0
Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Mối tương quan giữa BMI và các Thông số

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THỂ LỰC VÀ DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TỪ 12 15 TUỔI Ở XÃ TRIỆU THUẬN, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 31 -57 )

3.3.1. Tương quan giữa BMI và vòng ngực

Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa BMI và vòng ngực

Chỉ số khối BMI có tương quan thuận khá với vòng ngực, Phương trình hồi quy là y = 1,2483x + 44,675,

3.3.2. Tương quan giữa BMI và vòng cánh tay trái

Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa BMI và vòng cánh tay trái

Chỉ số khối BMI có tương quan thuận khá với vòng cánh tay trái, Phương trình hồi quy là y = 0,4008x + 12,464,

3.3.3. Tương quan giữa BMI và Pignet

Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa BMI và Pignet

Chỉ số khối BMI có tương quan nghịch chặt với chỉ số Pignet, Phương trình hồi quy là y = -2,9125x + 92,712,

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. PHÂN BỐ GIỚI THEO TUỔI CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Qua kết quả của bảng 3.1, ta thấy rằng phân bố giới lứa tuổi 12 không chênh lệch bao nhiêu ở nam là 80, ở nữ là 81. Nhưng ở lứa tuổi 13 thì sự chênh lệch nam nữ khá rõ rệt nam là 112, nữ là 83. Ở lứa tuổi từ 14, 15 sự chênh lệch giữa nam và nữ không bao nhiêu. Tỷ lệ chung nam và nữ ở lứa tuổi từ 12-15 là tương đương nhau, nam (51,8 %), nữ (48,2%).

4.2. CÁC CHỈ TIÊU NHÂN TRẮC4.2.1. Chiều cao đứng của học sinh 4.2.1. Chiều cao đứng của học sinh

Trong nghiên cứu thể lực, chiều cao đứng là một chỉ tiêu nhân trắc vô cùng quang trọng, là một biến số độc lập không bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu khác, tính ổn định cao do bộ xương quyết định, sự tăng trưởng của chiều cao đứng do sự pháp triển của hệ xương, đặc biệt là các xương dài chi phối. Chiều cao đứng thay đổi theo giới, tuổi, chủng tộc...[27] và chịu ảnh hưởng rất nhiều về điều kiện dinh dưỡng, kinh tế, văn hóa xã hội [28].

Bảng 4.10: Chiều cao đứng của Học sinh nam so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn ( 2001) X SD X SD 12 134,30 6,78 133,35 6,56 13 147,98 6,24 140,78 7,93 14 146,83 5,11 146,32 8,56 15 155,97 6,94 153,20 8,40

Bảng 4.11: Chiều cao của học sinh nữ so với nghiên cứu. Chúng tôi (2011) Lê Đình Vấn (2001) X SD X SD 12 133,49 5,56 132,69 6,96 13 144,67 6,24 142,68 6,82 14 145,57 5,82 145,63 5,87 15 150,5 8 6,18 150,03 5,32

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 8 và bảng 9 cho ta thấy sự phát triển chiều cao đứng của học sinh từ 12-15 tuổi, nghiên cứu này đều tăng theo nhóm tuổi, theo quy luật tăng trưởng chung và tăng cao hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn trong tất cả các nhóm tuổi. Về tốc độ phát triển, chiều cao đứng của học sinh nam phát triển mạnh vào nhóm tuổi 15 (155,97cm), cao hơn cùng nhóm tuổi mà Lê Đình Vấn nghiên cứu 2,77cm, còn ở học sinh nữ cũng tương tự như học sinh nam, chiều cao của nữ cũng tăng hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn từ 0,5-2cm. Điều này cũng phù hợp với sự phát triển chiều cao theo quy luật, đồng thời cũng phù hợp với quy luật phát triển chung về kinh tế và xã hôị như đã nêu trên.

