Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

Một phần của tài liệu Giáo trình học tư tưởng hồ chí minh (Trang 55 - 56)

II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đạ

b) Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng

tế trong sáng

Là nhà yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh đã triệt để phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc; đồng thời là nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng. Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh khơng mệt mỏi để củng cố và tăng cường tình đồn kết và hữu nghị giữa Việt Nam và các dân tộc khác đang đấu tranh cho mục tiêu chung là hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng: Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vơ sản. Tinh thần u nước chân chính khác hẳn với tinh thần "vị quốc" của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế.

Kẻ thù của các dân tộc và cách mạng thế giới hiểu rõ sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, vì vậy, để áp đặt và duy trì được ách thống trị của chúng

đối với các thuộc địa, chúng đã ra sức chia rẽ các dân tộc, truyền bá tư tưởng của chủ

nghĩa chủng tộc, khuyến khích thói kỳ thị màu da, kích động chủ nghĩa dân tộc cực

đoan... Hồ Chí Minh đã chứng kiến sự thối nát đó của chủ nghĩa thực dân khi cịn ở

trong nước cũng như khi đi tìm đường cứu nước, song Người cũng đã chứng kiến về sự chan hòa giữa các dân tộc, các chủng tộc khi đến Liên Xơ năm 1923. Người rất phấn khởi nhìn thấy ở Trường Đại học phương Đơng hình ảnh đại đồn kết giữa các dân tộc

đủ màu da:

"Rằng đây bốn biển một nhà.

Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em".

1. Sđd, t.9, tr. 315-316.

Hồ Chí Minh là người có đóng góp lớn vào lý luận Mác- Lênin về kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Luận điểm coi chủ nghĩa đế quốc là "con đỉa hai vòi", coi liên minh các dân tộc ở phương Đông là một trong những cái cánh cách mạng vô sản", khẳng định chủ nghĩa cộng sản có thể áp dụng được ở phương Đơng, cách mạng giải phóng dân tộc ở

thuộc địa có thể thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc,... là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh.

Đề cao sự giúp đỡ quốc tế với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đồng thời

nhấn mạnh trách nhiệm của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Khi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có sự chia rẽ, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã hoạt động khơng mệt mỏi để mong góp phần khơi phục sự đồn kết quốc tế trên cơ sở những

nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản, có lý, có tình. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, từ đại đồn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế; đại đoàn kết dân tộc đúng đắn là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế trong

sáng. Đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất n-

ước, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản đòi hỏi phải đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa sô vanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác. Chúng ta khơng chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình

mà cịn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ lợi ích sống cịn của dân tộc mình mà cịn vì những mục tiêu cao cả của thời đại: hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình học tư tưởng hồ chí minh (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)