5. Kết cấu của chuyên đề tốt nghiệp
3.2.1.2. Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu và hàng tồn kho
- Nguyên vật liệu: Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư chi phí cho mỗi kỳ nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, từ đó có kế hoạch giao cho các phòng sản xuất điều đó sẽ giúp Công ty tiết kiệm vật tư, hạn chế mất mát lãng phí vật tư. Vật tư mua về phải được kiểm tra chất lượng theo đúng kỹ thuật sản xuất, hạn chế tình trạng vật tư kém chất lượng vật tư, gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
- Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty, từ đó xác định mức tiêu hao vật liệu cho toàn Công ty nằm kiểm soát định mức tiêu hao một cách hiệu quả toàn diện, đồng thời kiểm soát được chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Việc đư a ra định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần đi kèm với cơ chế tiền lương phù hợp để thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong Công ty tăng cường tiết kiệm, nỗ lực, tìm tòi và phát huy sáng kiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả quản lý.
Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần được thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng.
- Công ty cần có những biện pháp hợp lý để giảm bớt hàng tồn kho:
Vào những giai đoạn kinh tế khó khăn, sức mua giảm mạnh, nguồn vốn eo hẹp còn hàng tồn kho thì mỗi lúc một tăng. Điều này sẽ làm Công ty phải lao đao với vòng luẩn quẩn: hàng tồn kho - thiếu vốn - vay vốn để sản xuất - lại tạo ra hàng tồn kho. Công ty cần có những biện pháp thích hợp để giảm bớt hàng tồn kho mà không ảnh hưởng tới việc thắt chặt chính sách tín dụng.
Bán sản phẩm vào thị trường mới: Đưa sản phẩm đi tiêu thụ ở vùng khác hoặc xuất khẩu cũng là một giải pháp hữu hiệu trong tình trạng tồn hàng hiện nay.
Còn về lâu dài, thì công ty cần đưa ra chiến lược rõ ràng để tránh tình trạng hàng tồn kho. Công ty có thể áp dụng phương pháp JIT (just in time) operation (phương pháp cùng một lúc) để công ty hoàn toàn không phải lo nghĩ đến hàng tồn kho. Vì là sản xuất sản phẩm chè, quy trình sản xuất nhanh, thời gian tồn kho không được lâu do chè để lâu sẽ mất mùi nên công ty hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp JIT. Theo phương pháp này thì khi người bán vừa bán hết số lượng sản phẩm trong ngày, thì người sản xuất cũng làm ra sản phẩm để đảm bảo bán hết trong ngày tiếp theo. Khi quá trình tiêu thụ sản phẩm bắt đầu chậm,
thì bên bán sẽ báo cho bên sản xuất làm ra ít sản phẩm hơn, và điều này tạo đảm bảo tất cả hàng làm ra đều được tiêu thụ hết trong ngày.
Để làm được điều này, cần có một sự liên lạc vững mạnh giữa bên bán và bên sản xuất, cũng như sự vận chuyển hàng hóa cần phải đảm bảo diễn ra thông suốt và đúng lúc.