Hình 5 : Đồ thị doanh số cho vay hạn và trung hạn
Hình 5a thị doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành nghề
4.2.2.1 Doanh số cho vay trồng trọt
Huyện Cao Lãnh là một huyện có diện tích đất nơng nghiệp rộng, nên phần lớn người dân sinh sống bằng nghề nông chủ yếu là trồng lúa ngồi ra cịn phát triển trồng cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Cho nên nhu cầu vốn để sản xuất của người dân đối với ngành nghề này khá cao, chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay trồng trọt đạt 174.274 triệu đồng tăng 6.701 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ 4%. Sang năm 2008, toàn thể cán bộ Ngân hàng đã tích cực thực hiện chủ trương mở rộng lĩnh vực cho vay đối với lĩnh vực trồng trọt nên doanh số cho vay tiếp tục tăng so với năm 2007 đạt 188.277 triệu đồng tăng 14.003 triệu đồng với tốc độ 8,04%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngành trồng trọt tăng qua các năm do môi trường sản xuất thuận lợi, giá cả đầu ra ổn định ở mức cao, thời tiết khá tốt cho cây trồng phát triển, thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng. Người sản xuất có lãi cao cho nên người dân tận dụng cơ hội tăng vụ trên diện tích gieo trồng, tiếp tục đầu tư cho sản xuất mở rộng quy mơ lớn hơn. Bên cạnh đó do chuyển dịch cơ cấu cây trồng người dân tiếp cận được khoa học kỹ thuật, giống cây trồng mới như chương trình IPM, 3 giảm 3 tăng, sản xuất lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Từ đó người dân cần một
lượng vốn vay nhất định để đầu tư cho dự án của mình, vì vậy mà nhu cầu vốn vay ngày càng tăng lên.
4.2.2.2 Doanh số cho vay chăn nuôi
Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt thường di kết hợp với chăn nuôi theo mơ hình khép kính hổ trợ nhau như VAC, ni trồng thủy sản trên ruộng lúa đã tạo công ăn việc làm và tăng nguồn thu nhập đáng kể cho người dân đưa dần đời sống được khá hơn. Mặt dù, doanh số cho vay ngành chăn nuôi thấp hơn so với ngành trồng trọt nhưng có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 6.598 triệu đồng tăng 4.359 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 194,69%. Sang năm 2008 doanh số cho vay đạt 24.169 triệu đồng tăng 17.571 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng rất nhanh là 266.31%. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng và biến động mạnh là do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm người dân chuyển mục đích chăn ni gia cầm sang chăn ni con khác. Mặt khác, do nhu cầu phục vụ nguyên liệu cho xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng và giá cả các mặt hàng này ngày càng cao nên người dân đầu tư vào chăn nuôi nhiều hơn làm cho nhu cầu vốn tăng mạnh. Vì thế, doanh số cho vay ngành chăn nuôi cũng tăng dần theo với tốc độ rất nhanh.
4.2.2.3 Doanh số cho vay kinh doanh - dịch vụ
Đây là lĩnh vực mà doanh số cho vay tương đối cao hơn so với doanh số cho vay ngành chăn nuôi và tăng đều qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 20.212 triệu đồng tăng 6.402 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 46,3%. Năm 2008 doanh số cho vay đạt 27.070 triệu đồng tăng 6.858 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng là 33,93%. Nguyên doanh số cho vay lĩnh vực này tăng dần qua các năm là do kinh tế huyện phát triển, đời sống kinh tế người dân ngày càng khá hơn, mức sống được nâng cao. Do đó hoạt động kinh doanh cũng theo đó ngày càng phát triển hơn để đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân, khi mức sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí củng từ đó mà tăng lên làm xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy mà doanh số cho vay kinh doanh dịch vụ tăng dần theo.
4.2.2.4 Doanh số cho vay đối tượng khác
Ở loại hình cho vay đối tượng này Ngân hàng chỉ tập trung vào các lĩnh vực như: cầm đồ, đời sống, khắc phục lũ lụt,...Năm 2007 doanh số cho vay đạt 5.157 triệu đồng tăng 2.172 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng 72,77%, đầu năm 2008 doanh số đạt 2.175 triệu đồng giảm 2.982 triệu đồng tốc độ giảm 57,82%. Đây là nguồn vốn cho vay đáp ứng nhu cầu tức thời, đối phó với tình hình đột xuất nên doanh số biến động thất thường.
Đối với cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề nơng thơn cịn hạn chế, một mặt do các khu cụm công nghiệp phát triển chậm, tiểu thủ cơng nghiệp mang tính đặt trưng nhỏ lẻ nên việc đầu tư kinh tế hợp tác khơng có tổ chức kinh tế nào đứng ra ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm dẫn đến hiệu quả không cao, một mặt do tín dụng chưa thâm nhập sâu vào loại hình này.
4.2.3. Doanh số cho vay trung hạn phân theo ngành nghề
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CHI NHÁNH NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền %
Cải tạo vườn, đê bao 4.331 4.632 2.650 301 6,95 (1.982) (42,79) Máy móc, thiết bị 1.267 1.919 2.337 652 51,46 418 21,78 Cho vay đời sống 21.730 22.600 18.480 870 4 (4.120) (18,23) CBCNV 5.914 6.057 15.051 143 2,42 8.994 148,49 XKLĐ - 592 2.569 592 - 1.977 333,95
Tổng DSCV 33.242 35.800 41.087 2.558 7,70 5.287 14,77
(Nguồn: Phịng kế tốn)
CBCNV: Cán bộ công nhân viên XKLĐ: Xuất khẩu lao động DSCV: Doanh số cho vay
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số t
iền
Cải tạo vườn, đê bao Máy móc, thiết bị Cho vay đời sống CBCNV
XKLĐ Tổng DSCV