Các tiêu chí đánh giá về chất lượng hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hang công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 50 - 99)

2.2.4.1. Đánh giá chất lượng tín dụng Bảng 2.5: Bảng phân loại nợ Đơn vị: tỷ đồng Phân loại nợ 2009 2010 2011 Nhóm 1 1560 1665,6 3000 Nhóm 2 240 363,8 958,8 Nhóm 3 50 45 30 Nhóm 4 40 20 11 Nhóm 5 10 15,6 10,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đống Đa từ 2009 đến 2011)

Hình 2.4: Biểu đồ tình hình dư nợ từ năm 2009 đến 2011

Nguồn: Bảng 2.5

Năm 2011 có thể đánh giá là năm thành công trong hoạt động tín dụng của chi nhánh mặc dù môi trường đầu tư còn nhiều khó khăn nhưng chi nhánh

vẫn tăng trưởng được tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng. Nợ xấu đạt 51,2 tỷ đồng giảm so với năm trước.

Ban lãnh đạo chi nhánh rất quan tâm đến công tác quản lý và thu hồi nợ đã đã xử lý rủi ro, hàng tháng đều tổ chức các cuộc giao ban tín dụng, phân tích kết quả đạt được, đưa ra phương hướng, biện pháp thực hiện thu hồi nợ xử lý rủi ro đối với từng khách hàng cụ thể. Nhờ vậy đã thu được những món lớn và khó như công ty vật tư XDC…

Bảng 2.6 Bảng khả năng thu nợ

Đơn vị: tỷ đồng

2009 2010 2011

Doanh số cho vay 1780 1810 1950

Doanh số thu nợ 2180 2160 2100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đống Đa từ 2009 đến 2011)

Hình 2.5: Biểu đồ tình hình thu nợ của Vietinbank Đống Đa từ 2009 đến 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Doanh số thu nợ qua các năm đều lớn hơn doanh số cho vay. Doanh số thu nợ năm 2011 giảm 60 tỷ so với năm 2010 do các khoản nợ đã xử lý rủi ro đều rất lâu, phần lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên rất khó thu hồi.

Bảng 2.7 Bảng thu nhập từ lãi qua các năm (2009-2011)

Đơn vị: tỷ đồng 2009 Tỷ trọng (%) 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) Tổng thu nhập 350 100 380 100 430 100

Lãi tiền gửi 169 48 190 50 194 45

Lãi tiền vay 170 49 182 48 220 51

Lãi khác 11 3 8 2 16 4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHTMCPCT Đống Đa từ 2009 đến 2011)

Hình 2.6: Biểu đồ tình hình thu nhập từ lãi từ 2009 đến 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Bảng 2.7

Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm qua có quy mô và chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình. Đối với bản thân chi nhánh, hoạt động tín dụng cũng thực sự tạo ra

nguồn thu chủ yếu. Tổng thu nhập năm 2009 là 350 tỷ, năm 2010 là 380 tỷ và năm 2011 là 430 tỷ. Từ năm 2009 năm sau tăng hơn so với năm trước khoảng từ 30 tỷ trở lên.

2.2.4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn của Vietinbank Đống Đa

Nợ quá hạn của Vietinbank Đống Đa trong những năm gần đây như sau:

Bảng 2.8 : Bảng nợ quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Dư nợ tín dụng 1900 2110 4010 2 Nợ quá hạn 340 444,4 999,8 3 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 17,89 21,06 24,93

Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Vietinbank Đống Đa từ 2009 đến 2011

Nợ quá hạn của Vietinbank Đống Đa năm 2010 tăng so với năm 2009 là do tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp. Sang năm 2011, nền kinh tế toàn cầu chưa phục hồi mà còn gặp khó khăn hơn trước nên tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhanh đã tăng đáng kể, từ 444,4 tỷ đồng năm 2010 chiếm tỷ lệ 17,89% trên tổng dư nợ lên 999,8 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 24,93% trên tổng dư nợ năm 2011. Điều này thể hiện việc thu hồi nợ gặp khó khăn do các doanh nghiệp không thể trả đúng hạn nợ vì khủng hoảng kinh tế kéo dài trong các năm khiến các doanh nghiệp hoạt động trì trệ.

