Phương pháp khử trùng nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu du lịch Bình Quới 1 công suất 80m3 ngày.đêm (Trang 28 - 107)

Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn có thể chứa khoảng 105 đến 106vi khuẩn trong 1ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loại vi khuẩn gây bệnh nào đó. Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh sẽ rất lớn. Do vậy, cần phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Các phương pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay là:

 Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng Clo.

 Dùng Hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO)2 – hoà tan trong thùng dung dịch 35% rồi định lượng vào bể khử trùng.

 Dùng HypocloritNatri, nước javel (NaClO).

 Dùng Ozone được sản xuất từ không khí do máy tạo Ozone đặt trong nhà máy xử lý nước thải. Ozone sản xuất ra được dẫn ngay vào bể khử trùng.  Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sản sinh ra. Đèn phát tia

Chương 2: Tổng Quan Về Các Phương Pháp Xử lý Nước Thải Sinh Hoạt Quy Mô Vừa Và Nhỏ

Từ trước đến nay, phương pháp khử trùng nước thải bằng Clo hơi hay các hợp chất của Clo thường được sử dụng phổ biến vì Clo là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn trên thị trường với giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo nên hạn chế dùng Clo để tiệt trùng nước thải vì các lý do sau:

 Lượng Clo dư (khoảng 0,5 mg/l) trong nước thải để đảm bảo sự an toàn và ổn định cho quá trình tiệt trùng sẽ gây hại đến cá và các sinh vật nước có ích khác.

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

Chương

3.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI I 3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU DU LỊCH

BÌNH QUỚI I

TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI I VAØ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

3.1 GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1 3.1.1 Vị trí địa lý

Địa chỉ : 1147 đường Bình Quới, P28, Q.Bình Thạnh Điện thoại : (84.8) 88 30 18 – 898 66 96

Fax : (84.8) 898 89 17 – Email:binhquoi1tourist@hcm.fpt.vn

Khu Du Lịch Bình Quới I nằm bên bờ sông Sài Gòn cuối bán đảo Thanh Đa, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km, tọa lạc trên diện tích 34,635 m2, tiếp giáp sông Sài Gòn về phía Đông Bắc, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, đậm đà phong cách Nam Bộ.

Hình 3.1: Vị trí khu du lịch Bình Quới I

3.1.2 Mặt bằng tổng thể khu du lịch Bình Quới I

Mặt bằng tổng thể KDL Bình Quới I với diện tích tổng thể là 34.635m2, gồm các khu: bãi đậu xe, kho kỹ thuật – hoá chất, khu ẩm thực Nam Bộ, hội trường, bếp ao cá, nhà tròn bờ sông, nhà hàng Hoa Mua, Bếp nhà hàng, nhà cho thuê, Hội quán… Mặt bằng tổng thể được thể hiện rõ ở phần phụ lục C.

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

Diện tích rộng, khung cảnh thiên nhiên thoáng mát với hàng dừa, vườn cây, thảm cỏ, ao cá.Khu Du Lịch Bình Quới 1 được người dân Thành Phố biết đến như một làng quê yên tĩnh để nghỉ ngơi, sinh hoạt và thưởng thức món ăn, thức uống theo phong cách Nam Bộ. Khu du lịch Bình Quới I thường được Thành Phố chọn làm nơi tổ chức các lễ hội du lịch lớn. Không chỉ dừng lại ở khách du lịch của Thành phố, Bình Quới 1 được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên và là điểm du lịch “xanh” của một thành phố công nghiệp lớn của cả nước. Ngoài Nhà hàng Hoa Mua 300 chỗ phục vụ các món ăn Á, còn có khu sân vườn với thảm cỏ rộng 7.000 m2phục vụ sinh hoạt, vui chơi dã ngoại, ăn uống ngoài trời với sức chứa khoảng 3.000 thực khách. Các nhà chòi nhỏ từ 10-20 chỗ.

Khu ẩm thực “Khẩn hoang Nam Bộ” với diện tích 3.000 m2 được xây dựng trên một khoảng riêng kinh doanh buffet vào 03 ngày cuối tuần (thứ 6, thứ 7, chủ nhật) và các ngày lễ lớn với trên 70 món ăn dân dã thuần túy Nam Bộ. Khả năng phục vụ khoảng 1000 -1500 khách mỗi xuất.

