại là một dấu hiệu để tiên lƣợng nặng của bệnh.
Theo nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung, dấu hiệu bỏ bú có nguy cơ bị viêm phổi rất nặng cao gấp 11 lần so với nhóm trẻ không có triệu chứng này với OR = 11, p < 0,0001 [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 80,0% trẻ đủ tháng có biểu hiện bú kém, chỉ có 15,0% trẻ bó bú, tuy nhiên, đối với trẻ đẻ non, bỏ bú lại chiếm tỷ lệ 61,5%, còn bú kém chỉ chiếm tỷ lệ 46,1%.
Nhƣ vậy, trẻ đẻ non có tỷ lệ bỏ bú cao hơn so với trẻ đủ tháng, do đó nguy cơ mắc viêm phổi rất nặng cũng cao hơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Khu Thị Khánh Dung, Nguyễn Thị Kim Anh là 71,9% và 68,5% [2], [8].
Thân nhiệt
Sốt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể đối với các tác nhân gây bệnh. Ở trẻ em, sốt là một trong những dấu hiệu của nhiễm khuẩn, hay gặp trong viêm phổi. Tuy nhiên ở trẻ sơ sinh thì do trung tâm điều nhiệt chƣa phát triển hoàn thiện, khả năng phản ứng của cơ thể với nhiễm khuẩn còn kém nên nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh thƣờng không có sốt.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 90,0% trẻ sơ sinh đủ tháng viêm phổi không có sốt, ở trẻ đẻ non là 61,5%. Chỉ có 4 trẻ sốt, chiếm 12,1%, và có 3 trƣờng hợp bị hạ nhiệt độ, chiếm 9,1% và đều là trẻ đẻ non (Bảng 3.5). Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả khác.
Theo Trần Văn Nam, Khu Thị Khánh Dung sốt ít gặp ở viêm phổi sơ sinh, chỉ chiếm có 7% và 11% [8], [20].. Còn trong nghiên cứu trên 331 trƣờng hợp viêm phổi sơ sinh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2007, Nguyễn Thị Kim Anh nhận thấy dấu hiệu sốt cũng chiếm tỷ lệ thấp là 26,4% [2]. Tuy
nhiên, tác giả Khu Thị Khánh Dung cũng nhận xét rằng tuy sốt có tỷ lệ gặp thấp nhƣng độ đặc hiệu của nó lại rất cao 89,6% [8]
Cũng tƣơng tự nhƣ vây, Campbell H cho rằng nếu bệnh nhân viêm phổi có sốt, kết hợp hình ảnh Xquang có tổn thƣơng nhu mô phổi thì giá trị chẩn đoán dƣơng tính là 70% [32].
Ho
Theo nghiên cứu của chúng tôi, ho là dấu hiệu có tỷ lệ gặp khá cao với 75,8%, trong đó, tỷ lệ gặp ở trẻ đủ tháng cao hơn ở trẻ đẻ non (90,0% và 53,8%). Kết quả này của chúng tôi có cao hơn so với một số nghiên cứu khác nhƣ theo Khu Thị Khánh Dung là 38,8%, Nguyễn Thị Kim Anh 69,8%,… [2], [8], [20]. Tuy nhiên, kết quả về tỷ lệ gặp ở trẻ đủ tháng cao hơn trẻ đẻ non thì cũng tƣơng tự nhƣ các nghiên cứu khác.
Thở rên
Thở rên là một triệu chứng hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt ở trẻ đẻ non. Triệu chứng này rất đặc hiệu ở trẻ sơ sinh, không gặp ở trẻ lớn. Bình thƣờng, dây thanh âm mở ra khi thở vào và đóng lại khi thở ra để duy trì dung tích cặn chức năng, giúp phổi không xẹp hoàn toàn. Nhƣng ở trẻ sơ sinh thì khả năng này rất hạn chế, vì vậy, khi suy hô hấp thì trẻ phải gắng hết sức để khép dây thanh âm trong thời kỳ thở ra làm cho khí nhanh chóng lùa vào phổi ở cuối thời kỳ thở ra và tạo nên tiếng thở rên. Trẻ đẻ non hay gặp triệu chứng này hơn trẻ đủ tháng vì phổi trẻ đẻ non rất dễ xẹp hoàn toàn ở cuối thì thở ra do thiếu hụt Surfactant.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, thở rên gặp ở 14 trƣờng hợp, chiếm 42,4%, trong đó, trẻ đẻ non là 61,5% và đủ tháng là 33,0%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung [8].
