Đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của học sinh từ 12 15 tuổi ở xã triệu thuận, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 38 - 57)

4.3.1. Chỉ số BMI

Chỉ số BMI là một chỉ số thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh. Chỉ số BMI của quần thể thấp phản ánh tình trạng thiếu an toàn thực phẩm của quần thể đó, điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng [ 36]. Chỉ số BMI thay đổi theo từng lứu tuổi, nhất là đối với học sinh[15],[27].

Bảng 4.21: Chỉ số BMI của học sinh xã Triệu Thuận so với nghiên cứu

Nhó m tuổi

Nam Nữ

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn(2001) Chúng tôi(2010) Lê Đình Vấn (2001)

14 16,44 16,15 16,19 16,04

15 17,38 17,21 17,55 17,24

Kết quả BMI của nghiên cứu này lớn hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn. Chỉ số BMI cũng tăng theo tuổi, phù hợp với quy luật chung, tuy nhiên khoảng cách giữa hai nhóm tuổi tăng không nhiều (tăng bình quân hàng năm: nam 0.63kg/m; nữ 0.80kg/m).

4.3.2. Chỉ số Pignet

Chỉ số Pignet là trong những chỉ số được dùng để đánh giá tình trạng thể lực phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiện nay người ta ít sử dụng chỉ số để đánh giá thể lực học sinh. Nó chỉ có giá trị đối với người trưởng thành vì chỉ số này thay đổi theo tuổi. Đối với học sinh thì chỉ số Pignet chỉ có giá trị tham chiếu, nghĩa là để so sánh, đối chiếu giữa các địa phương hoặc giữa từng nhóm đối tượng mà thôi.

Từ năm 1967, Nguyễn Quang Quyền tại Hội nghị hằng số sinh vật học người Việt Nam lần thứ nhất cũng đã từng đề nghị đưa ra một thang phân loại chỉ số Pignet để đánh giá thể lực cho người nhưng chỉ áp dựng cho nam thanh niên Việt Nam từ 18 -25 tuổi [19] (tr.212). Trong mô hình nghiên cứu của Trịnh Văn Minh năm 1993 về điều tra một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá trình trạng thể lực của người Việt Nam cũng không xếp loại chỉ số Pignet cho học sinh, vì theo ông, nếu áp dụng thang phân loại cho học sinh thì tất cả sẽ phải xếp vào loại rất yếu và cực yếu [16] (tr.87). Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có thang phân loại thể lực dựa vào chỉ số Pignet dành riêng cho học sinh. Trong phần này, để đánh giá một cách sơ bộ về thể lực của học sinh từ 12-15 tuổi ở xã Triệu Thuận dựa trên chỉ số Pignet, chúng tôi đề nghị một bản phân loại chỉ số Pignet dựa trên tiêu chuẩn mà Trịnh Văn Minh đã đưa ra [16], nội dung bảng như sau:

Bảng 4.17: Thang phân loại chỉ số Pignet:

Rất yếu (X + 1,5SD) (X +2,5SD)

Yếu ( X + 0,5SD) (X +1,5SD)

Trung Bình ( X - 0,5SD) (X - 0,5SD)

Khoẻ ( X - 1,5SD) (X - 0,5SD)

Rất khoẻ (X - 2,5SD) (X - 1,5SD)

Sau khi thống kê tính toán, chúng tôi thu được kết quả phân loại thể lực của học sinh xã Triệu Thuận từ 12-15 như sau:

Bảng 4.18 : Kết quả phân loại thể lực học sinh nam xã Triệu Thuận.

Loại/ tuổi Rất yếu Yếu Trung bình Khỏe Rất khỏe

12 53,05-59,95 46,55-53,05 40,05-46,55 35,50-40,05 27,05-33,55

13 58,87-59,45 50,29-54,87 45,71-54,87 41,13-45,71 35,85-41,13

14 50,95-56,27 45,63-50,95 40,31-45,63 34,99-40,31 29,67-34,99

15 58,47-68,64 48,30-58,47 38,12-48,30 17,87-27,95 17,78-27,95

Bảng 4.19: Kết quả phân loại thể lực học sinh xã Nữ Triệu Thuận.