Hình 2.7: Biểu đồ tình hình nợ quá hạn từ 2009 đến 2011

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Bảng 2.8)

2.2.4.3. Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Đống Đa

Bảng 2.9: Bảng tỷ lệ nợ xấu Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Dư nợ tín dụng 1900 2110 4010 2 Nợ xấu 100 80,6 51,2 3 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 5,26 3,82 1,28

(Nguồn: Báo cáo công tác tín dụng của Vietinbank Đống Đa từ 2009 đến 2011) Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Đống Đa giảm đáng kể qua các năm: từ 100 tỷ đồng năm 2009 xuống 80,6 tỷ đồng năm 2010 và 51,2 tỷ đồng năm 2011. Để có được kết quả này là do công tác quản lý chất lượng tín dụng đã được phát huy

và chú trọng hơn. Chi nhánh đã phải cố gắng nỗ lực vừa kiểm soát nợ xấu không để gia tăng phát sinh đột biến, vừa phải tìm mọi cách để giảm nợ xấu hiện hữu như: phối hợp với cơ quan công an hoàn thiện thủ tục phát mại tài sản để thu hồi nợ, thường xuyên làm việc với khách hàng để tư vấn về hoạt động kinh doanh và đôn đốc khách hàng trả nợ, nhờ sự hỗ trợ của NHCT Việt Nam.

Hình 2.8: Biểu đồ tình hình nợ xấu của Vietinbank Đống Đa từ 2009 đến 2011

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Bảng 2.9)

2.2.4.4. Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Bảng 2.10: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Tổng lợi nhuận 40 55 100

2 Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng 26 35 58

3 Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/ Tổng lợi nhuận (%)

65 63,6 58

Hình 2.9: Biểu đồ tình hình lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Bảng 2.10

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011, tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên tổng lợi nhuận của Vietinbank Đống Đa đạt 58%, trong khi tổng dư nợ/Tổng tài sản là 67%. Đồng thời tỷ lệ này giảm qua các năm . Điều này cho thấy, chi nhánh đã đẩy mạnh tỷ lệ thu dịch vụ, giảm thiểu tỷ lệ rủi ro từ hoạt động tín dụng.

2.2.2.4. Nguồn lực cán bộ thẩm định tín dụng

Số lượng cán bộ thẩm định tín dụng của chi nhánh là 40 người trong đó số cán bộ thẩm định tín dụng chuyên trách chỉ có 4 người chiếm tỷ lệ 10%. Số lượng cán bộ thẩm định có trình độ từ đại học trở lên là 36 người chiếm tỷ lệ 90%. Như vậy, thực chất là hầu hết cán bộ thẩm định được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn cần tạo điều kiện cho các cán bộ đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ cho các cán bộ tín dụng của chi nhánh.

2.2.5. Phân tích tình huống thẩm định

Dưới đây là hai tình huống thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thực hiện tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Đống Đa trong thời gian vừa qua.

Tình huống 1:

Giới thiệu khách hàng

- Tên khách hàng: Công ty TNHH Du lịch Khoa Việt

- Số tiền vay: 400.000.000 đồng để thanh toán tiền mua ô tô - Thời hạn vay: 36 tháng

Thẩm định tín dụng

Bước 1: Thẩm định khách hàng 1. Thông tin khách hàng

- Địa chỉ: 51 Hàng Quạt & 21Yên Thái, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Quyết định thành lập: GCN số 0103012642 do sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 08/09/2006, đăng ký thay đổi lần 01 ngày 17/04/2008

- Ngành nghề kinh doanh chính: Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch. Vận chuyển hành khách, cho thuê xe du lịch

- Vốn điều lệ: 2.200.000.000 đồng

- Vốn chủ sở hữu đến kỳ báo cáo gần nhất: 4.087.719.086đ - Người đại diện: Nguyễn Văn An

+ Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân + Từ 2006 đến nay: Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Khoa Việt

2. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

- Quá trình hình thành: GCN số 0103012642 do sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần đầu ngày 08/09/2006, đăng ký thay đổi lần 01 ngày 17/04/2008.

