Qui trình cho vay gián tiếp

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053576 trinh ngoc mai (www.kinhtehoc.net) (Trang 47 - 50)

Bảng 26 : Hồ sơ vay vốn của hộ sản xuất

3.4. QUI ĐỊNH CHUNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT

3.4.3. Qui trình cho vay gián tiếp

1 2 7 3 5 6 4

SƠ ĐỒ 4 : QUI TRÌNH CHO VAY GIÁN TIẾP

(Nguồn: phịng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú)

Là quá trình cho vay tổ tương trợ, tổ tự nguyện (thơng qua hội nơng dân, nhóm phụ nữ,...). Hộ xin vay vốn nộp đơn xin vay tại tổ, nhóm quản lí mình. Tại đây sau khi xét duyệt bình chọn tổ, nhóm trưởng sẽ trực tiếp giao dịch với Ngân hàng. Sau khi thẩm định, nếu thấy đầy đủ thủ tục, điều kiện, đồng ý cho vay Ngân hàng sẽ phát vay cho tổ trưởng, tổ trưởng sẽ phát vay cho tổ viên. Điều kiện để tổ, nhóm hoạt động là phải có sự đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân (UBNN) xã, phường nơi cư chú.

(1): Khi có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng, hộ sản xuất là thành viên tổ

tương trợ, tự nguyện gửi cho tổ trưởng giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác, tổ trưởng lập danh sách tổ viên vay vốn.

Vì vậy đối tượng để Ngân hàng áp dụng cho vay trong qui trình gián tiếp này là các hộ gia đình, cá nhân vay vốn theo hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam để sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, mở mang ngành nghề, tạo công ăn việc làm tham gia một trong các tổ vay vốn do các tổ chức sau thành lập:

- Hội nông dân

- Hội liên hiệp phụ nữ

- Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

- Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp khác.

NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú Hộ sản xuất là thành viên của tổ tương trợ,

tổ tự nguyện

Tổ tương trợ, tổ tự nguyện vay vốn

UBNN Phường, Xã, Thị Trấn

Sau khi đã sàn lọc các tổ viên vay vốn thì tổ trưởng hướng dẫn và nhận hồ sơ vay vốn của tổ viên có các trường hợp xảy ra như sau:

- Tổ viên vay đến 10 triệu đồng cần có giấy đề nghị vay vốn (đối với hộ không phải đảm bảo tài sản thế chấp).

- Tổ viên vay đến 10 triệu đồng mà không phải đảm bảo thực hiện tiền vay. Tổ viên được đảm bảo tín chấp của đồn thể chính trị xã hội, chỉ cần giấy đề nghị vay vốn và giấy đề nghị tín chấp của tổ chức.

Giai đoạn (1) là bước đầu tiên trong qui trình cho vay gián tiếp, trong bước này chỉ nói đến việc hộ sản xuất gửi hồ sơ đến tổ tương trợ, tổ tự nguyện, hồ sơ đó là do tổ sản xuất hướng dẫn đầy đủ các thủ tục vay vốn.

(2): Tổ tương trợ, tổ tự nguyện nhận đơn xin vay, ban lãnh đạo của tổ có

nhiệm vụ cử người đi thẩm định kiểm tra cơ sở pháp lí của hồ sơ nếu thấy hợp lệ thì gửi Ủy Ban Nhân Dân Xã duyệt.

(3): Ủy Ban Nhân Dân Xã sau khi nhận được hồ sơ của tổ tương trợ, tổ tự

nguyện tiến hành kiểm tra cơ sở pháp lí của hồ sơ, nếu thấy hợp lí thì chuyển hồ sơ kèm biên bản xét duyệt tới NHNN & PTNT.

(4): Sau khi hoàn tất việc xem xét các yếu tố pháp lí trong hồ sơ, UBNN

Xã gửi đơn xin vay vốn của tổ tương trợ, tổ tự nguyện đến Ngân hàng để xét duyệt.

(5): Khi nhận được đủ hồ sơ vay vốn Ngân hàng cử cán bộ đi thẩm định,

đây là trách nhiệm và quyền lợi của Ngân hàng. Muốn đưa vốn đến tận tay người sản xuất đạt hiệu quả cao, Ngân hàng không phải lo lắng đến việc phát vay, trả nợ sau này của hộ sản xuất thì Ngân hàng nhất định phải thẩm định hồ sơ rõ ràng, đúng với thực tế. Ngân hàng phải trực tiếp tiếp cận với hộ sản xuất. Khi thẩm định các điều kiện vay vốn nếu các dự án trong phạm vi quyết định thì trong thời gian khơng q 10 ngày làm việc đối với vay ngắn hạn và không quá 45 ngày làm việc đối với vay trung hạn kể từ khi Ngân hàng nhận đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Ngân hàng. Ngân hàng phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đến hộ sản xuất.

(6): Sau khi thẩm định xong, căn cứ vào đơn xin vay Ngân hàng duyệt cho

vay và gửi hồ sơ đến tổ tương trợ, tổ tự nguyện. Nếu cán bộ tín dụng duyệt hồ sơ cho vay hộ sản xuất thì đồng thời hướng dẫn việc lập thủ tục trả nợ thông qua

39

ban lãnh đạo của tổ. Căn cứ vào đơn xin vay để Ngân hàng định mức cho vay, thời hạn và lãi suất cho vay phù hợp. Ngân hàng duyệt hồ sơ trên cơ sở những yêu cầu của khách hàng, đồng thời dựa vào các bước trên để thực hiện hoàn tất. Từ đó cho thấy các giai đoạn trước là cơ sở, là nền tảng cho giai đoạn sau, rất quan trọng cho bước duyệt hồ sơ.

(7): Ban lãnh đạo tổ tương trợ, tổ tự nguyện nhận hồ sơ đã duyệt của

Ngân hàng thì phối hợp cùng cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn để giải ngân cho hộ sản xuất. Tổ tương trợ, tổ tự nguyện cùng cán bộ tín dụng thực hiện việc giải ngân, thu nợ. Thu lãi đến từng tổ viên theo lịch hẹn trước hoặc tới ngày sinh hoạt định kì của tổ, trường hợp tổ viên vắng mặt theo lịch đã định thì phải đến Ngân hàng để nhận tiền vay hoặc trả nợ gốc lãi.

Tóm lại, trong quá trình cho vay gián tiếp sự phối hợp giữa tổ vay vốn và Ngân hàng đã giúp cho nông dân giảm bớt đi phần nào khó khăn về tài chính, từng giai đoạn trong qui trình gắn chặt với nhau, nếu khơng có giai đoạn này thì khơng có giai đoạn kia, tổ trưởng các tổ vay vốn sẽ được hưởng mức chi trả hoa hồng theo qui định ban hành của Giám Đốc NHNN & PTNT Việt Nam.

Hai qui trình trên khá chặt chẽ trong từng khâu thực hiện, việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ trong cho vay là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi Ngân hàng. Tùy theo mỗi địa bàn mà Ngân hàng có qui trình thích hợp của riêng mình thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả và vốn đến tay người sản xuất được thận lợi.

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053576 trinh ngoc mai (www.kinhtehoc.net) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)