Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình học tư tưởng hồ chí minh (Trang 28 - 29)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hộ

1. Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội

1. Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Việt Nam

Hồ Chí Minh tiếp thu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội, đã vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, đưa ra nhiều kiến giải mới nhằm bổ sung vào lý luận Mác - Lênin, phù hợp với thực tế Việt Nam.

Trước hết, Hồ Chí Minh luận giải sự ra đời và bản chất của chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Người cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Trên cơ sở một nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống, các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã hội. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giá trị thể hiện rất rõ trong nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh trước hết là ở chỗ, Người đến với chủ nghĩa xã hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để.

Hồ Chí Minh cịn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hóa, đã đưa văn hóa thâm nhập vào bên trong của chính trị và kinh tế, tạo nên một sự thống nhất biện chứng giữa văn hóa và chính trị, kinh tế, giữa các mục tiêu phát triển xã hội. Điều này cho thấy, ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội chính là một hình thái phát triển của văn hóa, một đỉnh cao của nền văn minh nhân loại. Do đó, q trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội lại càng phải gắn với văn hóa, và chỉ có đứng trên đỉnh cao của văn hóa, chủ nghĩa xã hội mới có thể phát triển theo đúng quy luật xã hội khách quan, phù hợp với tiến trình phát triển chung của nhân loại.

Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng: chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân,

trái lại, đề cao, tôn trọng con người cá nhân, các giá trị cá nhân, phát triển mọi năng lực

Một phần của tài liệu Giáo trình học tư tưởng hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)