- Cơ cấu tổ chức: Ban lãnh đạo gồm 01 giám đốc, 01 trưởng phòng kinh doanh, 01 kế toán, 09 nhân viên là lái xe.

Bước 2: Thẩm định hoạt động kinh doanh 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Chỉ tiêu Nội dung Đánh giá

Quản lý, điều hành

- Trình độ, năng lực và kinh nghiệm quản lý của Ban lãnh đạo: Ông Nguyễn Văn An sinh năm 1975, đã tốt nghiệp đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành du lịch và lữ hành

- Công ty ngày càng hoạt động ổn định và cho doanh thu tốt

Rủi ro: Trung bình

Ngành và môi trường kinh doanh

- Hoạt động kinh doanh chính và chủ yếu là kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách cho các công ty du lịch; cho thuê xe cưới hỏi, các đoàn khách du lịch.

- Đây là ngành nghề kinh doanh dịch vụ đang phát triển rất tốt trên thị trường

Khá ổn định và thuận lợi

Bán hàng và tiêu thụ sản phẩm

- Đối với các hợp đồng vận chuyển hành khách, sau khi ký kết hợp đồng, đối tác sẽ thông báo số lượng khách và các yêu cầu cụ thể mỗi hành trình phục vụ khách hàng.

- Đối với các hợp đồng cho thuê xe, công ty sẽ bàn giao xe kèm theo 01 lái xe phục vụ khách hàng theo thời gian cụ thể trong từng hợp đồng. - Phương thức thanh toán: Sau khi kết thúc mỗi hành trình vận chuyển hành khách, công ty sẽ lập phiếu thanh toán để thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày công ty xuất hóa đơn thanh toán cho khách hàng.

Rủi ro bán hàng: trung bình

2. Tình hình tài chính

a. Báo cáo tài chính của khách hàng

Qua bảng cân đối kế toán của công ty có thể thấy được tài sản của công ty chủ yếu được hình thành tái sản cố định, tiền mặt tại quỹ và các khoản phải thu. Đây là ngành nghề kinh doanh đặc thù nên công ty hầu hết đầu tư vào tài sản cố định là các dòng xe du lịch với nhiều kích cỡ 45 chỗ, 16 chỗ, 07 chỗ. Tổng tài sản đến tháng 31/08/20011 là 5.425.719.086 đồng.

Tiền mặt của công ty tính đến ngày 31/08/2011 là 742.708.220 đồng. Công ty thường xuyên duy trì một lượng tiền mặt để thanh toán tiền lương hàng tháng cho nhân viên và chủ động trong quá trình bảo trì bảo dưỡng và sữa chữa khi cần thiết. Với các hợp đồng vận chuyển hành khách thì sau khi hoàn thành một hành trình, công ty sẽ được thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển, thời gian chậm nhất không quá 30 ngày tính khi công ty xuất hóa đơn VAT.