4.2.2. Cân nặng của học sinh

Cân nặng cơ thể là một chỉ tiêu được ứng dụng phổ biến vì dễ thu nhập. Đây là củng là một chỉ số tổng hợp cơ bản không thể thiếu trong việc đánh giá về mặt thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của con người. Cân nặng cơ thể khác nhau theo chủng tộc, giới, tuổi.. Đặc biệt tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ trong lâm sàng, trọng lượng cơ thể thường được sử dụng để xác định trình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của bệnh nhân. Ở học sinh độ tuổi 12-15, cân nặng được xem là một tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển thể lực trong giai đoạn học sinh dậy thì tuổi và là một trong những yếu tố được sử dụng trong điều trị ( Như khi tính liều dùng của một số dược phẩm)[27].

Bảng 4.12: Cân nặng của học sinh nam so với nghiên cứu Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn ( 2001) X SD X SD 12 29,06 5,12 27,3 4,65 13 31,78 4,80 30,59 5,73 14 36,60 4,01 34,81 6,48 15 43,31 6,39 39,52 6,98

Bảng 4.13: Cân nặng của trẻ nữ so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê đình vấn (2001) X SD X SD 12 27,59 3,53 27,52 5,18 13 32,70 5,01 32,03 5,51 14 35,40 4,02 35,10 5,29 15 41,23 8,50 39,34 5,43

Qua 2 bảng trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn nhưng sự khác biệt này không đáng kể, có thể xem tương đương nhau. Ở học sinh nữ nhóm tuổi 12 của nghiên cúu này có trọng lượng cao hơn học sinh nữ cùng nhóm tuổi của tác giả Lê Đình Vấn là 0,07kg. Ở học sinh nữ nhóm tuổi 13 cũng vậy tăng hơn so với nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn là 0,67kg. Ở học sinh nữ nhóm tuổi 14 tăng hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn là 0,3kg. Và đặc biêt ở học sinh nhóm tuổi 15 tăng cao hơn 3 nhóm trước so với tác giả Lê Đình Vấn là 1,89kg. Sự khác biệt trên là do thời điểm nghiên cứu khác nhau, càng về sau điều kiện kinh tế càng tốt hơn, kiến thức chăm sóc con cái của gia đình đặc biệt là sự hiểu biết các bà mẹ ngày càng tiến bộ, cho nên sự phát triển thể lực của học sinh trung học cơ sở trong phạm vi xã Triệu Thuận so với nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn tốt hơn.

4.2.3. Vòng ngực bình thường của học sinh

Vòng ngực là một chỉ số thường sử dụng cùng với số đo chiều cao đứng và cân nặng cơ thể để tính toán các chỉ số về thể lực, đặc biệt là chỉ số Pignet

Vòng ngực bình thường hay vòng ngực trung bình đều rất khó đo cho chính xác, nó phụ thuộc vào người đo và người được đo, đo nhiều lần trên một người có thể cho ra kết quả khác nhau và độ chênh lệch có thể lên đến 2- 3cm (21).

Tùy theo mốc giải phẫu mà ta có giá trị vòng ngực khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng một loại vòng ngực qua mũi ức. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả của tác giả Lê Đình Vấn.

Bảng 4.14: Vòng ngực bình thường của Học sinh 12-15 tuổi so với nghiên

cứu của tác giả Lê Đình Vấn

Nhó m tuổi

Nam Nữ

Chúng tôi(2010) Lê Đình Vấn (2001) Chúng tôi(2010) Lê Đình Vấn (2001)

