Các chỉ tiêu nhân trắc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của học sinh từ 12 15 tuổi ở xã triệu thuận, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 38)

4.2.1. Chiều cao đứng của học sinh

Trong nghiên cứu thể lực, chiều cao đứng là một chỉ tiêu nhân trắc vô cùng quang trọng, là một biến số độc lập không bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu khác, tính ổn định cao do bộ xương quyết định, sự tăng trưởng của chiều cao đứng do sự pháp triển của hệ xương, đặc biệt là các xương dài chi phối. Chiều cao đứng thay đổi theo giới, tuổi, chủng tộc...[27] và chịu ảnh hưởng rất nhiều về điều kiện dinh dưỡng, kinh tế, văn hóa xã hội [28].

Bảng 4.10: Chiều cao đứng của Học sinh nam so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn ( 2001) X SD X SD 12 134,30 6,78 133,35 6,56 13 147,98 6,24 140,78 7,93 14 146,83 5,11 146,32 8,56 15 155,97 6,94 153,20 8,40

Bảng 4.11: Chiều cao của học sinh nữ so với nghiên cứu. Chúng tôi (2011) Lê Đình Vấn (2001) X SD X SD 12 133,49 5,56 132,69 6,96 13 144,67 6,24 142,68 6,82 14 145,57 5,82 145,63 5,87 15 150,5 8 6,18 150,03 5,32

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 8 và bảng 9 cho ta thấy sự phát triển chiều cao đứng của học sinh từ 12-15 tuổi, nghiên cứu này đều tăng theo nhóm tuổi, theo quy luật tăng trưởng chung và tăng cao hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn trong tất cả các nhóm tuổi. Về tốc độ phát triển, chiều cao đứng của học sinh nam phát triển mạnh vào nhóm tuổi 15 (155,97cm), cao hơn cùng nhóm tuổi mà Lê Đình Vấn nghiên cứu 2,77cm, còn ở học sinh nữ cũng tương tự như học sinh nam, chiều cao của nữ cũng tăng hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn từ 0,5-2cm. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển chiều cao theo quy luật, đồng thời cũng phù hợp với quy luật phát triển chung về kinh tế và xã hôị như đã nêu trên.

4.2.2. Cân nặng của học sinh

Cân nặng cơ thể là một chỉ tiêu được ứng dụng phổ biến vì dễ thu nhập. Đây là củng là một chỉ số tổng hợp cơ bản không thể thiếu trong việc đánh giá về mặt thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của con người. Cân nặng cơ thể khác nhau theo chủng tộc, giới, tuổi.. Đặc biệt tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ trong lâm sàng, trọng lượng cơ thể thường được sử dụng để xác định trình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của bệnh nhân. Ở học sinh độ tuổi 12-15, cân nặng được xem là một tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển thể lực trong giai đoạn học sinh dậy thì tuổi và là một trong những yếu tố được sử dụng trong điều trị ( Như khi tính liều dùng của một số dược phẩm)[27].

Bảng 4.12: Cân nặng của học sinh nam so với nghiên cứu Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn ( 2001) X SD X SD 12 29,06 5,12 27,3 4,65 13 31,78 4,80 30,59 5,73 14 36,60 4,01 34,81 6,48 15 43,31 6,39 39,52 6,98

Bảng 4.13: Cân nặng của trẻ nữ so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê đình vấn (2001) X SD X SD 12 27,59 3,53 27,52 5,18 13 32,70 5,01 32,03 5,51 14 35,40 4,02 35,10 5,29 15 41,23 8,50 39,34 5,43

Qua 2 bảng trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn nhưng sự khác biệt này không đáng kể, có thể xem tương đương nhau. Ở học sinh nữ nhóm tuổi 12 của nghiên cúu này có trọng lượng cao hơn học sinh nữ cùng nhóm tuổi của tác giả Lê Đình Vấn là 0,07kg. Ở học sinh nữ nhóm tuổi 13 cũng vậy tăng hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn là 0,67kg. Ở học sinh nữ nhóm tuổi 14 tăng hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn là 0,3kg. Và đặc biêt ở học sinh nhóm tuổi 15 tăng cao hơn 3 nhóm trước so với tác giả Lê Đình Vấn là 1,89kg. Sự khác biệt trên là do thời điểm nghiên cứu khác nhau, càng về sau điều kiện kinh tế càng tốt hơn, kiến thức chăm sóc con cái của gia đình đặc biệt là sự hiểu biết các bà mẹ ngày càng tiến bộ, cho nên sự phát triển thể lực của học sinh trung học cơ sở trong phạm vi xã Triệu Thuận so với nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn tốt hơn.