Loại/ tuổi Rất yếu Yếu Trung bình Khỏe Rất khỏe

12 53,73-59,55 48,00-53,28 42,72-48,00 37,44-42,72 32,16-37,44

13 58,87-59,45 50,86-56,60 45,13-50,36 39,38-45,12 33,64-39,38

14 55,81-63,70 47,96-55,81 40,02-47,91 32,33-40,22 24,02-32,13

15 58,47-68,64 46,65-57,78 36,51-46,65 24,38-35,51 13,25-24,38

Kết quả nghiên cứu này chỉ có giá trị đánh giá và theo dõi thể lực học sinh trong một phạm vi nhất định ( như xã Triệu Thuận hoặc một vài xã lân cận). Kết quả này cũng có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu về sau để so sánh, đối chiếu và đánh giá lại thể lực của học sinh xã Triệu Thuận chúng tôi.

Để có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về tình trạng thể lực học sinh xã Triệu Thuận hiện tại, chúng tôi có đưa ra ở đây có một bảng so sánh kết quả chỉ số Pignet của nghiên cứu này và của Tác giả như sau:

Bảng 4.20: Chỉ số Pignet của học sinh so với nghiên cứu của Tác giả.

Nhóm Tuổi Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn 2001 Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn 2001 X SD X SD X SD X SD 12 43,30 6,50 4,50 3,75 45,36 5,28 46,10 4,20

13 48,00 4,58 4,88 4,18 47,99 5,74 48,02 3,86 14 42,97 5,32 43,5 4,29 43,97 7,89 44,05 4,86 15 43,21 10,17 43,95 1,17 41,08 11,13 41,85 4.62

Nhìn vào bảng ta thấy kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả của tác giả Lê Đình Vấn. Theo lý thuyết chỉ số Pignet nhỏ hơn có nghĩa là thể lực tốt hơn, biết rằng ở trẻ em do sự phát triển các phần cơ thể ở vào các thời điểm khác nhau nên không thể đánh giá một cách chính xác được. Tạm thời chúng tôi kết luận sơ bộ rằng học sinh từ 12-15 tuổi ở xã Triệu Thuận có thể lực tốt hơn trước đây (thời điểm Lê Đình Vấn nghiên cứu năm 2001). Điều này cũng phù hợp quy luật phát triển kinh tế xã hội qua từng năm tháng.

4.3.3. Chỉ số QUETELET

Chỉ số này cho biết sức nặng của một đơn vị chiều cao (dm) của một người. Chỉ số này có ưu điểm là cho phép ta so sánh được sức nặng tương đối của mọi người có chiều cao khác nhau. Song bất lợi cho người cao, vì khi chiều cao tăng thì cân nặng tương đối giảm [18].

Bảng 4.22: Chỉ số QUETLET của học sinh tư12-15 xã Triệu thuận.

Giới Nam Nữ n X SD n X SD 12 80 2,15 0,32 81 2,06 0,23 > 0,05 13 112 2,22 0,26 83 2,25 0,28 > 0,05 14 110 2,49 0,21 117 2,43 0,25 > 0,05 15 106 2,78 0,41 99 2,73 0,53 > 0,05 Tổng 408 2,42 0,39 380 2,39 0,42 < 0,05

Qua bảng trên ta thấy chỉ số QUETELET của 2 giới tăng dần theo nhóm tuổi, nhưng tăng không nhiều.