Ba ngôi nhà lợp lá dừa nước, vách đất, bên trong được trang bị những tiện nghi tối thiểu, dành cho gia đình hoặc nhóm bạn bè nghỉ ngơi, ăn uống trong ngày.

Hội Quán Hội Ngộ: địa điểm lưu giữ những kỷ niệm của bè bạn và công chúng với cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và dần dần hình thành như một địa chỉ văn hóa của Thành Phố với các hoạt động mang tính nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc hay giới thiệu các chương trình ca nhạc cho các nghệ sỹ tên tuổi.

Khu du lịch Bình Quới I bắt đầu xây dựng EMS theo ISO 14001:1996 vào tháng 03/2003 và được chứng nhận vào 31/5/2005. Hiện nay, khu du lịch đang duy trì áp dụng, cải tiến và chỉnh sửa tài liệu theo phiên bản mới ISO 14001:2004.

3.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1 3.2.1 Hiện trạng rác thải

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

Nguồn gốc và phân loại rác thải được khu du lịch thực hiện phân loại như sau:

Bảng 3.1: Nguồn gốc và nguyên tắc phân loại rác

STT Tên loại rác thải Loại rác thải 01 Rác hữu cơ tái sử dụng

(cơm heo)

Thức ăn thừa, phế thải thực phẩm

02 Rác hữu cơ thải bỏ

Xác vỏ củ, quả, rau dập, ruột động thực vật, khăn giấy, xương, vỏ hải sản, xác trà, xác cà phê…

03 Rác bán được

(Rác ve chai)

- Chai thủy tinh, lon nhôm, chai lọ nhựa.

- Thùng carton, thùng giấy, tạp chí cũ, giấy, báo cũ.

04 Rác vô cơ thải bỏ Xà bần, mảnh vỡ từ sành sứ, bụi cát, gỗ vụn,giẽ cũ, bao nylon, ống hút, vải vụn…

05

Rác thải nguy hại (Thu giữ riêng giao về BP kỹ thuật)

- Pin các loại; băng mực; hộp đựng mực in; bo mạch điện tử; giấy carton; bình acquy cũ; bóng đèn huỳnh quang; đèn cao áp; bao bì đựng hóa chất; giẻ lau dầu, nhớt; vật dụng lau dọn hóa chất…

- Nhớt thải, hóa chất các loại, mỡ bò…

Nguồn: Khu du lịch Bình Quới I

Các thùng rác được đặt dọc hai bên đường của KDL. Tại nhà bếp và khu vực phục vụ Buffet, các thùng rác đều được dán nhãn nhận biết và có nắp đậy nhằm phục vụ cho việc phân loại.

Đối với CTNH, chúng được tập trung về phòng kỹ thuật, định kỳ 03 tháng (ít nhất) hoặc khi có nhu cầu, nhóm trưởng kỹ thuật/EMR sẽ liên hệ với công ty môi trường Việt Úc để chuyển giao và xử lý.

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

Các thùng rác được đặt dọc hai bên đường của KDL. Tại nhà bếp và khu vực phục vụ Buffet, các thùng rác đều được dán nhãn nhận biết và có nắp đậy nhằm phục vụ cho việc phân loại.

Bảng 3.2: Lượng rác qua các tháng năm 2006

Tháng Lượng khách (khách) Rác hữu cơ thải bỏ (kg) Rác vô cơ thải bỏ (kg) Rác ve chai tái sử dụng (kg) Thức ăn thừa (cơm heo) (kg) 1 35756 15969 969 693 2576 2 34710 19548 615 358 2570 3 27925 19476 562 330 2497 4 21419 16483 485 345 2480 5 19283 17667 427 330 2155 6 18945 16383 503 256 2260 7 21830 17544 648 307 2146 8 21105 17136 481 336 2140 9 21454 16899 339 152 2415 10 20486 16271 392 165 1920

Nguồn: Khu du lịch Bình Quới I

LƯỢNG RÁC SINH RA QUA CÁC THÁNG NĂM 2006

0 5000 10000 15000 20000 25000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 tháng K g

Rac thai bo huu co rac thai bo vo co Rac ve chai tai su dung thuc an thua

Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn lượng rác qua các tháng năm 2006

Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy, lượng rác phát sinh vào các tháng đầu năm do đó là các tháng tết, khu du lịch tổ chức nhiều chương trình, lễ hội.