X SD X SD X SD X SD

12 62,00 3,36 60,46 3,87 60,54 2,99 60,00 4,60

13 63,21 3,78 62,68 4,01 63,99 0,22 64,12 4,48

14 67,25 3,93 65,70 4,43 66,19 3,66 66,1 4,90

15 69,45 4,82 68,29 4,90 68,26 5,18 68,2 5,15

Vòng ngực bình thường của học sinh nam trung bình là 65,48 và của học sinh nữ là 64,75. Học sinh nam tăng hơn so với học sinh nữ là 0.73cm. Qua bảng trên ta thấy sự gia tăng kích thước vòng ngực tỷ lệ tăng thêm theo tuổi, nghĩa là vòng ngực tăng theo tuổi cả hai giới. Qua bảng so sánh này chúng tôi thấy kết quả của nghiên cứu này ở hai giới đều cao hơn kết quả của Lê Đình Vấn trong tất cả các nhóm tuổi. Các nhóm tuổi của học sinh nam tăng hơn khoảng dưới 1,6cm. Còn ở học sinh nữ tất cả các nhóm tuổi đều tăng nhưng sự chênh lệch không nhiều khoảng dưới 0,8cm.

4.2.4. Vòng cánh tay trái duỗi của học sinh

Vòng cánh tay thuộc loại vòng dùng để chỉ phát triển của cơ, sự tích mỡ.. nên thường được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng.

Bảng 4.15. Vòng cánh tay trái của học sinh nam so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn (2001)

12 18,67 1,66 16,91 1,23

13 18,93 1,67 17,55 1,56

14 19,74 1,67 18,59 1,71

15 19,99 1,94 19,56 1,89

Bảng 4.16: Vòng cánh tay phải duỗi của học sinh nữ so với nghiên cứu.

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn (2001) X SD X SD 12 18,20 1,29 17,4 1,48 13 18,40 1,53 18,24 1,93 14 19,59 1,69 19,14 1,72 15 19,60 1,94 19,48 1,88

Qua 2 bảng trên cho thấy kết quả của chúng tôi nghiên cứu đều tương đương hoặc tăng hơn không đáng kể cả 2 giới và tăng đều theo nhóm tuổi.

So với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn đều có tăng nhưng không đáng kể đặc biệt ở học sinh nam nhóm tuổi 12 tăng hơn so với nghiên cứu của Lê Đình Vấn là 1,76cm. Từ kết quả này cho thấy sự phát triển về kích thước vòng cánh tay của học sinh cũng tuân theo quy luật là tăng theo tuổi và theo xu thế phát triển kinh tế của xã hội.

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THỂ LỰC VÀ DINH DƯỠNG4.3.1. Chỉ số BMI 4.3.1. Chỉ số BMI

Chỉ số BMI là một chỉ số thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng học sinh. Chỉ số BMI của quần thể thấp phản ánh tình trạng thiếu an toàn thực phẩm của quần thể đó, điều này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng [ 36]. Chỉ số BMI thay đổi theo từng lứu tuổi, nhất là đối với học sinh[15],[27].

Bảng 4.21: Chỉ số BMI của học sinh xã Triệu Thuận so với nghiên cứu

Nhó m tuổi

Nam Nữ

Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn(2001) Chúng tôi(2010) Lê Đình Vấn (2001)

14 16,44 16,15 16,19 16,04

15 17,38 17,21 17,55 17,24

Kết quả BMI của nghiên cứu này lớn hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Đình Vấn. Chỉ số BMI cũng tăng theo tuổi, phù hợp với quy luật chung, tuy nhiên khoảng cách giữa hai nhóm tuổi tăng không nhiều (tăng bình quân hàng năm: nam 0.63kg/m; nữ 0.80kg/m).

4.3.2. Chỉ số Pignet

Chỉ số Pignet là trong những chỉ số được dùng để đánh giá tình trạng thể lực phổ biến nhất. Tuy nhiên, hiện nay người ta ít sử dụng chỉ số để đánh giá thể lực học sinh. Nó chỉ có giá trị đối với người trưởng thành vì chỉ số này thay đổi theo tuổi. Đối với học sinh thì chỉ số Pignet chỉ có giá trị tham chiếu, nghĩa là để so sánh, đối chiếu giữa các địa phương hoặc giữa từng nhóm đối tượng mà thôi.