Ngủ lịm
Berman S có đƣa ra lí luận là dấu hiệu ngủ lịm thƣờng hay gặp ở trẻ sơ sinh đẻ non, do chức năng điều hoà hô hấp của vỏ não chƣa phát triển hoàn thiện, trẻ rất nhạy cảm với thiếu oxy, giai đoạn kích thích hô hấp sẽ qua rất nhanh và thay vào đó là tình trạng ức chế và dẫn đến ngủ lịm, khó đánh thức và ngừng thở [30].
Trong 33 trẻ sơ sinh viêm phổi của lô nghiên cứu, có 11 trƣờng hợp ngủ lịm, chiếm tỷ lệ 33,3%, trong đó, trẻ đẻ non gặp 61,5% trƣờng hợp, cao hơn trẻ đủ tháng là 15,0% (Bảng 3.5). Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc [8], [62].
Co rút lồng ngực
Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp dấu hiệu co rút lồng ngực ở 100% trẻ đủ tháng, và 84,6% trẻ đẻ non. Kết quả này cùng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Khu Thị Khánh Dung năm 1994 là 81,4% và 64,1% [7], năm 2003 là 57,1% và 29,8% [8].
Dấu hiệu này gặp ở trẻ đủ tháng nhiều hơn trẻ đẻ non có thể do trẻ đẻ non chƣa phát triển hoàn thiện cơ hô hấp, đặc biệt là cơ lồng ngực và cơ lien sƣờn, nên trẻ thở rất nông nên không dễ nhận thấy dấu hiệu này trên lâm sàng. Nguyễn Thị Kim Anh nhận thấy co rút lồng ngực là một trong những triệu chứng hô hấp thƣờng gặp nhất khi nghiên cứu trên 331 sơ sinh viêm phổi, với tỷ lệ 78% [2]. Vũ Thị Xuyên, Phạm Bích Chi cũng có những nhận xét tƣơng tự [6], [27].
Nhịp thở
Dấu hiệu thở nhanh > 60 lần /phút chiếm tỷ lệ 69,7%, trong đó trẻ đủ tháng là 85,0% cao hơn trẻ đẻ non là 46,1%. Nhận xét này cũng tƣơng tự nhƣ của Khu Thị Khánh Dung, Trần Văn Nam, Vũ Thị Xuyên [7], [8], [20], [27].
Theo nghiên cứu của tác giả Khu Thị Khánh Dung thì độ nhạy và độ đặc hiệu của dấu hiệu này là 30% và 40%. Nghiên cứu trên trẻ < 1 tuổi, Nguyễn Tiến Dũng nhận thấy dấu hiệu thở nhanh có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao > 80% [10]. Kết quả này cũng tƣơng tự nghiên cứu của Cheria T [34].
Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo nên dựa vào hai dấu hiệu thở nhanh và co rút lồng ngực mạnh để chẩn đoán viêm phổi sớm tại cộng đồng.
Khi viêm phổi, thông khí phế nang giảm làm thiếu oxy, tăng CO2, dẫn đến kích thích trung tâm hô hấp làm tăng nhịp thở.Ở trẻ sơ sinh, do trung tâm hô hấp chƣa hoàn thiện nên khả năng điều hoà nhịp thở còn kém nên chỉ đáp ứng tăng nhịp thở với tình trạng thiếu oxy trong thời gian ngắn và sau đó nhanh chóng dẫn đến cơn ngừng thở, thở chậm.
Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, thở chậm < 40 lần/phút và ngừng thở chiếm 13,5% và 24,3%, trong đó trẻ đủ tháng chiếm 4,2% và 12,5% thấp hơn nhiều so với trẻ đẻ non là 30,8% và 46,2% (Bảng 3.5). Kết quả này cũng tƣơng tự các tác giả khác [7], [8],
Tím liên tục
Đây là một trong các dấu hiệu tiên lƣợng bệnh nặng. Do trẻ sơ sinh có khả năng thích nghi với tình trạng thiếu oxy cao hơn trẻ lớn nên khi xuất hiện tím là bệnh đã diễn biến rất nặng, có nguy cơ tử vong. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp 45,5% các trƣờng hợp, trong đó, trẻ đẻ non gặp 69,2% cao hơn
so với trẻ đủ tháng là 33,0%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả Khu Thị Khánh Dung, Tô Thanh Hƣơng, Trần Văn Nam [8], [18], [20].
