Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung (Trang 74 - 102)

5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH chè Hoài Trung

2.3.1. Kết quả đạt được

Công ty TNHH chè Hoài Trung là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất chè. Trong những năm đầu thành lập Công ty đã gặp nhiều khó khăn về tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các nhân viên trong Công ty cũng như sự ham học hỏi của Ban lãnh đạo Công ty, Công ty đã ngày càng phát triển và nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất chè. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã không ngừng khai thác những lợi thế có sẵn của mình như thị trường hoạt động rộng khắp, đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm, khai thác triệt để ưu thế gần vùng nguyên liệu.

Công ty đã thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước, luôn bảo toàn sử dụng và phát triển vốn có hiệu quả, nộp ngân sách đầy đủ và đúng quy định của cơ quan thuế.

Doanh nghiệp đã có sự đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại một cách hợp lý, kịp thời, đẩy nhanh sức sản xuất của doanh nghiệp lên cao, để tối đa hóa lợi nhuận.

Công tác bảo quản và sử dụng vật liệu cũng được thực hiện một cách hợp lý thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổ chức và kinh tế.

Tài sản của Công ty từ năm 2011 đến năm 2012 giảm đi, nhưng tới năm 2013 đã có sự tăng lên. Mặt khác, trong cơ cấu hình thành tài sản, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu cao, tỷ trọng các khoản nợ dài hạn rất ít thậm chí không có thể hiện tình hình tài chính lành mạnh của Công ty.

Bảng 2.12. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH chè Hoài Trung

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ ngắn hạn 40.240.350.56

3 29.971.270.075 27.915.011.499

Vốn chủ sở hữu 9.676.757.087 9.639.776.608 9.673.238.789 Tổng nguồn vốn

49.917.098.650 39.476.046.683 37.453.250.288

(Nguồn: Công ty TNHH chè Hoài Trung)

Công ty không có các khoản nợ dài hạn. Bên cạnh đó những năm qua, tài sản ngắn hạn của Công ty luôn đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn thể hiện ở vốn lưu động ròn luôn lớn hơn 0, mặc dù tỉ lệ này còn thấp. Doanh nghiệp vẫn đáp ứng được khả năng thanh toán cho các khoản nợ.

Bảng 2.13. Vốn ngắn hạn ròng tại Công ty TNHH chè Hoài Trung

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản ngắn hạn 44.020.686.529 34.463.552.537 33.169.941.204 Nợ ngắn hạn 40.240.350.563 29.971.270.075 27.915.011.499 Vốn ngắn hạn ròng 3.780.335.966 4.492.282.462 5.254.929.705

(Nguồn: Công ty TNHH chè Hoài Trung)

Đối với TSCĐ, Công ty đã không ngừng khai thác năng lực của máy móc thiết bị. Đồng thời tiến hành trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài Chính nhằm chuyển dịch từng phần giá trị của TSCĐ vào chi phí và tạo lập quỹ để bù đắp hao mòn. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện thanh lý một số tài sản cố định lạc hậu, đầu tư thêm máy móc, thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp.

Hệ số sinh lợi tài sản có xu hướng tăng nhẹ. Đó là dấu hiệu tốt.

Trong hoạt động tài trợ cho tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao. Công ty có sự tự chủ về mặt tài chính cao.

Công ty có quy mô vừa, các xí nghiệp, nhà máy tập trung ở một địa điểm làm cho việc quản lý sử dụng tài sản phát huy được hiệu quả hơn.

Trong thời gian qua, Công ty đã đạt một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế mà Công ty cần khắc phục để đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.2. Hạn chế của Công ty và nguyên nhân2.3.2.1. Những hạn chế 2.3.2.1. Những hạn chế

Qua việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty trong thời gian qua cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty từ năm 2011 đến 2012 giảm. Tới năm 2013 đã có sự phục hồi nhưng vẫn thấp hơn năm 2011 rất nhiều. Mặt khác, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty vẫn còn thấp so với mục tiêu đặt ra.

Quá trình đánh giá lại tài sản của Công ty không nhiều, thậm chí không có công tác đánh giá lại, điều này làm cho việc xác định mức khấu hao nhằm hạch toán và tính giá thành sản phẩm chưa được chính xác.

Công tác thu hồi công nợ chưa có hiệu quả cao, số vốn bị chiếm dụng nhiều trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng chiếm trên 40% trong trong các khoản phải thu năm 2011, 2012, nó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi cơ hội sử dụng số tiền đó vào hoạt động kinh doanh, đấy là cũng chưa kể đến rủi ro có thể xảy ra cho Công ty từ các khoản vốn bị chiếm dụng này. Tới năm 2013 đã có tiến triển tốt phải thu khách hàng chỉ chiếm hơn 19% .

Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng cao và đang có xu hướng tăng.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết.

Đó cũng chính là cơ sở để Công ty tăng khả năng cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trường hiện nay.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Thị trường trong giai đoạn vừa qua có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cả hàng hóa tăng giảm bất thường. Việc huy động vốn khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng tới hoạt đọng của Công ty.

Cạnh tranh khốc liệt trong ngành chè làm cho doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn nhất định.

Nguyên nhân chủ quan:

Năng lực quản lý còn bị hạn chế:

Công tác thu hồi công nợ: Công ty chưa có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng nhanh chóng nên tài sản lưu động bị ứ đọng ở khau này chiếm tỷ trọng cao và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty. Mặt khác, do công tác sàng lọc và quản lý khách hàng chưa thực sự hiệu quả.

Dự trữ nguyên vật liệu và hàng tồn kho: hàng tồn kho có xu hướng tăng, năm 2011 là 35,55% nhưng tới năm 2012 hàng tồn kho tăng nhẹ 11,75% so với năm 2011. Tới năm 2013, hàng tồn kho tăng mạnh chiếm 70,12% tăng tới 22,82% so với năm 2012. Trong khi doanh thu thuần giảm và không cao. Điều này gớp phần làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là do tình hình lập đơn đặt hàng đôi khi không sát thực tế, có trường hợp dư thừa nhiều so với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, một số nguyên vật liệu mua về kho đủ tiêu chuẩn chất lượng, giá cả còn cao. Công ty chưa có định mức dự trữ và tiêu hao khiến việc quản lý hàng tồn khoc chưa khoa học. Bên cạnh đó thị trường nguyên vật liệu đầu vào biến động thường xuyên làm cho công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn.

Là một doanh nghiệp sản xuất TSCĐH là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phần lớn TSCĐHH đều không còn mới, năng suất không cao, giá trị còn lại nhỏ so với nguyên giá. Điều này dẫn tới chất lương TSCĐ ngày càng giảm làm tăng chi phí nguyên vật liệu và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng trong quá trình hoạt động dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Đây là một trong những nguyên nhân làm giá vốn hàng bán và dịch vụ của Công ty khá cao sao với các công ty khác cùng ngành.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để quản lý góp phần làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty không cao.

Kết luận: Thông qua việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung cho thấy thực trạng sử dụng tài sản của Công ty: thực trạng sử dụng tài sản ngắn hạn, thực trạng sử dụng tài sản dài hạn. Qua đây thấy được những thành tựu công ty đạt được:

- Có sự đầu tư máy móc thiết bị mới

- Hệ số sinh lợi trên tổng tài sản có sự tăng nhẹ.

- Công tác bảo quản và sử dụng vật liệu được thực hiện một cách hợp lý Bên cạnh những thành tựu đạt được Công ty vẫn còn nhiều hạn chế: - Công tác thu hồi nợ chưa có hiệu quả cao, số vốn bị chiếm dụng nhiều. - Cơ cấu tài sản còn chưa cân đối: vốn chủ sở hữu quá nhiều, vốn vay ít. Chưa tận dụng được nguồn vốn vay để phát triển Công ty.

- Quản lý tài sản chưa được hiệu quả cao.

Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần phải hoàn thiện và có những giải pháp thiết thực hơn.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY TNHH CHÈ HOÀI TRUNG

3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH chè Hoài Trung

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải nắm giữ được thị phần cho dù là ít hay nhiều doanh nghiệp đó phải có khả năng cạnh tranh. Như vậy làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó sẽ lựa chọn các chiến lược khác nhau phục vụ cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

Những phương hướng hoạt động cho mục tiêu của Công ty như sau: - Giữ vững và phát triển thị trường, tăng doanh thu thiêu thụ sản phẩm.

- Tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.

- Công ty sẽ đẩy mạnh mục tiêu xây dựng và chiếm lĩnh thị trường: Xây dựng thêm cửa hàng trên địa điểm thuận lợi, không chỉ cho doanh nghiệp mà cho cả khách hàng, để giảm bớt tiền công vận chuyển cho khách hàng, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý điều hành, lập thêm phòng quản lý sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục đầu tư vào dây chuyền sản xuất của Công ty, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng để làm nên được thành công và tạo ra vị thế của Công ty trên thị trường.