- 13 tuổi nam có QUETELET 2,22 ± 0,26nữ 2,25 ± 0,28 - 14 tuổi nam có QUETELET 2,49 ± 0,21 , nữ 2,43 ± 0,25 - 15 tuổi nam có QUETELET 2,78± 0,41, nữ 2,73 ± 0,53

4.3.4. Phân loại dinh dưỡng của học sinh theo BMI

Bảng 4.23: Bảng phân loại dinh dưỡng của học sinh theo BMI

Giới Nam Nữ Tổng n % n % n % Gầy ( BMI < 18,5) 349 85,5 310 81,6 659 83,6 Bình thường (BMI =18,5- 22,9) 53 13,0 66 17,4 119 15,1 NC Béo phì (BMI≥23) 6 1,5 4 1,1 10 1,3 Tổng 408 51,8 380 48,2 788 100

Qua bảng trên ta thấy phần lớn là học sinh gầy chiếm 83,6% trung bình là 15,1% và chỉ 1,3 học sinh có nguy cơ béo phì. Tuy vậy chỉ số BMI dùng để phân loại dinh dưởng của học sinh lứa tuổi từ 12- 15 chưa được chính xác cho lắm, vì lứa tuổi dậy thì sự phát triển về chiều cao và cân nặng chưa được hài hoà.

4.3.5. Mối tương quan giữa BMI và vòng ngực

Qua biểu đồ 3.10 cho thấy chỉ số khối BMI có tương quan thuận khá với với vòng ngực, với phương trình hồi quy tuyến tính là y = 1,2483x +

4.3.6. Mối tương quan giữa BMI và vòng canh tay trái

Như đã nói ở trên, chỉ số BMI là một chỉ số cơ bản để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vì là một chỉ số tổng hợp được cả chiều cao đứng và cân nặng. Tuy nhiên, việc thu nhập hàng loạt cả hai chỉ tiêu này cũng không phải không gặp khó khăn. Trong khi đó, vòng cánh tay cũng là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vì bao hàm được cả lớp mỡ dưới da và cả khối cơ, xương; đồng thời cũng là một chỉ tiêu có thể thu nhập được một cách dễ dàng với chỉ một thước dây.

Qua biểu đồ 3.11 cho thấy chỉ số khối BMI có tương quan thuận khá với với vòng cánh tay trái, với phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,4008x + 12,464 với hệ số tương quan r = 0,5209 và p < 0,01.

4.3.7. Mối tương quan giữa BMI và Pignet

Qua biểu đồ 3.11 cho thấy chỉ số khối BMI có tương quan nghịch với Pignet, với phương trình hồi quy tuyến tính là y = -2,9125x + 92,712 với hệ số tương quan - 0,865 và p < 0,01.

KẾT LUẬN

Qua điều tra và nghiên cứu các chỉ tiêu nhân trắc của 788 em học sinh từ 12-15 tuổi ở trường trung học cơ sở xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, chúng tôi rút ra một số kêt luận sau:

1.Về các chỉ tiêu nhân trắc:

Chiều cao đứng trung bình của học sinh nam từ 12-15 tuổi theo thứ tự là: 134,36±6,78cm, 142,98±6,24cm, 146,83±5,11cm, 155,97±6,94cm; của nữ là133,49±5,56cm, 144,67±6,24cm, 145,57±5,82cm, 150,58±6,18cm.Cân nặng trung bình của học sinh nam từ 12-15tuổi theo thứ tự là: 29,06 ±5,12kg, 31,78±4,80kg, 36,60±4,01kg, 43,31±6,39kg; của nữ là 27,59±3,53kg, 32,70 ±5,01kg, 35,40±4,02kg, 41,23±8,50kg; Vòng ngực bình thường của học sinh nam từ 12-15 tuổi theo thứ tự là: 62,00±3,36 cm, 63,21±3,78 cm, 67,25 ±3,93cm, 69,45±4,82cm; của nữ là 60,54±2,99cm, 63,99±4,22cm, 66,19±3,66cm, 68,26 ±5,18cm. Vòng cánh tay trái duỗi trung bình của học sinh nam từ 12-15 tuổi theo thứ tự là:18,67±1,66cm, 18,93±1,67cm, 19,74±1,61cm, 19,99±1,94cm; của nữ là:18,20±1,29cm, 18,40±1,53cm, 19,59±1,69cm, 19,60±1,94cm.

