Xác định căn nguyên vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh

Một phần của tài liệu Nhận xét phân bố vi khuẩn gây viêm phổi sơ sinh tại bệnh viện saint paul – hà nội (Trang 29 - 30)

Các bệnh nhân đƣợc chẩn đoán viêm phổi sẽ đƣợc cấy dịch nội khí quản tìm vi khuẩn ngay khi vào viện để tìm hiểu căn nguyên gây bệnh và mức độ nhạy cảm kháng sinh của từng loại vi khuẩn.

Nghiên cứu vi sinh đƣợc tiến hành tại Khoa vi sinh bệnh viện Saint Paul.

2.3.6.1.Kỹ thuật cấy dịch phế quản

Đặt nội khí quản cho bệnh nhân, sau đó dùng sonde vô trùng cỡ nhỏ (cỡ 6) nối với một bơm tiêm 5 ml vô khuẩn luồn qua ống nội khí quản tới khi không luồn đƣợc sau đó hút dịch ra, cho dịch hút vào ống vô trùng và đƣa ngay về phòng xét nghiệm vi sinh.

2.3.6.2.Phương pháp chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh

Nuôi cấy phân lập và xác định vi khuẩn theo đúng quy trình nuôi cấy của khoa Vi sinh. Bệnh phẩm đƣợc nuôi cấy vào các môi trƣờng khác nhau và theo dõi sự phát triển của các khuẩn lạc. Dựa vào kích thƣớc, hình dạng, tính chất của khuẩn lạc, nhuộm Gram soi dƣới kính hiển vi, làm các phản ứng sinh vật hoá học để định danh các vi khuẩn. Nếu là dịch phế quản thì nếu lƣợng vi khuẩn là 103

VK/ml trở lên thì đó chính là vi khuẩn gây bệnh. Trong trƣờng hợp nếu có từ 2 loại vi khuẩn trở lên mà cả 2 loại vi khuẩn đều có số lƣợng tiêu chuẩn (trên 103

VK/ml) thì lúc đó cả hai loại vi khuẩn này đều đƣợc coi là vi khuẩn gây bệnh.

2.3.6.3.Thử nghiệm tính nhạy cảm kháng sinh

Sau khi đã định danh đƣợc vi khuẩn gây bệnh thì sẽ tiến hành làm kháng sinh đồ theo phƣơng pháp Kirby – Bauer (khoanh giáy kháng sinh khuếch tán trên thạch).

Đánh giá kết quả dựa vào bảng giới hạn đƣờng kích vùng ức chế cho từng loại kháng sinh, từ đó, phân loại các mức độ nhạy cảm. Có 3 mức độ: nhạy cảm (sensitive –S), trung gian (intermediate – I), kháng (resitant – R).

Một phần của tài liệu Nhận xét phân bố vi khuẩn gây viêm phổi sơ sinh tại bệnh viện saint paul – hà nội (Trang 29 - 30)