Phổi có rals ẩm
Phổi có rals ẩm gặp ở 72,7% các trƣờng hợp, trong đó, trẻ đủ tháng gặp với tỷ lệ cao, 90,0%, trong khi nhóm đẻ non là 46,1%. Kết quả này cũng tƣơng tự nhƣ kết quả của Nguyễn Thị Kim Anh và Khu Thị Khánh Dung là 79,3% và 79,2% (tuy nhiên tỷ lệ gặp ở trẻ đủ tháng của chúng tôi có cao hơn) [2], [8].
Nhƣ vậy, đối với trẻ đẻ đủ tháng, các triệu chứng chung của viêm phổi thƣờng gặp là bú kém (80,0%), ho (90,0%), khò khè (80,0%), co rút lồng ngực
(100%), thở nhanh (85,0%), và rals ẩm (90,0%). Còn đối với trẻ đẻ non, các triệu chứng chung của viêm phổi không rõ ràng, nhƣng thƣờng gặp là ngủ lim
(61,5%), co rút lồng ngực (84,6%), tím liên tục (69,2%) và cơn ngừng thở, ho, khò khè (đều chiếm tỷ lệ 53,8%).
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng
X-quang:
Xquang phổi là một xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán xác định viêm phổi. Nghiên cứu trên 33 bệnh nhân chúng tôi nhận thấy tổn thƣơng viêm lan toả là 16 bệnh nhân, chiếm 48,5%, tổn thƣơng tập trung rốn phổi là 13 bệnh nhân, chiếm 39,4 % bệnh nhân. Có 3 trƣờng hợp xẹp đỉnh phổi bên phải, không có trƣờng hợp nào tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi. Có 4 trƣờng hợp lần đầu chụp Xquang phổi chỉ có hình ảnh đậm rốn phổi, sau 2 ngày đƣợc chụp lại Xquang phổi thì có tổn thƣơng tập trung rốn phổi.
Kết quả này cũng tƣơng tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh, Khu Thị Khánh Dung, Mathur NB [2], [8], [48].
Số lượng BC và BCĐNTT
Số lƣợng bạch cầu trong giới hạn bình thƣờng chiếm 84,8%, trong đó trẻ đủ tháng có tỷ lệ 90,0%, còn trẻ đẻ non là 76,9%. Bạch cầu giảm ≤ 5000BC/mm3 gặp ở 4 trƣờng hợp, chiếm 12,1%, trẻ đẻ non gặp với tỷ lệ cao hơn trẻ đủ tháng (Bảng 3.6). Sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác [2], [8], [47], [62].
Tuy nhiên, số lƣợng bạch cầu đa nhân trung tính lại tăng rõ, chiếm tỷ lệ 51,5%, trong khi số bạch cầu trung tính trong giới hạn bình thƣờng là 39,4%. Có 5 trƣờng hợp bạch cầu trung tính giảm < 1500 BC/mm3, chiếm 15,1%, trong đó trẻ đẻ non gặp 15,4% nhiều hơn trẻ đủ tháng là 9,1% (Bảng 3.7).
CRP
Trong 33 trẻ thuộc lô nghiên cứu, có 24 trƣờng hợp kết quả CRP bình thƣờng chiếm tỷ lệ 72,7 % và CRP tăng cao là 9 trƣờng hợp chiếm 27,3%. C
Thông thƣờng, CRP thƣờng tăng cao khi bị nhiễm khuẩn, đặc biệt cao nhất ở thời điểm 6 -18 giờ sau khi bị nhiễm khuẩn, thƣờng cao gấp 5 – 10 lần trị số bình thƣờng, và giảm khi điều trị kháng sinh có hiệu quả [8]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số CRP lại không cao, điều này có thể giải thích là do miễn dịch ở trẻ sơ sinh rất kém, mà chỉ số CRP lại phụ thuộc vào phản ứng miễn dịch của từng cơ thể. Mặt khác, một số trƣờng hợp là làm CRP khi đã có điều trị kháng sinh. Do vậy, ở trẻ sơ sinh khi CRP thấp chƣa nên loại trừ nhiễm khuẩn.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Khu Thị Khánh Dung, Nguyễn Thị Kim Anh [2], [8].
4.2. ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY BỆNH 4.2.1. Vi khuẩn gây viêm phổi sơ sinh 4.2.1. Vi khuẩn gây viêm phổi sơ sinh
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã cấy dƣơng tính 33 mẫu dịch nội khí quản của các bệnh nhân sơ sinh viêm phổi, kết quả dƣơng tính với 46 vi khuẩn và 2 trƣờng hợp nhiễm nấm.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm phổi sơ sinh chủ yếu là do nguyên