Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ sinh viên biết tật khúc xạ là bệnh mắt hay gặp nhất chiếm 75,7%. Tiếp đó là đỏ mắt chiếm 58,2%, bệnh ở mi mắt chiếm 25,4%, mờ mắt chiếm 18,9%, và chỉ có 9,6% trả lời chấn thương là bệnh mắt thường gặp. Đã là học sinh không ai không biết về tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng, bởi loại bệnh mắt này gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên,
30
đến nỗi có hẳn tên gọi là “cận thị học đường”. Điều tra của Trần Đăng Chương và PơLong Thị Thơm năm 2001 ở đối tượng sinh viên Đại học Huế đến khám mắt nhận biết tật khúc xạ cận thị và viễn thị chiếm 49,1% [7].Đỏ mắt chiếm một tỷ lệ nhận biết là 58,2%, loại bệnh này gặp nhiều trong thực tế (tỷ lệ bệnh nhân đến khám mắt tại phòng khám mắt do viêm kết mạc chiếm 35,53% theo nghiên cứu của Hoàng Thị Anh Thư [20]) và được quan sát thấy rõ, đôi khi còn trở thành những vụ dịch viêm kết mạc, cũng nghiên cứu của hai tác giả Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm, tỷ lệ nhận biết bệnh đỏ mắt chiếm 68,18% [7].
4.2.7. Bệnh mắt có lây lan không
Có 270 sinh viên trả lời bệnh mắt có lây lan chiếm tỷ lệ cao 97,8%.( bảng 3.11), như trên đã nêu, tỷ lệ sinh viên nhận biết bệnh đỏ mắt hay còn gọi là viêm kết mạc là bệnh thường gặp chiếm 58,2%, và lý do là loại bệnh dễ quan sát được, dễ gặp đối với từng cá nhân và có thể thành những vụ dịch nên tỷ lệ nhận thức về tính chất lây lan của bệnh chiếm tỷ lệ cao là hợp lý. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhạn cho thấy nhận thức về tính chất lây của bệnh mắt hột chiếm 89,25% và Trần Đăng Chương, Pơlong Thị Thơm nhận thức về tính chất lây lan của bệnh đỏ mắt chiếm 99% [7],[16]. Điều này quan trọng vì khi nhận thức được tính chất lây lan của bệnh, các em sẽ có ý thức phòng tránh sự lây lan đó.
Về đường lây lan của bệnh mắt số sinh viên cho rằng bệnh mắt lây chủ yếu qua đường dùng chung khăn mặt là 91,4%, đây có lẽ là tác dụng của các bài học ở trường phổ thông , tác giả Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm cũng cho thấy tỷ lệ này chiếm cao nhất 87,27% [7]. Tuy vậy còn có lây lan qua tiếp xúc tay - mắt chiếm 23,9% , cũng như nghiên cứu trên tỷ lệ này là 20,00% và có 17,1% trong nghiên cứu của chúng tôi cho rằng đường lây bệnh mắt là qua không khí, đây là một nhận thức không chính xác mà có lẽ do các
31
em suy đoán ra, tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trần Đăng Chương và Pơlong Thị Thơm là 13,64% [7].
Bảng 3.13 cho thấy số sinh viên trả lời trong các bệnh mắt có thể lây thì bệnh mắt hột chiếm tỷ lệ cao nhất 70,4%, điều này có thể giải thích được đó là tác dụng của các bài học trong trường phổ thông, ngay từ cấp Tiểu học đã có bài học về các bệnh có liên quan đến vệ sinh trong đó có bệnh mắt hột và giun sán [8]. Tiếp đó là loại bệnh đỏ mắt hay lây chiếm 55,7%, tương ứng với nhận biết của sinh viên bệnh đỏ mắt là bệnh mắt thường gặp chiếm 58,2% ( bảng 3.10). Bên cạnh đó còn có 20,7% cho rằng loại bệnh chắp, mụt lẹo là bệnh mắt có thể lây, có lẽ đây là sự ngộ nhận của các em vì thấy có nhiều người mắc, đôi khi trong một gia đình, hoặc thấy ở một số người chắp và mụt lẹo có thể xảy ra liên tiếp hoặc tái phát, bởi vì chắp, mụt lẹo là loại bệnh lý mi mắt gặp tương đối cao. Một nghiên cứu năm 2005 của Nguyễn Thế Thành tại Bệnh viện Trường Đại học Y Huế cho thấy tỷ lệ bệnh lý chắp, mụt lẹo chiếm 50,82% trong số các bệnh lý ở mi mắt. Theo Phan Văn Thọ và Lê Văn Toát tỷ lệ này là 18,62%. [19],[21].