Từ năm 1967, Nguyễn Quang Quyền tại Hội nghị hằng số sinh vật học người Việt Nam lần thứ nhất cũng đã từng đề nghị đưa ra một thang phân loại chỉ số Pignet để đánh giá thể lực cho người nhưng chỉ áp dựng cho nam thanh niên Việt Nam từ 18 -25 tuổi [19] (tr.212). Trong mô hình nghiên cứu của Trịnh Văn Minh năm 1993 về điều tra một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá trình trạng thể lực của người Việt Nam cũng không xếp loại chỉ số Pignet cho học sinh, vì theo ông, nếu áp dụng thang phân loại cho học sinh thì tất cả sẽ phải xếp vào loại rất yếu và cực yếu [16] (tr.87). Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có thang phân loại thể lực dựa vào chỉ số Pignet dành riêng cho học sinh. Trong phần này, để đánh giá một cách sơ bộ về thể lực của học sinh từ 12-15 tuổi ở xã Triệu Thuận dựa trên chỉ số Pignet, chúng tôi đề nghị một bản phân loại chỉ số Pignet dựa trên tiêu chuẩn mà Trịnh Văn Minh đã đưa ra [16], nội dung bảng như sau:

Bảng 4.17: Thang phân loại chỉ số Pignet:

Rất yếu (X + 1,5SD) (X +2,5SD)

Yếu ( X + 0,5SD) (X +1,5SD)

Trung Bình ( X - 0,5SD) (X - 0,5SD)

Khoẻ ( X - 1,5SD) (X - 0,5SD)

Rất khoẻ (X - 2,5SD) (X - 1,5SD)

Sau khi thống kê tính toán, chúng tôi thu được kết quả phân loại thể lực của học sinh xã Triệu Thuận từ 12-15 như sau:

Bảng 4.18 : Kết quả phân loại thể lực học sinh nam xã Triệu Thuận.

Loại/ tuổi Rất yếu Yếu Trung bình Khỏe Rất khỏe

12 53,05-59,95 46,55-53,05 40,05-46,55 35,50-40,05 27,05-33,55

13 58,87-59,45 50,29-54,87 45,71-54,87 41,13-45,71 35,85-41,13

14 50,95-56,27 45,63-50,95 40,31-45,63 34,99-40,31 29,67-34,99

15 58,47-68,64 48,30-58,47 38,12-48,30 17,87-27,95 17,78-27,95

Bảng 4.19: Kết quả phân loại thể lực học sinh xã Nữ Triệu Thuận.

Loại/ tuổi Rất yếu Yếu Trung bình Khỏe Rất khỏe

12 53,73-59,55 48,00-53,28 42,72-48,00 37,44-42,72 32,16-37,44

13 58,87-59,45 50,86-56,60 45,13-50,36 39,38-45,12 33,64-39,38

14 55,81-63,70 47,96-55,81 40,02-47,91 32,33-40,22 24,02-32,13

15 58,47-68,64 46,65-57,78 36,51-46,65 24,38-35,51 13,25-24,38

Kết quả nghiên cứu này chỉ có giá trị đánh giá và theo dõi thể lực học sinh trong một phạm vi nhất định ( như xã Triệu Thuận hoặc một vài xã lân cận). Kết quả này cũng có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu về sau để so sánh, đối chiếu và đánh giá lại thể lực của học sinh xã Triệu Thuận chúng tôi.

Để có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn về tình trạng thể lực học sinh xã Triệu Thuận hiện tại, chúng tôi có đưa ra ở đây có một bảng so sánh kết quả chỉ số Pignet của nghiên cứu này và của Tác giả như sau:

Bảng 4.20: Chỉ số Pignet của học sinh so với nghiên cứu của Tác giả.