4.2.3. Vòng ngực bình thường của học sinh

Vòng ngực là một chỉ số thường sử dụng cùng với số đo chiều cao đứng và cân nặng cơ thể để tính toán các chỉ số về thể lực, đặc biệt là chỉ số Pignet

Vòng ngực bình thường hay vòng ngực trung bình đều rất khó đo cho chính xác, nó phụ thuộc vào người đo và người được đo, đo nhiều lần trên một người có thể cho ra kết quả khác nhau và độ chênh lệch có thể lên đến 2- 3cm (21).

Tùy theo mốc giải phẫu mà ta có giá trị vòng ngực khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng một loại vòng ngực qua mũi ức. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả của tác giả Lê Đình Vấn.

Bảng 4.14: Vòng ngực bình thường của Học sinh 12-15 tuổi so với nghiên

cứu của tác giả Lê Đình Vấn

Nhó m tuổi

Nam Nữ

Chúng tôi(2010) Lê Đình Vấn (2001) Chúng tôi(2010) Lê Đình Vấn (2001)

X SD X SD X SD X SD

12 62,00 3,36 60,46 3,87 60,54 2,99 60,00 4,60

13 63,21 3,78 62,68 4,01 63,99 0,22 64,12 4,48

14 67,25 3,93 65,70 4,43 66,19 3,66 66,1 4,90

15 69,45 4,82 68,29 4,90 68,26 5,18 68,2 5,15

Vòng ngực bình thường của học sinh nam trung bình là 65,48 và của học sinh nữ là 64,75. Học sinh nam tăng hơn so với học sinh nữ là 0.73cm. Qua bảng trên ta thấy sự gia tăng kích thước vòng ngực tỷ lệ tăng thêm theo tuổi, nghĩa là vòng ngực tăng theo tuổi cả hai giới. Qua bảng so sánh này chúng tôi thấy kết quả của nghiên cứu này ở hai giới đều cao hơn kết quả của Lê Đình Vấn trong tất cả các nhóm tuổi. Các nhóm tuổi của học sinh nam tăng hơn khoảng dưới 1,6cm. Còn ở học sinh nữ tất cả các nhóm tuổi đều tăng nhưng sự chênh lệch không nhiều khoảng dưới 0,8cm.

4.2.4. Vòng cánh tay trái duỗi của học sinh

Vòng cánh tay thuộc loại vòng dùng để chỉ phát triển của cơ, sự tích mỡ.. nên thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

Bảng 4.15. Vòng cánh tay trái của học sinh nam so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn (2001)

12 18,67 1,66 16,91 1,23

13 18,93 1,67 17,55 1,56

14 19,74 1,67 18,59 1,71

15 19,99 1,94 19,56 1,89

Bảng 4.16: Vòng cánh tay phải duỗi của học sinh nữ so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn (2001) X SD X SD 12 18,20 1,29 17,4 1,48 13 18,40 1,53 18,24 1,93 14 19,59 1,69 19,14 1,72 15 19,60 1,94 19,48 1,88

Qua 2 bảng trên cho thấy kết quả của chúng tôi nghiên cứu đều tương đương hoặc tăng hơn không đáng kể cả 2 giới và tăng đều theo nhóm tuổi.

So với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn đều có tăng nhưng không đáng kể đặc biệt ở học sinh nam nhóm tuổi 12 tăng hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn là 1,76cm. Từ kết quả này cho thấy sự phát triển về kích thước vòng cánh tay của học sinh cũng tuân theo quy luật là tăng theo tuổi và theo xu thế phát triển kinh tế của xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của học sinh từ 12 15 tuổi ở xã triệu thuận, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w