L Quản trị thanh khoản Tính thanh khoản Tạo nguồn vốn và tính thanh khoản
TẠI ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA
2.3.2 Chỉ số về chất lượng tài sản (Asset)
2.3.2.1. Dư nợ của khu vực ngân hàng
Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng tính đến hết năm 2010 đạt hơn 2 triệu tỷ đồng tang 30% so với năm 2009. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm của khu vực ngân hàng không đồng đều về tốc độ lẫn cơ cấu tín dụng. Nhóm NHTMCP vẫn tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, nhóm NHTMNN giữ thị phần chủ yếu trong khu vực ngân hàng và chiếm 51% dư nợ tín dụng của tồn hệ thống.
Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ
Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG
Trong thời gian qua tăng trưởng tín dụng tiềm ẩn nhiều dấu hiệu bất thường gây lo ngại cho các cơ quan quản lý, giám sát khu vực ngân hàng: tình trạng tăng trưởng tín dụng ngoại tệ nóng so với nội tệ, tín dụng trung và dài hạn tăng cao hơn so với dư nợ cho vay ngắn hạn, tình trạng NHNN và hiệp hội ngân hàng sử dụng biện pháp kêu gọi các TCTD đồng thuận giảm lãi suất cho vay trên thị trường xuống mức chỉ đạo của Chính phủ hoặc ban hành các văn bản hành chính để can thiệp vào lãi suất.
Trong điều kiện nền kinh tế phục hồi chậm chạp, căng thẳng trong thanh khoản lộ rõ khi lãi suất huy động liên tục được đẩy lệ khiến khu vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tài sản có của tồn hệ thống.
2.3.2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
Hình 2.9: Cho vay theo kỳ hạn
Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn khơng có sự biến động đáng kể, dơ nợ cho vay ngắn hạn đang chiếm tỷ trọng lớn (năm 2009 tăng 34% so với năm 2009). Những tác động mang tính tiêu cực của tỷ giá cộng thêm tình hình kinh tế vĩ mơ cịn nhiều bất ổn khiến các doanh nghiệp tập trung vào các khoản vay ngắn hạn. Tình trạng này gây căng thẳng cục bộ cho hệ thống ngân hàng, tạo áp lực lên thị trường ngoại hối, làm tăng chất lượng tài sản có của của khu vực này.
2.3.2.3 Dư nợ cho vay ngắn hạn và cho vay vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao
Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 vẫn chiếm tỷ trọng lớn với hơn 1.150 nghìn tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng tăng mạnh (69% so với năm 2009). Những điều kiện kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định đã làm cho doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các khoản vay ngắn hạn nhằm đảm bảo an tồn. Trình trạng này đã gây căng thẳng thanh khoản cục bộ cho hệ thống ngân hàng và làm giảm chất lượng tài sản có của khu vực này.
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Hình 2.10: Dư nợ đầu tư bất động sản Hình 2.11: Doanh số chiết khấu GTCG đầu tư vào chứng khoán
Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG
Cho vay chứng khoán và bất động sản là những lĩnh vực mang lại rủi ro cao cho hệ thống ngân hàng. Năm 2010, dư nợ cho vay trong hai lĩnh vực này chiếm gần 12% dư nợ toàn ngành và tăng 25% so với năm 2009. Trong đó chiếm chủ yếu vẫn là hai nhóm NHTMNN và NHTMCP. Trong nhiều năm qua đầu tư vào lĩnh vực bất động sản có sự tăng trưởng mạnh mẽ, hàng loạt các sản phẩm tín dụng bất động
sản được các ngân hàng tung ra. Tuy nhiên, hai thị trường này thường có nhiều biến động lớn, do đó nguồn vốn đổ vào sẽ phải chịu khơng ít các tác động.
Với sự xuống thấp của thị tường chứng khốn và sự đóng băng của thị trường bất động sản thì nguy cơ nợ xấu của ngân hàng khi cho vay trên hai thị trường này sẽ gia tăng. Các ngân hàng hầy như chỉ sử dụng một hệ thống chấm điểm tín dụng cho sản phẩm cho vay tiêu dùng trong khi tính chất và mức độ rủi ro của cho vay bất động sản hoặc đầu tư chứng khốn có sự khác biệt lớn. Tại nhiều ngân hàng, hệ thống thẩm định cịn được thực hiện dưới hình thức phân tán tại nhiều chi nhánh nên khó kiểm sốt chất lượng khách hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro tín dụng khi định giá tài sản đảm bảo.
2.3.2.4 Tỷ lệ nợ xấu
Trong năm 2010 sau khi dừng thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn về tính thanh khoản trong những tháng đầu năm bởi những doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động của nền kinh tế. Do đó, trong những tháng đầu năm 2010 tỷ lệ nợ xấu tồn ngành ngân hàng đã ln ở mức cao và chỉ được cải thiện vào 2 tháng cuối năm khi tín dụng bùng nổ. Như vậy tỉ lệ nợ xấu trong năm 2010 là 2%
Đơn vị: %
Hình 2.12: Nợ xấu trong khu vực ngân hàng
Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG
Trong năm 2010, nợ xấu trong khu vực ngân hàng tăng 41,6% so với năm 2009 và tăng mạnh ở hầu hết các nhóm. Trong đó mức tăng của nhóm NHTMNN
ở mức báo động, đây cũng chính là nhóm ngân hàng có dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất chiếm tỷ trọng cao nhất tồn ngành (65%). Khi gói hỗ trợ lãi suất kết thúc, nền kinh tế vẫn chưa phục hồi, lãi suất cho vay cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi trả nợ và tiếp cận nguồn vốn để sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.3: Cơ cấu nợ xấu
Đơn vị: tỷ đồng
Cơ cấu nợ xấu 2009 2010 Tỷ trọng 2010 (%)
Nhóm 3 9.727,67 11.366 23,43
Nhóm 4 8.131,05 14.359 30,43
Nhóm 5 16.905,77 24.313 46,13
Tổng 34.809,49 50.038 100
Nguồn: Tổng hợp từ UBGSTCQG
Trong cơ cấu nợ xấu, nợ nhóm 3 có dấu hiệu tăng tốc nhưng đáng báo động là nợ nhóm 5 (nợ q hạn khơng có khả năng địi) đang có dấu hiệu tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ xấu, làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Việc nợ nhóm 5 tăng vọt cho thấy các ngân hàng khơng xử lý được nhóm nợ này mà cịn khó khăn trong việc xử lý nợ nhóm 3 và nhóm 4 khiến một phần nợ của nhịm này chuyển thành nợ khó địi, có nguy cơ mất vốn cao, chất lượng tài sản có suy giảm trầm trọng. Việc nợ q hạn khơng có khả năng đòi lại chiếm tỷ trọng ngày càng lớn khiến cho hệ thống ngân hàng buộc phải dùng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ này, làm tăng chi phí hoạt động và làm giảm lợi nhuận.