2.Về thể lực dinh dưỡng:

Chỉ số pignet cho thấy thể lực học sinh xã Triệu Thuận có tốt hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn năm (2001). Chỉ số QETELET của học sinh nam từ 12-15 tuổi theo thứ tự là 2,15± 0,32, 2,22 ±0,26, 2,49 ±0,21, 2,78 ±0,41; của nữ là 2,06± 0,23, 2,25± 0,28, 2,43 ±0,25, 2,73 ±0,53.

Phân loại dinh dưỡng theo BMI gầy chiếm 83,6%; bình thường chiếm 15,1%; nguy cơ béo phì chiếm 1,3%.

Có mối tương quan chặt chẽ giữa chỉ số BMI và vòng cánh tay trái duỗi với mức ý nghĩa 0,01.có thể sử dụng vòng cánh tay trái duỗi như là một chỉ tiêu đơn giản để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.

ĐỀ NGHỊ

Tình trạng dinh dưỡng không chỉ liên quan đến sức khoẻ bệnh tật mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của giống nòi tương lai của đất nước. Hậu quả của suy dinh dưỡng không chỉ tác động lên một thế hệ mà nó sẽ kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác nếu không có sự can thiệp tích cực. Xuất phát từ kết quả của nhóm nghiên cứu, chúng tôi có một vài kiến nghị sau:

- Cần đẩy mạnh công tác giáo dục sức khoẻ nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề kế hoạch hoá gia đình để nuôi dạy con cho tốt , với sự hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là Hội liên hiệp phụ nữ và Trạm Y tế địa phương .

- Giáo dục nâng cao kiến thức chăm sóc con cho cộng đồng không chỉ ở trẻ dưới 5 tuổi, mà chỉ cần chú ý chăm sóc tốt trẻ ở giai đoạn tuổi học đường.

- Tiếp tục phát huy đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân góp phần làm giảm yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng.

- Tạo điều kiện thuận lợi, nhất là về mặt kinh tế để khuyến khích người làm công tác nghiên cứu khoa học tiến hành các đề tài nghiên cứu dọc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Trường An (2000), "Một số chỉ tiêu nhân trắc hình thái thể

lực và dinh dưỡng của cư dân huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế", tuyển chọn các công trình nghiên cứu sinh năm 2000, trang 34-40 nhà xuất bản Hà Nội.

2. Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Quang Quyền (1976) "Hằng số hình thái nhân

loại học" hình thái học, tập , trang 78-84

3. Trần Thị Huệ (2003) "Nghiên cứu thể lực thanh niên huyện Nam

Đông", tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn Thạc Sỹ Y học, chuyên ngành y học

cộng đồng.

4. Nguyễn Phi Hùng (2000) "Kết quả điều tra cơ bản một số chỉ tiêu

nhân trắc của học sinh, sinh viên Cần Thơ", tập sản y học Thành Phố Hồ Chí

Minh, phụ bản tập 4, số 2, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh trang 428-434.

5. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Hữu Chỉnh (1996) "So sánh thể lực của

học sinh Đại học Y Hải Phòng vào và ra trường trong năm (1992-1994), Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học Người Việt Nam - Dự án điều tra cơ bản, NXB Y học trang 86-90.

6. Lê Hữu Hưng, Lê Gia Vinh, Vũ Duy San, Đặng Thị Kim Châu (1996) "Khối mỡ, khối nạc, huyết áp, bề dày lớp mỡ dưới Đảng Cộng sản Việt Nam

và sự tương quan giữa chúng ở công nhân Mộc Châu", tập sản y học Việt Nam, tập 126, trang 44-50.

7. Nguyễn Thị Đoàn Hương, Lê Thị Tuyết Lan, Trần Liên Minh, Nguyễn Xuân Cẩm Huyên, Nguyễn Thị Hoài Châu, Nguyễn Văn Vàng, Trần Thị Thanh Cẩm (1996) "Một số đặc điểm về thể lực của sinh viên học tại Thành

phố Hồ Chí Minh 1979", kết quả bước đầu nghiên cứu chỉ tiêu sinh học người

8. Lê Gia Khải, Bùi Thụ, Phạm Quý Soạn (1969) "Tìm một số chỉ số

đánh giá thể trạng thích hợp với người Việt nam trong lứa tuổi lao động",

hình thái học, trang 75-87.

