Xuất phương án xử lý nước thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu du lịch Bình Quới 1 công suất 80m3 ngày.đêm (Trang 70 - 74)

Các thông số tính toán thiết kế

Lưu lượng nước thải ngày đêm : 80 m3/ngày đêm Lưu lượng nước thải trung bình giờ : 3.5m3/giờ

Lưu lượng nước thải lớn nhất giờ : 10,945 m3/giờ Lưu lượng nước thải lớn nhất giây : 3,846 l/s

Bảng 5.1: Các thông số đầu vào của nước thải tại khu du lịch

STT Thông số Đơn vị Trị số 1 Qtb m3/ng.đ 80 2 pH 5.3 7.9 3 BOD5 mg/l 500 4 SS mg/l 220 5 Nitrat(NO3-) mg/l 50 6 Phosphat(PO43-) mg/l 20 7 Coliform MPN/100ml 108 8 Dầu mỡ mg/l 130

Bảng 5.2: Các thông số đầu ra của nước thải mức II (TCVN 6772 - 2000)

STT Thông số Đơn vị Trị số

Chương 5: Đề xuất phương án và tính toán thiết kế hệ thống Xử Lý Nước Thải cho Khu Du Lịch Bình Quới 1 2 BOD5 mg/l 30 3 SS mg/l 50 4 Nitrat(NO3-) mg/l 30 5 Phosphat(PO43-) mg/l 6 6 Dầu mỡ mg/l 20 7 Tổng coliform MPN/100ml 1000

Nhận xét: Các thông số ô nhiễm trong nước thải của đơn vị là tương đối lớn. Các thông số này vượt quá nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (TCVN6772 - 2000); BOD5 gấp hơn 15,7 lần, SS gấp hơn 2 lần. Nhưng nhìn chung đặc trưng cơ bản của nước thải tại khu du lịch là ô nhiễm hữu cơ nồng độ cao.

Chương 5: Đề xuất phương án và tính toán thiết kế hệ thống Xử Lý Nước Thải cho Khu Du Lịch Bình Quới 1 Nước thải 1 2 4 5 6 7 Bùn hoàn lưu Bùn dư Nước ra 1. SONG CHẮN RÁC 5. BỂ AEROTEN 2. HẦM TIẾP NHẬN 6. BỂ LẮNG II 3. BỂ TÁCH MỠ 7. BỂ KHỬ TRÙNG

4. BỂ ĐIỀU HÒA 8. BỂ CHỨA BÙN

Ống dẫn nước thải Ống dẫn bùn Ống dẫn khí Ống dẫn nước tách bùn Máy nén khí Máy bơm CHÚ THÍCH 3 Bể chứa bùn Nước sau tách bùn 8

Chương 5: Đề xuất phương án và tính toán thiết kế hệ thống Xử Lý Nước Thải cho Khu Du Lịch Bình Quới 1

Thuyết minh công nghệ

1. Song chắn rác

Song chắn rác là công đoạn xử lý sơ bộ đầu tiên trong hệ thống xử lý nhằm loại bỏ tạp chất bẩn có kích thước lớn để tránh ảnh hưởng đến các công trình xử lý sau, đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc của hệ thống.

2. Bể tách mỡ

Trong nước thải của khu du lịch chứa nhiều váng dầu mỡ làm ngăn cản sự hoà tan oxy vào nước. Bể tách mỡ có tác dụng loại bỏ các váng dầu mỡ này. Sau khi qua bể tách mỡ, nước được đưa đến công trình xử lý tiếp theo.

3. Hầm tiếp nhận

Nước thải sau khi qua bể tách mỡ được tập trung tại hầm tiếp nhận. Từ đây, nước được bơm lên bể điều hoà nhờ bơm nhúng chìm.

4. Bể điều hòa

Nước thải từ hầm tiếp nhận được vào bể điều hòa. Trong bể điều hòa phải có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ chất bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng, vi sinh vật kị khí phát triển trong bể.

5. Bể Aeroten làm thoáng kéo dài

Nước thải sau khi qua bể điều hoà, được bơm lên bể Aeroten xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí.

6. Bể lắng II

Nước thải từ bể Aerotank đưa sang bể lắng II, tại đây lượng bùn hoạt tính dư có trong nước thải một phần sẽ được hoàn lưu về bể lắng II, một phần khác sẽ được đưa về bể nén bùn và cuối cùng sẽ được tập trung ở sân phơi bùn.

7. Bể khử trùng

Sau khi qua bể lắng II, nước thải đã được kiểm soát các chỉ tiêu về hóa, lý, giảm được phần lớn các vi sinh vật gây bệnh nhưng vẫn chưa an toàn cho nguồn tiếp nhận. Do đó, cần phải có khâu khử trùng trước khi thải ra ngoài.

Chương 5: Đề xuất phương án và tính toán thiết kế hệ thống Xử Lý Nước Thải cho Khu Du Lịch Bình Quới 1

8. Bể chứa bùn

Bùn sau lắng ở bể lắng II được định kì bơm lên bể chứa bùn. Tại đây, bùn được nén lại và định kì bơm ra dùng bón cây trong khu du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu du lịch Bình Quới 1 công suất 80m3 ngày.đêm (Trang 70 - 74)