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

3.2.2 Hiện trạng nước thải

Lượng nước tiêu thụ của khu du lịch vào các mục đích sau:

 Phục vụ rửa, nấu ăn cho nhà hàng Hoa Mua và khu khẩn hoang Nam Bộ.

 Tưới cây xanh trong khu du lịch.

 Nhà vệ sinh.

Bảng 3.3: Lượng nước tiêu thụ tại KDL Bình Quới I các tháng năm 2006

Tháng Lượng khách Lượng nước tiêu thụ

1 35756 2324 2 34710 2861 3 27925 2638 4 21419 2402 5 19283 2323 6 18945 2004 7 21830 2015 8 21105 1829 9 21454 1486 10 20486 1290

Nguồn: Khu du lịch Bình Quới I

Lượng nước tiêu thụ qua các tháng năm 2006

2324 2861 2638 2402 2323 2004 2015 1829 1486 1290 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 tháng m 3

Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn lượng nước tiêu thụ tại KDL Bình Quới I năm 2006

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

 Nước thải thải ra do hoạt động rửa chén phục vụ Buffet vào các ngày chiều T6, chiều T7, ngày CN mỗi tuần. Nguồn thải này hiện tại sau khi qua bể tách mỡ được thải ra ao nội bộ có thả lục bình, làm nguồn nước mặt trong các ao hồ bị phú dưỡng hoá, gây mất mỹ quan khu du lịch.

 Nước thải thải ra do hoạt động rửa chén và nấu ăn khu vực bếp và nhà hàng Hoa Mua. Nguồn thải này cũng được đi qua bể tách mỡ và sau đó được thải ra sông Sài Gòn, với hàm lượng hữu cơ và cặn lơ lửng lớn góp phần làm ô nhiễm nguồn nước mặt sông Sài Gòn.

Vì: lượng nước này có hàm lượng chất ô nhiễm rất cao, hàm lượng BOD, SS vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Theo nguyên tắc xả thải, không được xả trực tiếp ra hệ thống sông trong thành phố mà phải qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

3.2.3 Hiện trạng môi trường không khí

3.2.3.1 Tiếng ồn

Các nguồn gây ồn được xác định như sau:

Từ hoạt động của khách ở nhà hàng và khu vực sân vườn.

Từ các buổi ca nhạc ngoài trời;

Từ máy cắt cỏ và các hoạt động khác của công nhân làm vườn, cắt tỉa cành, lá…

Hoạt động của bãi đậu xe / bãi giữ xe đưa du khách đến & đi;

Máy phát điện hoạt động khi điện lưới quốc gia ngưng cung cấp điện;

Máy giặt tại khu vực pha chế;

Tiếng ồn của máy xịt muỗi vào hai ngày thứ 3 và thứ 7.

Bên cạnh đó các thiết bị máy móc có khả năng phát sinh tiếng ồn bao gồm: nhà hàng Hoa Mua, Hội quán Hội Ngộ, khu vực ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ, bãi đậu

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

xe & bãi giữ xe, Khu vực sân vườn với không gian rộng trên 7000 m2thỉnh thoảng phục vụ những tiệc lớn có trang bị thiết bị tăng âm vang xa và lớn.

Bảng 3.4 : Kết quả đo ồn

Độ ồn (dBA) Điểm đo

2005 2006

Tại cổng chính – cách đường 20m 54-57 55-56 Khu trò chơi dân gian – cách khu dân cư

20m 55-60 54-58

Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư –

mức ồn tối đa cho phép (TCVN 5949:1998) 60 60

Nguồn: Khu du lịch Bình Quới I

Thời gian lấy mẫu: Ngày 24/7/2005 Chủ nhật 28/3/2006_Thứ 4 và 1/4/2006Thứ 7.

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu cho phép ta khẳng định cường độ ồn tại các điểm khảo sát nằm trong giới hạn tối đa cho phép.

3.2.3.2 Khói thải, chất lượng không khí xung quanh

Các nguồn phát sinh khói thải bao gồm hoạt động nấu nước, đốt rác (làm vườn), đêm ca nhạc ngoài trời (đốt đuốc dầu), các buổi tiệc có các món nướng (than), sử dụng đèn cầy trang trí cho bàn ăn. Ngoài ra, khói thải cũng phát sinh từ máy phát điện chạy mỗi khi điện lưới ngưng cung cấp hoặc trong lúc chạy không tải (bảo trì). Không những thế, CFC có thể phát sinh từ các máy điều hòa không khí, từ các tủ trữ đông cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

Ngoài ra, bụi có thể phát sinh từ các hoạt động làm vườn, cắt tỉa cành, cắt cỏ; từ hoạt hoạt động xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất để phục vụ công việc kinh doanh của đơn vị; bụi từ công việc vệ sinh hàng ngày.