9. Lê Gia Khải, Bùi Thị, Phạm Quý Soạn (1969), "nhận xét về chiều cao,

vòng ngực, cân nặng của công nhân Hà Nội". Hình thái học, tập 3, số 2/1969.

10. Nguyễn Khải và cs (1985), "Tình hình thể lực hoch sinh Đại học khu

vực Huế", hình thái học 1, trang 50-60.

11. Hà Huy Khôi (2001) "Dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp", nhà xuất bản y học Hà Nội.

12. Hà Duy Khôi (1997) "Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng", Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

13. Nguyên Văn Lực và cs (1992) "Nhận xét một số kích thước, thể lực

học sinh phổ thông miẻn núi (Bắc Kạn) từ 12-16 tuổi (3/1974)", kỷ yếu công

trình nghiên cứu khoa học trước 1980 Trường Đại học Y khoa Bắc Thái và Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên, IV, trang 163-166.

14. Trịnh Văn Minh và cs (2000) "Báo cáo tổng kết dự án điều tra cơ

bản một số chỉ tiêu sinh học Người Việt Nam".

15. Trịnh Văn Minh và cs (2000) "Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh

học người Việt Nam thập kỷ 90-Nhóm các chỉ tiêu nhân trắc" (trong báo cáo

toàn văn dự án điều tra cơ bản một số chỉ tiêu nhân trắc người Việt nam bình thường ở thập kỷ 90) Hà Nội trang 94-181.

16. Trịnh Văn Minh (1993) Mô hình nghiên cứu "Nghiên cứu điều tra

một số chỉ tiêu nhân trắc cơ bản, để đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của người Việt Nam bình thường trong giai đoạn hiện nay", đề tài NCKH cấp bộ - Trường Đại học Y Hà Nội.

17. Trần Minh Nhỡn (1976) "Các chỉ số thể lực với khối mỡ, khối nạc cơ

18. Võ Phụng và cs (1998) "Báo cáo tổng kết một số chỉ tiêu sinh học

của người bình thường tại khu vực miền Trung", đề mục thuộc dự án điều tra

cơ bản về một số chỉ tiêu sinh học của Người Việt Nam ở một số vùng miền Trung và Miền Nam, Trường Đại học y khoa - Đại học Huế.

19. Nguyễn Quang Quyền (1974) "Nhân trắc học và sự ứng dụng nghiên

cứu trên người Việt Nam " Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

20. Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương (1971) "Nghiên cứu về các

chế độ đánh giá thể lực học sinh Việt Nam", Hình thái học, tập 6, số 1/1971,

tổng hộc Y học, Hà Nội.

21. Nguyễn Quang Quyền (1974),"Một số đặc điểm hình thái người Việt

Nam hiện tại và vấn đề thích nghi của cơ thể",hình thái học, 187-192, tr15-17.

22.Nguyễn Quang Quyền, Lê Gia Vinh (1975), “ Nghiên cứu các kích

thước và chỉ số thể lực cư dân một xã đồng bằng Tỉnh Hà Tây”, Y học Việt

Nam số 3/1975, tr22-32.

23. Nguyễn Xuân Thao(1998), “Các chỉ tiêu hình thái thể lực trẻ em 11-

15 tuổi và người lớn ở Dak Lak”, Khoa Y Trường Đại học Tây Nguyên , Dak

Lak.

24.Nguyễn Tấn Gi Trọng (1975), “Hằng số sinh học người Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

25. Chu Văn Tường, nguyễn công khanh (1972), “Một số hằng số của

trẻ em Việt Nam”.Báo cáo tại hội nghị Hằng số Sinh vật học Việt Nam lần II.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của học sinh từ 12 15 tuổi ở xã triệu thuận, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 38 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w