Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của NHTM mặc dầu đã

Một phần của tài liệu sử dụng hệ thống chỉ số camel trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam tại ủy ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 68 - 70)

tương đối đồng bộ, nhưng nhìn chung vẫn cịn chưa hồn thiện, cần tiếp tục phải có những bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thị trường. Điều này gây những khó khăn lớn cho các NHTM và là nhân tố tiềm ẩn rủi ro pháp lý trong kinh doanh. Đồng thời, hiện nay môi trường kinh doanh của các NHTM đang tiềm ẩn rủi ro rất cao do tính chất cạnh tranh giữa các NHTM với nhau và với các định chế tài chính khác trên thị trường là hết sức căng thẳng trong một thị trường nhìn chung cịn khá chật hẹp.

- Hiện hệ thống thông tin trong quản lý của Việt Nam là rất bất cập. Một số thông tin khơng cập nhật, thiếu độ tin cậy thì các quyết định quản lý sẽ khơng chính

xác, rủi ro trên thị trường tài chính sẽ gia tăng do tình trạng thơng tin bất cân đối. Đồng thời, tình trạng này diễn biến liên tục sẽ làm mất hiệu lực của các chính sách quản lý, nhất là chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có thể thấy là trong những năm qua, có khá nhiều chính sách của các cơ quan chức năng ban hành nhưng mức độ tác động vào nền kinh tế hoặc là quá chậm, nguyên do là cơ chế truyền dẫn thông tin thiếu hiệu quả. tượng. Các thông tin trơi nổi trên thị trường diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt. Kết quả là thị trường tài chính Việt Nam ln lúc q “nóng”, lúc lại quá “lạnh”, gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý thị trường.

 Những khó khăn Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Về cơ bản hiện nay các cơ quan giám sát ngân hàng nói riêng và hệ thống giám sát tài chính nói chung đã sử dụng chỉ số CAMEL trong việc giám sát mức độ an toàn cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, do chuẩn mực kinh tế Việt Nam còn thấp nên mặc dầu các NHTM Việt Nam sau khi xếp hạng có vị thế khá tốt nhưng so với chuẩn quốc tế thì các vị thế này khơng thể so sánh được với những ngân hàng thương mại tương đương ở nước ngồi. Theo kết quả khảo sát do cơng ty Tư vấn Ernst & Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có tới 19 trong số 25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, chủ yếu là các nguyên tắc liên quan đển điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu.

Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát cũng như để tính các chỉ số CAMEL của các ngân hàng cịn chưa chính xác, cập nhật. Các chỉ số thống kê, chỉ số tài chính của nhiều ngân hàng cịn chưa phù hợp. Hệ thống thông tin giám sát từ hệ thống ngân hàng đến các cơ quan giám sát cịn chưa thơng suốt, chỉ tồn tại một chiều nguồn thông tin từ các ngân hàng đến các cơ quan giám sát.

Việc sử dụng chỉ số CAMEL trong việc giám sát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam còn nhiều bất cập đấy là việc hệ thống kế toán của Việt Nam chưa theo chuẩn hệ thống kế toán quốc tế. Điều này đã gây khó khăn trong việc xác định cũng như tính tốn các chỉ số khi các chỉ số CAMEL cần phải theo chuẩn mực quốc tế.

đánh giá hệ thống ngân hàng bởi hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thể thực hiện được theo các tiêu chí ấy, do chưa có số liệu tính tốn, chưa có các nghiệp vụ phát sinh hoặc có thể có nhưng các chỉ số khơng thể so sánh được với những ngân hàng có quy mơ tương đương ở nước ngoài.

Ủy ban chưa tạo dựng được sự phối hợp giữa hoạt động giám sát từ xa và giám sát tại chỗ, chưa đưa ra được quy trình giám sát hồn thiện.

Do chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban giám tài chính Quốc gia là tiến hành giám sát từ xa thị trường tài chính nên chưa có thể đi sâu vào từng ngân hàng cụ thể cũng như nội bộ của từng ngân hàng do đó nhóm chỉ số về năng lực cạnh tranh chưa được tính tốn, xây dựng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất khi sử dụng bộ chỉ số CAMEL trong việc đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam bởi năng lực của hệ thống quản lý là vô cùng quan trọng đối với hoạt động của từng ngân hàng, dựa vào năng lực chun mơn, trình độ mà họ có những quy chế hoạt động cũng như những chiến lược khác nhau cho từng ngân hàng của mình. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tự an tồn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng đó chính là hệ thống kiểm sốt nội bộ, là hệ thống MIS (hệ thống thơng tin quản lý). Các ngân hàng có hoạt động lành mạnh thì sẽ được thể hiện trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, và thông qua hệ thống MIS để Ban giám tốc của các ngân hàng biết và nắm rõ về bản thân, nội tại của ngân hàng mình từ đó đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.

2.4.2.4 Đánh giá của các tổ chức tài chính, tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các nhà đầu tư quốc tế.

Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Jaccar hay đánh giá của Fitch đã đưa ra những nhận định cũng như những lời khuyên đối với thị trường tài chính Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng nhằm nâng cao mức độ an toàn, giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng trước những khủng hoảng, khó khăn của thị trường.

Một phần của tài liệu sử dụng hệ thống chỉ số camel trong giám sát và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam tại ủy ban giám sát tài chính quốc gia (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w