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

Bảng 3.5: Kết quả đo đạc nồng độ khói thải

Bụi (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) STT Vị trí lấy mẫu 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 1

Khói thải khu ẩm thực Khẩn hoang Nam Bộ – lấy mẫu giữa khu vực, vùng dưới gió

0.30 0.28 0.04 0.05 0.11 0.12 1.5 1.6

2 Ống khói bếp ăn (*) 36.2 24.6 8.5 5.8 11.5 7.2 21.8 18.4

3 Ống khói phát điện (*) 128.7 142.8 289 249 215 275 148 152 Tiêu chuẩn khí thải CN

đốivới bụi và các chất vô cơ (giá trị giới hạn B) (TCVN 5939-1995)

400 1000 500 500

Nguồn: khu du lịch Bình Quới I

Bảng 3.6: Chất lượng không khí xung quanh

Bụi (mg/m3) NO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) CO (mg/m3) STT Vị trí lấy mẫu 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 1 Khu A 0.26 0.25 0.01 0.01 0.06 0.05 0.8 0.5 2 Khu B 0.21 0.22 0.01 0.01 0.04 0.02 0.5 0.5 3 Khu C 0.25 0.22 Vết 0.01 0.04 0.02 0.5 0.5 Tiêu chuẩn chất lượng

không khí xung quanh (TCVN 5937:1995)

0.3 0.4 0.5 40

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

Nhận xét:

Đối với nồng độ khí thải tại nguồn, tại thời điểm lấy mẫu, nồng độ bụi, các hơi, khí trong ống khói thải của hệ thống khí thải của bếp nấu ăn và máy phát điện (khi máy phát điện đang hoạt động) có các trị số nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn khí thải công nghiệp (TCVN 5939:1995).

Nồng độ bụi và các hơi khí khác tại các điểm đo khu A, B, C có giá trị nằm trong tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (TCVN 5937:1995).

3.2.3.3 Phát thải nhiệt

Các nguồn phát thải nhiệt bao gồm phát nhiệt từ máy biến thế điện, máy phát điện, máy điều hoà không khí, các tủ trữ đông, máy cắt cỏ, xe cộ các loại đưa khách đến và đi …; nhiệt từ hoạt động nấu nướng, đốt rác, chiếu sáng. Trong trường hợp khẩn cấp, các nguồn phát sinh nhiệt có thể có từ hoả hoạn trong các nhà bếp do bất cẩn trong lúc nấu nướng hay từ sự cố rò rỉ khí đốt mà không phát hiện kịp thời và từ việc bất cẩn để lửa bén trong các nhà nghỉ hay lúc đốt rác . Để hạn chế lượng nhiệt phát ra, Bình Quới I đã trang bị ống khói thông lên cao cho máy phát điện, trang bị chụp thông nhiệt và quạt hút nhiệt, hút độ ẩm trong nhà bếp.

3.2.3.4 Mùi

Mùi có thể phát sinh từ hoạt động nấu nướng; mùi xăng, dầu từ các du thuyền, canô đến và đi; mùi xăng từ máy cắt cỏ hoạt động; mùi từ các thùng đựng rác; mùi từ các ao “tù”; mùi từ thuốc dinh dưỡng và trị bệnh cho cây cối, mùi thơm từ hoa và lá của khu du lịch. Để hạn chế mùi cũngnhư hạn chế sự ảnh hưởng của hoá chất đến sức khỏe của nhân viên, Bình Quới I yêu cầu các nhân viên, công nhân phải dùng khẩu trang, bao tay khi phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt muỗi, diệt mối.

Chương 3: Tổng Quan Về Khu Du Lịch Bình Quới I Và Hiện Trạng Môi Trường

3.2.3.5 Độ rung

Độ rung động lệ thuộc vào mật độ của xe cộ di chuyển trong khuôn viên khu du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu du lịch Bình Quới 1 công suất 80m3 ngày.đêm (Trang 28 - 107)