4.3. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH 4.3.1. Nhận thức về khả năng phòng bệnh mắt 4.3.1. Nhận thức về khả năng phòng bệnh mắt
Có 98,6% ý kiến cho rằng bệnh mắt có thể phòng tránh được theo kết quả bảng 3.14. Như trên đã nêu, có 97,8% sinh viên nhận biết bệnh mắt có thể lây lan ( bảng 3.11) nên tỷ lệ ý kiến có thể phòng tránh được rất cao là hợp lý. Từ đó bảng 15 cho thấy số sinh viên có nhận thức về cách phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh cá nhân là cao nhất chiếm tỷ lệ 82,9%, đây là một kết quả tốt đối với nhận thức của lớp trẻ, các em được giáo dục thường xuyên ở những năm học phổ thông, có điều kiện được tiếp xúc với các phương tiện như tivi, đài, sách báo và quan trọng là vấn đề vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch cho cộng đồng ngày càng tốt hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
32
Nhạn (2000) cũng cho rằng để phòng bệnh mắt hột và đỏ mắt nên giữ vệ sinh chiếm 92% [16]. Tỷ lệ phòng bệnh bằng sử dụng nước sạch chiếm khá cao 55,4%, đây thực ra cũng là vấn đề vệ sinh nói chung. Còn có 31,1% số sinh viên cho rằng nên dùng biện pháp đeo kính bảo hộ để phòng bệnh. Nghiên cứu của Trần Đăng Chương, Pơlong Thị Thơm tỷ lệ này là 1,82% thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi [7].
4.3.2. Xử lý khi bị vật bay vào mắt
Dị vật bay vào mắt là một tình trạng thường gặp khi sinh hoạt vui chơi, đi đường hoặc trong một số ngành nghề đặc trưng như thợ tiện, thợ xây…, dị vật có thể ở kết mạc hoặc giác mạc và tuỳ vào thái độ xử trí của người bệnh mà dị vật trôi ra hay mắc chặt vào tổ chức để gây những hậu quả đôi khi nặng nề. Một nghiên cứu năm 2005 của tác giả Hoàng Thị Anh Thư ở bệnh nhân đến khám mắt tại Bệnh viện Trường Đại học Y Huế tỷ lệ dị vật kết mạc chiếm 1,86% [20], đó mới chỉ là số bệnh nhân đến phòng khám sau khi đã thử lấy, day, thổi mà dị vật không thể ra được. Bảng 3.16 cho thấy số sinh viên được khảo sát cho rằng khi có dị vật bay vào mắt, không cần dùng thuốc hay biện pháp gì chiếm 70,7%, trên thực tế khi dị vật bay vào mắt, đa số sẽ theo dòng chảy của nước mắt để trôi ra ngoài, trừ những trường hợp dị vật ở giác mạc và người bệnh day, hoặc dụi mắt tạo điều kiện cho dị vật bám chặt vào giác mạc. Ý kiến mua thuốc điểm mắt chiếm 30,4%, đây cũng là một phương pháp tốt để nhờ lượng thuốc nước điểm mắt đẩy trôi dị vật ra, đồng thời cũng có tác dụng sát trùng cho mắt. Tuy vậy còn có 12.9% cho rằng cần dụi mắt hoặc thổi cho dị vật bay ra, điều này là không nên vì khi dụi như vậy có thể làm cho dị vật bám chặt hơn vào tổ chức kết mạc hoặc giác mạc, hơn nữa dị vật có thể làm trầy xước giác mạc trên cơ sở đó có thể gây viêm và loét giác mạc. Một nghiên cứu của Lê Phước Quang Huy năm 2006 về tình hình viêm loét
33
giác mạc điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Huế cho thấy có viêm loét giác mạc do chấn thương mà chủ yếu là do dị vật bắn vào mắt [11].
4.3.3. Xử lý khi bị đỏ mắt
Bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ sinh viên hiểu rằng khi bị đỏ mắt phải đến phòng khám chuyên khoa về mắt chiếm 90,4%. Đây là điều đáng mừng vì trình độ nhận thức về bệnh tật cũng như sự tin tưởng của cộng đồng nhất là lớp trẻ đang ngày càng nâng cao, khi bị bệnh tật họ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để điều trị, như vậy sẽ giảm bớt tình trạng điều trị không đúng cách để lại hậu quả nặng nề về chức năng thị giác. Còn số sinh viên cho rằng khi bị đỏ mắt không cần dùng thuốc là 2,5%. Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Trần Đăng Chương, Pơlong Thị Thơm là 74,55% đến bệnh viện, còn lại đến trạm xá, không có trường hợp nào có ý kiến tự điều trị hay không điều trị. [7]
34
KẾT LUẬN
Qua khảo sát nhận thức về bệnh mắt thông thường ở 280 sinh viên năm thứ nhất bác sĩ đa khoa hệ chính qui của Trường Đại học Y Dược Huế, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
1. Nhận thức về mắt
Công dụng của mắt: 99,3% để nhìn; 10,8% để thẩm mỹ và 55,7% gồm cả hai công dụng.