Nhóm Tuổi Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn 2001 Chúng tôi (2010) Lê Đình Vấn 2001 X SD X SD X SD X SD 12 43,30 6,50 4,50 3,75 45,36 5,28 46,10 4,20

13 48,00 4,58 4,88 4,18 47,99 5,74 48,02 3,86 14 42,97 5,32 43,5 4,29 43,97 7,89 44,05 4,86 15 43,21 10,17 43,95 1,17 41,08 11,13 41,85 4.62

Nhìn vào bảng ta thấy kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả của tác giả Lê Đình Vấn. Theo lý thuyết chỉ số Pignet nhỏ hơn có nghĩa là thể lực tốt hơn, biết rằng ở trẻ em do sự phát triển các phần cơ thể ở vào các thời điểm khác nhau nên không thể đánh giá một cách chính xác được. Tạm thời chúng tôi kết luận sơ bộ rằng học sinh từ 12-15 tuổi ở xã Triệu Thuận có thể lực tốt hơn trước đây (thời điểm Lê Đình Vấn nghiên cứu năm 2001). Điều này cũng phù hợp quy luật phát triển kinh tế xã hội qua từng năm tháng.

4.3.3. Chỉ số QUETELET

Chỉ số này cho biết sức nặng của một đơn vị chiều cao (dm) của một người. Chỉ số này có ưu điểm là cho phép ta so sánh được sức nặng tương đối của mọi người có chiều cao khác nhau. Song bất lợi cho người cao, vì khi chiều cao tăng thì cân nặng tương đối giảm [18].

Bảng 4.22: Chỉ số QUETLET của học sinh tư12-15 xã Triệu thuận.

Giới Nam Nữ n X SD n X SD 12 80 2,15 0,32 81 2,06 0,23 > 0,05 13 112 2,22 0,26 83 2,25 0,28 > 0,05 14 110 2,49 0,21 117 2,43 0,25 > 0,05 15 106 2,78 0,41 99 2,73 0,53 > 0,05 Tổng 408 2,42 0,39 380 2,39 0,42 < 0,05

Qua bảng trên ta thấy chỉ số QUETELET của 2 giới tăng dần theo nhóm tuổi, nhưng tăng không nhiều.

- 13 tuổi nam có QUETELET 2,22 ± 0,26nữ 2,25 ± 0,28 - 14 tuổi nam có QUETELET 2,49 ± 0,21 , nữ 2,43 ± 0,25 - 15 tuổi nam có QUETELET 2,78± 0,41, nữ 2,73 ± 0,53

4.3.4. Phân loại dinh dưỡng của học sinh theo BMI

Bảng 4.23: Bảng phân loại dinh dưỡng của học sinh theo BMI

Giới Nam Nữ Tổng n % n % n % Gầy ( BMI < 18,5) 349 85,5 310 81,6 659 83,6 Bình thường (BMI =18,5- 22,9) 53 13,0 66 17,4 119 15,1 NC Béo phì (BMI≥23) 6 1,5 4 1,1 10 1,3 Tổng 408 51,8 380 48,2 788 100

Qua bảng trên ta thấy phần lớn là học sinh gầy chiếm 83,6% trung bình là 15,1% và chỉ 1,3 học sinh có nguy cơ béo phì. Tuy vậy chỉ số BMI dùng để phân loại dinh dưởng của học sinh lứa tuổi từ 12- 15 chưa được chính xác cho lắm, vì lứa tuổi dậy thì sự phát triển về chiều cao và cân nặng chưa được hài hoà.

4.3.5. Mối tương quan giữa BMI và vòng ngực

Qua biểu đồ 3.10 cho thấy chỉ số khối BMI có tương quan thuận khá với với vòng ngực, với phương trình hồi quy tuyến tính là y = 1,2483x +

4.3.6. Mối tương quan giữa BMI và vòng canh tay trái

Như đã nói ở trên, chỉ số BMI là một chỉ số cơ bản để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vì là một chỉ số tổng hợp được cả chiều cao đứng và cân nặng. Tuy nhiên, việc thu nhập hàng loạt cả hai chỉ tiêu này cũng không phải không gặp khó khăn. Trong khi đó, vòng cánh tay cũng là một chỉ tiêu được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vì bao hàm được cả lớp mỡ dưới da và cả khối

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG THỂ LỰC VÀ DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH TỪ 12 15 TUỔI Ở XÃ TRIỆU THUẬN, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 31 -57 )

×