Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 56 - 59)

2. Tiền gửi của TCKT 43.825 31.500 47.425 (1325) (28,12) 15.925 50,

2.8.4.1. Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành

Bảng 2.14: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành tại NHNo&PTNT

chi nhánh huyện Trần Văn Thời

ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ) Ghi chú: + TM- DV: Thương mại, dịch vụ

 Nông nghiệp

Đây là ngành được Ngân hàng đầu tư với số vốn lớn nên nợ xấu trong 3 năm tập trung ở ngành này tương đối cao. Nhìn vào bảng 2.14 ta thấy nợ xấu ngắn hạn của ngành này năm 2009 là 4.603 triệu đồng, sang năm 2010 tình hình nợ xấu của ngành có chuyển biến khá tốt, giảm 1.453 triệu đồng tương ứng giảm 31,56% so với năm 2009. Sang đến năm 2011 nợ xấu của ngành là 3.465 triệu đồng, tăng 306 triệu đồng tương ứng tăng 9,7% so với năm 2010. Ta thấy nợ xấu của ngành này giảm chứng tỏ rằng người dân đã sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận và sản xuất có hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng ngày càng cao. Đồng thời cũng phải kể đến việc CBTD đã làm tốt công tác thẩm định kiểm tra, kiểm sốt hồ sơ, tn thủ chặt chẽ đúng quy trình tín dụng hiện hành.

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch2010/2009 Chênh lệch2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Nông nghiệp 4.603 3.150 3.465 (1.453) (31,56) 306 9,7 2. Thủy sản 6.362 4.801 5.454 (1.561) (24,53) 653 13,60 3. TM - DV 2.645 1.803 2.256 (842) (31,83) 453 25,12 4. Ngành khác 1.641 908 1.433 (733) (44,66) 525 57,81 Tổng 15.251 10.662 12.608 (4.589) (30,08) 1.946 18,25

 Thủy sản

Ngành thủy sản là ngành có doanh số cho vay lớn nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn vì vậy nợ xấu ngành này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu ngắn hạn. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu của ngành là 6.362 triệu đồng, sang năm 2010 là 4.801 triệu đồng, giảm 24,53% so với năm 2009. Năm 2011 nợ xấu là 5.454 triệu đồng, tăng 653 triệu đồng tương ứng tăng 13,60% so với cùng kỳ năm trước. Nợ xấu ngành này tăng nguyên nhân là do thiên tai, dịch bệnh làm cho tôm, cá chết, giá cả vật tư, thức ăn tăng cao làm cho một số hộ nuôi thủy sản làm ăn thua lỗ khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên xin ngân hàng gia hạn dẫn đến nợ xấu tăng.

 Thương mại, dịch vụ

Qua bảng 2.14 ta thấy năm 2009 nợ xấu của ngành là 2.645 triệu đồng, đến năm 2010 thì nợ xấu giảm 842 triệu đồng tương ứng giảm 31,83% so với năm 2009, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngành này trong năm 2010 có hiệu quả, thu nhập của khách hàng tăng. Tuy nhiên đến năm 2011 thì nợ xấu của ngành là 2.256 triệu đồng, tăng 453 triệu đồng với tốc độ tăng là 25,12% so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm nay một số khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, bởi do tình hình giá cả của hàng hóa trên thị trường có sự biến động theo chiều hướng tăng nên có một số khách hàng thường xuyên bổ sung thêm nguồn vốn để ổn định cho hoạt động kinh doanh của mình làm cho khả năng trả nợ của khách hàng giảm từ đó dẫn đến nợ xấu của ngành tăng lên..

 Ngành khác

Qua bảng số liệu 2.14 ta thấy nợ xấu của các ngành này năm 2009 là 1.641 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2010 thì nợ xấu ngắn hạn của các ngành đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 908 triệu đồng, giảm 733 triệu đồng tương ứng giảm 44,66% so với năm 2009 và sang năm 2011 nợ xấu tăng lên 525 triệu đồng với tốc độ tăng là 57,81% so với năm 2010. Nguyên nhân là do quá trình quản lý việc sử dụng vốn vay của cán bộ tín dụng đối với ngành này chưa thật chặt chẽ. Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích nên khả năng trả nợ thấp. Mặt khác, do quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, nguồn thu nhập của người dân thấp nên việc trả nợ của Ngân hàng khi đến hạn là rất khó khăn.

 Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn theo ngành của Ngân hàng ở mức tương đối thấp. Doanh số thu nợ tăng lên và tỷ lệ nợ xấu ngày một giảm xuống đây là

một tín hiệu tốt cho Chi nhánh. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các CBTD trong việc kiểm tra, đôn đốc và xử lý các khoản nợ.

Biểu đồ 2.13: Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo ngành tại NHNo&PTNT

2.8.4.2. Phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 2.15: Tình hình nợxấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w