- Tăng cường hoạt động hạch toán kế toán sản xuất của Công ty. Nó đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh doanh.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH chè Hoài Trung chè Hoài Trung

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 3.2.1.1. Kế hoạch tài sản ngắn hạn

Hàng năm, Công ty đều xây dựng kế hoạch tài sản ngắn hạn tương đối rõ ràng nhưng vấn đề ở chỗ thiếu sự giải trình chi tiết trong nhiều khoản mục doa vậy làm giảm tính thực tiễn của bản kế hoạch. Bước đầu tiên trong kế hoạch tài sản ngắn hạn là phải xác định nhu cầu tài sản ngắn hạn cho năm tiếp theo.

Trong kế hoạch của Công ty, nhu cầu tài sản lưu động được xác định như sau:

Bước 1: Công ty tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng ký kết cho năm tới. Như vậy, việc xác định những chỉ tiêu này là tương đối chính xác và hợp lý.

Bước 2: Công ty dự kiến vòng quay tài sản ngắn hạn trong năm tới trên cơ sở hoạt động của năm trước và triển vọng phát triển của Công ty.

Bước 3: Tài sản ngắn hạn bình quân là bình quân số học tài sản ngắn hạn có ở đầu kỳ và cuối kỳ.

Giải pháp này sẽ giúp Công ty có kế hoạch mang tính thực tiễn cao, xác định được mục tiêu phát triển của Công ty.

3.2.1.2. Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu và hàng tồn kho

- Nguyên vật liệu: Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư chi phí cho mỗi kỳ nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, từ đó có kế hoạch giao cho các phòng sản xuất điều đó sẽ giúp Công ty tiết kiệm vật tư, hạn chế mất mát lãng phí vật tư. Vật tư mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật sản xuất, hạn chế tình trạng vật tư kém chất lượng vật tư, gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

- Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó xác định mức tiêu hao vật liệu cho toàn Công ty nằm kiểm soát định mức tiêu hao một cách hiệu quả toàn diện, đồng thời kiểm soát được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Việc đư a ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần đi kèm với cơ chế tiền lương phù hợp để thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong Công ty tăng cường tiết kiệm, nỗ lực, tìm tòi và phát huy sáng kiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý.

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần được thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng.

- Công ty cần có những biện pháp hợp lý để giảm bớt hàng tồn kho:

Vào những giai đoạn kinh tế khó khăn, sức mua giảm mạnh, nguồn vốn eo hẹp còn hàng tồn kho thì mỗi lúc một tăng. Điều này sẽ làm Công ty phải lao đao với vòng luẩn quẩn: hàng tồn kho - thiếu vốn - vay vốn để sản xuất - lại tạo ra hàng tồn kho. Công ty cần có những biện pháp thích hợp để giảm bớt hàng tồn kho mà không ảnh hưởng tới việc thắt chặt chính sách tín dụng.

Bán sản phẩm vào thị trường mới: Đưa sản phẩm đi tiêu thụ ở vùng khác hoặc xuất khẩu cũng là một giải pháp hữu hiệu trong tình trạng tồn hàng hiện nay.

Còn về lâu dài, thì công ty cần đưa ra chiến lược rõ ràng để tránh tình trạng hàng tồn kho. Công ty có thể áp dụng phương pháp JIT (just in time) operation (phương pháp cùng một lúc) để công ty hoàn toàn không phải lo nghĩ đến hàng tồn kho. Vì là sản xuất sản phẩm chè, quy trình sản xuất nhanh, thời gian tồn kho không được lâu do chè để lâu sẽ mất mùi nên công ty hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp JIT. Theo phương pháp này thì khi người bán vừa bán hết số lượng sản phẩm trong ngày, thì người sản xuất cũng làm ra sản phẩm để đảm bảo bán hết trong ngày tiếp theo. Khi quá trình tiêu thụ sản phẩm bắt đầu chậm,

thì bên bán sẽ báo cho bên sản xuất làm ra ít sản phẩm hơn, và điều này tạo đảm bảo tất cả hàng làm ra đều được tiêu thụ hết trong ngày.

Để làm được điều này, cần có một sự liên lạc vững mạnh giữa bên bán và bên sản xuất, cũng như sự vận chuyển hàng hóa cần phải đảm bảo diễn ra thông suốt và đúng lúc.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty3.2.2.1. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ 3.2.2.1. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của Công ty. Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn đầu tư dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tàu chính của Công ty. Do vậy, quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần được phân tích kỹ lưỡng. Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hóa đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại tài sản cố định phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất của

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH chè Hoài Trung (Trang 74 - 102)