2. Tiền gửi của TCKT 43.825 31.500 47.425 (1325) (28,12) 15.925 50,
2.8.3. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng 1 Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành
2.8.3.1. Phân tích tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành
Bảng 2.12: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành tại NHNo&PTNT
chi nhánh huyện Trần Văn Thời
ĐVT: Triệu đồng
( Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ) Ghi chú: + TM-DV: Thương mại, dịch vụ
Qua bảng 2.12 ta thấy dư nợ năm 2009 đạt 357.983 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ tăng 87.832 triệu đồng tương đương tăng 24,53% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ tăng 14,75% tương ứng tăng 66.579 triệu đồng so với năm 2010. Tình hình dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm cho thấy công tác tín dụng đã đạt được những kết quả khả quan. Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét tình hình dư nợ của từng ngành, cụ thể như sau:
Nông nghiệp
Dư nợ ngành nông nghiệp tăng dần qua các năm điều này cho thấy nhu cầu vốn của ngành này lớn bởi đặc trưng của Ngân hàng là cho vay hộ nông dân , cụ thể: Năm 2009 dư nợ là 130.632 triệu đồng đến năm 2010 dư nợ đạt 219.426 triệu đồng, tăng 88.794 triệu đồng tương ứng tăng 67,97% so với năm 2009. Sang năm 2011 dư nợ đạt 276.021 triệu đồng, tăng 56.595 triệu đồng tương ứng tăng 25,79% so với năm 2010. Nhìn chung ta thấy khả năng và quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng được nâng cao đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu của hộ nông dân vay vốn tại địa phương hơn nữa NHNo&PTNT chi nhánh huyện
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nông nghiệp 130.632 219.426 276.021 88.794 67,97 56.595 25,79 2. Thủy sản 155.362 156.790 191.190 1.428 0,91 34.400 21,94 3. TM - DV 43.006 39.777 21.300 (3.229) (7,50) (18.477) (46,45) 4. Ngành khác 28.983 29.822 23.099 839 2,89 (6.723) (22,54) Tổng 357.983 445.815 511.610 87.832 24,53 65,795 14,75
Trần Văn Thời đã thực hiện tốt các Nghị quyết của Tỉnh, đưa vốn đến tận tay người nông dân làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới phù hợp với chính sách phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng thơn.
Thủy sản
Qua bảng 2.12 ta thấy dư nợ ngắn hạn ngành thủy sản của Ngân hàng cũng tăng dần qua các năm, và tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể: Năm 2009 là 155.362 triệu đồng, sang năm 2010 là 156.790 triệu đồng, tăng 1.428 triệu đồng tương đương tăng 0,91% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2011, dư nợ đạt 191.190 triệu đồng, tăng 34.400 triệu đồng tương đương tăng 21,94% so với năm 2010. Nguyên nhân dư nợ của ngành này tăng là do đây là ngành thế mạnh của huyện nên rất được các cơ quan, ngân hàng đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, huyện Trần Văn Thời là nơi có tiềm lực về đánh bắt thủy sản, Huyện có cửa biển Sơng Đốc là đầu mối giao thơng, thương mại quan trọng của tỉnh; có rừng U Minh Hạ và biển rộng là điều kiện thuận lợi để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp.
Thương mại, dịch vụ
Hiện nay ngành TM-DV đang đạt được những kết quả nhất định, có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Huyện. Qua bảng số liệu 2.12 ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngành giảm qua các năm. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn của ngành đạt 43.006 triệu đồng, sang năm 2010 dư nợ đạt 39.777 triệu đồng, giảm 7,50% so với năm 2009. Dư nợ ngắn hạn của ngành tiếp tục giảm trong năm 2011, cụ thể đạt 21.300 triệu đồng, tương ứng giảm 46,45% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân dư nợ ngành này giảm là do ngành này mang tính thời vụ, và người dân cũng đầu tư theo thời vụ nhằm sinh lợi, thường tập trung vào những dịp lễ tết, hàng hóa tiêu thụ nhanh nên khách hàng trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng làm cho doanh số thu nợ của ngành này cao từ đó dẫn đến dư nợ của ngành trong giai đoạn này giảm đi.
Biểu đồ 2.11: Tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành của NHNo&PTNT
chi nhánh huyện Trần Văn Thời
Ngành khác
Qua bảng 2.12 ta thấy dư nợ của ngành có sự tăng giảm khơng đều qua các năm. Năm 2009 đạt 28.983 triệu đồng, đến năm 2010 dư nợ tăng 839 triệu đồng tương ứng tăng 2,89% so với năm 2009. Đến năm 2011 thì dư nợ giảm cịn 23.099 triệu đồng, giảm 6.723 triệu đồng tương ứng giảm 22,54% so với năm 2010. Dư nợ năm này giảm do trong năm người dân làm ăn hiệu quả, nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Mặc dù dư nợ ngành này có giảm nhưng ta cũng thấy được là Ngân hàng không chỉ tập chung cho vay các ngành nông nghiệp và thủy sản mà cũng đang dần dần mở rộng cho vay đối với các ngành khác đang có tiềm năng phát triển trong tương lai góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Huyện nhà.