Cấu tạo của mắt: nhãn cầu chiếm 83,2%; mi mắt, hốc mắt chiếm 65%; thần kinh thị giác chiếm 54,1% và cả ba thành phần chiếm 24,6%.
Bộ phận của mắt dễ bị tổn thương: Giác mạc chiếm 68,6%; kết mạc 35,7% và mi mắt 8,8%.
Có 98,2% được nghe nói về bệnh mắt thông thường , nghe qua phương tiện thông tin đại chúng 72,1%; qua bài học ở trường 58,6%; qua những người xung quanh 45,4% và 29,6% qua cán bộ y tế.
Bệnh mắt thông thường hay gặp: tật khúc xạ 75,7%; đỏ mắt 58,2%; mi mắt 25,4%; mờ mắt 18,9% và chấn thương mắt 9,6%.
Bệnh mắt có tính chất lây lan chiếm 97,8%; qua đường dùng chung khăn 91,4%
Bệnh mắt có khả năng lây lan cao: mắt hột chiếm 70,4%; đỏ mắt 55,7%.
2. Cách phòng chống
Bệnh mắt có thể phòng tránh được chiếm 98,6%.
Phòng bệnh mắt bằng biện pháp: vệ sinh: 82,9%; sử dụng nước sạch 55,4% và đeo kính bảo vệ 31,1%.
Khi bị dị vật vào mắt: không xử trí gì chiếm 70,7%; mua thuốc điểm 30,4% và day, dụi, thổi ra 12,9%.
35
KIẾN NGHỊ
Mắt là một trong 5 giác quan của con người, vì vậy để phòng tránh các bệnh về mắt thông thường đòi hỏi cộng đồng nói chung và từng lớp học sinh, sinh viên nói riêng cần có một ý thức để phòng bệnh
- Đối với nhà trường: Cần có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, truyền thanh, báo chí trung ương và địa phương…), cần phổ biến cho học sinh, sinh viên hiểu rõ những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về tác hại, cách phòng tránh các bệnh về mắt thông thường.
- Đối với học sinh: Cán bộ y tế học đường lập kế hoạch tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường để lên lịch một tuần có hai giờ thảo luận lớp nhằm thông qua các nội dung tuyên truyền: Pano, áp phích, tranh ảnh, băng đĩa video…để học sinh nhận ra một số nguy hiểm có thể dẫn đến mù loà, ở trường, trên đường đi, trong cộng đồng của các em. Giúp cho học sinh, sinh viên hiểu nguyên nhân và tác hại của bệnh về mắt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn mắt Trường Đại học Y Dược Huế (2007), “Giáo trình nhãn
khoa”, NXB Y học
2. Bộ môn mắt-Trường Đại học Y Hà Nội (1998), Thực hành nhãn
khoa, NXB Y học.
3. Bộ môn mắt- Trường Đại học Y Hà Nội (1994), Bài giảng lâm sàng
nhãn khoa, XN In Trẻ Hà nội.
4. Phạm Như Bách (1996), “Cận thị và phương pháp điều chỉnh”, Thuốc và sức khoẻ, số 78.
5. Hoàng Ngọc Chương và cộng sự (2008), "Nghiên cứu thực trạng,
đề xuất giải pháp phòng ngừa và triển khai thí điểm một số giải pháp can thiệp làm giảm nhẹ hậu quả của các bệnh tật học đường “, Đề tài cấp Tỉnh. 6. Hoàng Ngọc Chương và cộng sự (2000), Khảo sát tình hình thị lực và
tật khúc xạ của học sinh ở một số trường trung học cơ sở Thành phố Huế, Đề tài cấp Bộ.
7. Trần Đăng Chương-Pơ long Thị Thơm (2001), “Tình hình bệnh mắt của sinh viên đến khám tại Trung tâm Nghiên cứu Y học lâm sàng, trường Đại học Y khoa Huế”, Tiểu luận tốt nghiệp chuyên tu 3.
8. Nguyễn Thị Chưng- Võ Thành Hùng (2005), “Tình hình bệnh mắt của học sinh trường THCS Phước Vình, thành phố Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa.
9. PGS, TS Phan Dẫn và cộng sự (2000), “Các bệnh mắt thông thường”, NXB Y học.
10.PGS, TS Phan Dẫn và, cộng sự (2000), “Chăm sóc mắt ban đầu- Các phẩu thuật mắt”.
