Nhận xét về mặt định lượng
Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tác giả rút ra một số nhận xét sau: - Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, lượng đổi dẫn đến chất đổi: Ở lớp đối chứng, điểm trung bình dao động từ 5 – 6 điểm (mức điểm trung bình) cịn ở lớp thực nghiệm đạt điểm khá.
Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ HS khá giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, ngược lại tỉ lệ HS trung bình, yếu thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng
Biểu đồ: Điểm trung bình các hoạt động trải nghiệm của lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng
Biểu đồ: Kết quả xếp loại kiểm tra trải nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối
Trang 42
Từ hai chỉ số trên có thể khẳng định rằng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS sau khi dạy học Địa lí lớp 12 – THPT đã đem lại hiệu quả. HS đã tích cực hóa tư duy, tích cực hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, sáng tạo…trong học tập. Việc dạy học phát huy tự học của người học đem lại hiệu quả hơn so với dạy học thông thường. Đặc biệt, tính hiệu quả ở đây cịn thể hiện qua việc HS nắm tri thức vững hơn, với tỉ lệ HS khá giỏi cao
Nhận xét về mặt định tính.
Cùng với những thực nghiệm có tính định lượng, tơi tiến hành khảo sát về mặt định tính, trao đổi với HS và GV sau các hoạt động trải nghiệm, qua đó nhận thấy:
Mức độ tập trung ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn. HS lắng nghe GV giảng bài, tích cực làm việc độc lập với các câu hỏi được giao, tích cực thảo luận cùng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài. Trong giờ học có tính cạnh tranh, HS muốn được GV gọi trả lời để nói lên quan điểm của mình và muốn được các bạn trong lớp công nhận. Các em thấy thích thú khi được GV dạy cho các KN tự học.
Nhờ việc rèn luyện các KN tự học cho HS giúp các em thấy việc học Địa lý trở nên dễ dàng hơn, bài học Địa lí có nhiều niềm vui, nhiều kiến thức cần khám phá. HS tích cực tư duy, suy nghĩ, tích cực hoạt động độc lập và phối hợp với bạn tìm ra tri thức, rèn luyện KN trong quá trình học tập. Kết quả này thêm phần khẳng định mơ hình dạy – tự học là mơ hình đúng đắn để “khai phá nội lực” người học.
Kết quả thực nghiệm còn cho thấy việc rèn luyện KN tự học cho HS nói chung, qua dạy học Địa lí lớp 12 THPT nói riêng có thể áp dụng được ở mọi mơi trường học tập.
Như vậy , hiệu quả của “rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 12 – THPT” là sự hình thành hệ thống kĩ năng tự học của HS, làm cơ sở để hình thành năng lực tự học ở người học.
Hiệu quả của SKKN cịn là sản phẩm định tính: đó là sự sáng tạo, tích cực, tự giác, chủ động… chiếm lĩnh tri thức khoa học, kinh nghiệm xã hội, chuyển hóa thành sản phẩm trí tuệ, nhân cách của bản thân người học. Tự học là yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục.
Trang 43
Qua thực nghiệm khẳng định việc rèn luyện KN tự học cho HS trong dạy học Địa lí ở nhà trường nói chung và ở chương trình Địa lí lớp 12 nói riêng được đề xuất trong đề tài có tính khả thi.