Dựa vào sức mạnh của toàn dân

Một phần của tài liệu Giáo trình học tư tưởng hồ chí minh (Trang 119 - 121)

III. Phương hướng và một số nội dung vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp

b) Dựa vào sức mạnh của toàn dân

Dân là gốc của nước. Hồ Chí Minh đã phát triển quan điểm đó từ trong kho tàng tư tưởng và kinh nghiệm truyền thống của dân tộc ta cũng như của các bậc hiền triết, anh minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới hàng nghìn năm. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta coi đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo là động lực chủ yếu để phát triển đất nước.

Muốn củng cố và phát huy sức mạnh của toàn dân làm nên thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, cần phải chú ý những vấn đề sau đây:

Một là: Thường xuyên chăm lo xây dựng và phát triển nguồn lực con người.

Trong thời đại ngày nay, khi nhân loại đang dần bước vào kinh tế tri thức, lợi thế nhân

lực của một quốc gia không phải chỉ là số lượng đông mà quan trọng hơn cả là ở chất lượng dân số. ở Việt Nam, trong thời đại ngày nay, cần xây dựng và phát triển nguồn

nhân lực trên cơ sở:

- Bồi dưỡng tư tưởng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế chân chính. Đó là những người sống có lý tưởng, có hồi bão được cống hiến cho đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Có đạo đức, lối sống cách mạng trong sáng, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, khơng tham nhũng và mắc các tiêu cực khác.

- Đội ngũ nhân lực có trình độ cao. Trong đội ngũ này, có một đội ngũ cán bộ

chiến lược giỏi, vững vàng; một đội ngũ cán bộ quản lý với đầy đủ đức và tài; một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đáp ứng tốt mọi yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh gay gắt; một đội ngũ những người lao động nói chung có chất lượng cao.

Hai là: tiếp tục xây dựng và củng cố khối đại đồn kết tồn dân tộc. Hồ Chí

Minh là người sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất, là hiện thân của tình đồn kết keo sơn gắn bó giữa các cộng đồng người trên lãnh thổ Việt Nam. Đồn kết tạo thành sức mạnh vơ biên. Trong cuộc chiến lâu dài không kém phần oanh liệt chống lại những cái hư hỏng, lạc hậu để xây dựng xã hội mới tốt đẹp càng cần tới sự đồng tâm hiệp lực của khối đại đoàn kết toàn dân. Lịch sử nước nhà và lịch sử thế giới cho thấy rằng, thời kỳ nào dân tộc khơng đồn kết thì thời kỳ đó dân tộc khơng phát triển lên

được, thậm chí sẽ bị mất nước, bởi các thế lực ngoại bang xâm chiếm.

Ba là: Tôn trọng quyền làm chủ của dân. Xã hội càng phát triển thì trình độ dân

chủ của một xã hội càng cao. Dân phải được tơn trọng, phải phát huy được tính tích cực của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những mặt tích cực đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng đồng thời cũng có những mặt trái, làm trầm trọng thêm một số tiêu cực đã có trước đây và nảy sinh một số tiêu cực mới. Chẳng hạn: chạy theo đồng tiền; cá nhân chủ nghĩa nặng nề; thối hóa về

đạo đức, lối sống; tham nhũng; lãng phí; quan liêu; cửa quyền; nhất là vi phạm trắng

trợn quyền làm chủ của nhân dân, có nơi, có lúc rất nghiêm trọng dẫn đến lịng dân

khơng n. Hàng bao đời nay, dù trải qua nhiều biến đổi, cộng đồng dân cư trên đất

nước Việt Nam đã chung lưng đấu cật dựng nước và giữ nước. Mọi âm mưu và hành động, dù là nhỏ, làm tổn hại đến khối đại đồn kết tồn dân tộc đều là có tội đối với đất

nước, cần được lên án.

Bốn là: Dựa vào sức mạnh của dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dựa trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lấy chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; thực hiện tốt Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Sức quy tụ của nhân dân chỉ có hiệu quả khi được dựa trên tất cả cơ sở đó. Vấn đề này phải được

nhận thức sâu sắc đối với từng cá nhân và đối với cả các tổ chức trong hệ thống chính trị. Quyền tự do cá nhân cần được đặt trong khuôn khổ của ý thức, lợi ích cộng đồng, trong khuôn khổ chế định của luật pháp. Đó cũng là sự bảo đảm cho quyền con người trong xã hội ngày nay.

Năm là: Tạo điều kiện cho nhân dân làm trịn nghĩa vụ cơng dân. Quyền của dân

chỉ thật sự được bảo đảm khi người dân làm tốt nghĩa vụ cơng dân của mình đối với đất nước. Đây thuộc về trách nhiệm trước hết của mỗi công dân, đồng thời là trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình học tư tưởng hồ chí minh (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)