11. Lê Phước Quang Huy (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Trung ương Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú
12. Nguyễn Việt Kỳ, Hồ Văn Thanh (2003), “Tình hình thị lực và khúc xạ của trường THCS Thống Nhất thành phố Huế”, Tiểu luận tốt nghiệp chuyên tu 3.
13. Hoàng Thị Lũy và cộng sự (1999), “Khảo sát tình hình thị lực và tật khúc xạ của học sinh, sinh viên ở Trường PTTH và Đại học chuyên ngành tại thành phố Hồ Chí Minh”, Nội san Nhãn khoa số 2.
14. Đặng Anh Ngọc (2002), “Bước đầu nghiên cứu về điều kiện vệ sinh và bệnh cận thị học sinh tại 2 trường tiểu học tại Hà Nội”, Tạp chí y học dự phòng, tập XII số 2, Tổng hội y dược học Việt Nam xuất bản. 15. Nguyễn Xuân Nguyên (1998), Giải phẫu mắt ứng dụng trong lâm
sàng và sinh lý thị giác, NXB Y học, tr 172, 233.
16. Nguyễn Thị Nhạn (2000), Tiểu luận tốt nghiệp bác sĩ chuyên tu 3 : “Tìm hiểu nhận thức về bệnh mắt hột của học sinh trường THCS Thống Nhất , thành phố Huế”.
17. Nguyễn Quang Quyền (1995), “Giải phẫu học”, NXB Y học chi nhánh TP Hồ Chí Minh.
18. Hà Huy Tài và cộng sự (1996), “Điều tra dịch tể học mù lòa và một số bệnh về mắt”, Công trình nghiên cứu cấp Bộ.
19. Nguyễn Thế Thành (2005), Tình hình bệnh lý mi mắt ở Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa. 20. Hoàng Thị Anh Thư (2005), “Tìm hiểu tình hình bệnh mắt của bệnh
nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế”- Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa.
21. Phan Văn Thọ- Lê văn Toát (2008), “Tình hình bệnh mắt tại phòng
khám Bệnh viện mắt tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa.
Tiếng Anh :
22.American Academy of ophthalmology (1995-1996), Basic and
Clinical course, United State of America.
23. Ashork Sharma (2009), “Corneal Disorders”, Anterior Segment
Diseases, Jaypee. Newdelhi.
24. Arturo Peres Arteaga (2009), “Conjunctival Disorders”, Anterior Segment Diseases, Jaypee. Newdelhi.
25.Vikash Juriasinghani (2008), “Major ocular trauma”, Abctract Book
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
NXB Nhà Xuất Bản
PTTH Phổ thông trung học THCS Trung học cơ sở
SV Sinh viên
WHO Wold Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
PHIẾU ĐIỀU TRA
STT... Họ và
tên:... Tuổi:... Giới tính: Nam Nữ
Lớp:... Quê quán:... Nông thôn Thành thị, thị xã
Ngày điều tra:...
I. Nhận thức về các bệnh mắt thông thường:
1. Bạn có biết mắt dùng để làm gì:
Nhìn
Thẩm mỹ 2. Cấu tạo của mắt gồm:
Bộ phận bảo vệ (mi mắt, hốc mắt)
Nhãn cầu (tròng mắt)
Đường thị giác (thần kinh thị giác) 3. Bộ phận nào của mắt dễ bị tổn thương:
Mi mắt
Kết mạc (lòng trắng của mắt)
Giác mạc (tròng đen của mắt) 4. Bạn từng bị bệnh mắt bao giờ chưa:
Rồi Chưa
5. Bạn đã được nghe nói về các bệnh mắt thông thường:
Có Không 6. Nếu có, bạn được biết qua:
Thông tin đại chúng
Cán bộ y tế
Trường học (bài học ở trường)
Những người xung quanh
7. Theo bạn, những bệnh mắt thường gặp gồm:
Đỏ
Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị)
Chấn thương
Bệnh mi mắt (chắp, lẹo, viêm bờ mí) 8. Bệnh mắt có lây lan không
Có Không 9. Nếu có thì lây qua đường nào
Dùng chung khăn chậu
Tay – Mắt
Không khí
10. Loại bệnh mắt nào có thể lây:
Đỏ
Mắt hột
Chắp, mụt lẹo
Khác
II. Thái độ và hành vi phòng và chữa bệnh
11. Bệnh mắt có phòng bệnh được không Có Không 12. Phòng bệnh cần phải làm gì Nước sạch Vệ sinh cá nhân Đeo kính bảo hộ
13. Khi bị một vật gì bay vào mắt, bạn nên làm gì
Mua thuốc điểm
Dụi bay, thổi cho ra
Đến phòng khám mắt 14. Khi bị đỏ mắt, bạn nên làm gì