Doanh nghiệp sử dụng hình thức kinh doanh dịch vụ và có tỷ suất lợi nhuận khá tốt, lợi nhuận thuần 08 tháng đầu năm 2011 chiếm gần 21,3% doanh thu. Hàng tháng, bình quân doanh nghiệp thu được 122 triệu đồng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí giá vốn, chi phí quản lý và thuế.

b. Phân tích các chỉ số

* Chỉ số về khả năng sinh lời

Chỉ số Năm 2010 Năm 2011

Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần (%) 19,66 21,3

ROE 44,44 32,1

ROA 35,8 22,4

Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần (%) 31,1 32,03

LN trước thuế và lãi vay / Doanh thu thuần (%) 21,9 23,07

Đây là ngành nghề kinh doanh đặc thù vận chuyển hành khách theo hợp đồng và cho thuế xe du lịch do vậy lợi nhuận là tương đối cao. Công ty ký kết đượ nhiều hợp đồng dịch vụ vận chuyển hành khách tháng, trong 08 tháng đầu năm 2011 doanh thu bình quân 1 tháng là 665.000.000 đồng. Lợi nhuận ròng là 21% doanh thu. Nhìn chung, doanh nghiệp có khả năng sinh lợi tốt.

Chỉ số Năm 2010 Năm 2011

Khả năng thanh toán tức thời 6,6 0,8

Khả năng thanh toán hiện hành 12,4 2,4

Vốn lưu động ròng (đồng) 1.432.862.307 1.026.920.997

Các chỉ số tính toán cao, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, khả năng thanh toán nợ của khách hàng tương đối tốt. Vì công ty luôn duy trì một lượng tiền mặt nhật định để sử dụng làm vốn lưu động. Khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là nợ người bán, công ty sẽ thanh toán hết sau khi thu được toàn bộ chi phí vận chuyển hành khách với khách hàng đầu ra. Khoản vay trung hạn của công ty tại Ngân hàng Công Thương được trả góp đều hàng tháng, và khách hàng chưa phát sinh nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng.

*Chỉ số quản lý nợ

Chỉ số Năm 2010 Năm 2011

Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn (%) 19,37 30,03

Tổng nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu (%) 19,9 20,6

Khả năng thanh toán nợ (lần) 2,07 0,9

Trong năm 2011, doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn năm 2010, trong khi khả năng thanh toán nợ lại giảm rõ rệt. Sử dụng nhiều nợ khiến doanh nghiệp phải chịu áp lực trả lãi cao nhưng cũng góp phần giúp doanh nghiệp tạo ra lá chắn thuế.

Bước 3: Thẩm định nhu cầu tín dụng

1. Thẩm định nhu cầu vốn vay

Nhận thấy tình hình kinh doanh ngày càng ổn định, nhu cầu khách hàng là rất lớn, với lượng xe du lịch hiện tại công ty có so với lượng khách hàng ký các hợp đồng dịch vụ vấn thiếu. Công ty đã quyết định đầu tư thêm 1 chiếc xe FORD Transit 2.4L 16 chỗ ngồi làm tài sản cố định để phục vụ nhu cầu kinh doanh của công ty.

Theo hợp đồng kinh tế số 82-2011/Transit ký ngày 07/10/2011 với Xí nghiệp cổ phần đại lý Ford Hà Nội thì chiếc xe trên có trị giá là 765.000.000 VNĐ. Giá trị chiếc xe là phù hợp với giá thị trường. Hiện nay công ty đã tiến hành đặt cọc

20.000.000 đồng và đang tiến hành các thủ tục vay ngân hàng để hoàn thiện thủ tục mua xe.

2. Đánh giá nguồn trả nợ

Nếu Vietinbank Chi nhánh Đống Đa đồng ý cho khách hàng vay số tiền 400.000.000 đồng, lãi suất 22%/năm trong thời gian 36 tháng, theo hình thức trả góp hàng tháng thì số tiền gốc hàng tháng phải trả là 11.110.000 đồng, tiền lãi tháng nhiều nhất là 7.330.000 đồng, tiền lãi giảm dần theo dư nợ thực tế từ các tháng sau. Tổng cộng phải trả tháng cao nhất là 18.440.000 đồng. Như đã phân tích ở trên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thấy lợi nhuận sau thuế bình quân hàng tháng đem lại sau khi đã trừ đi các loại chi phí là gần 122 triệu đồng/tháng. Hoạt động kinh doanh của công ty là ổn định và có xu hướng phát triển tăng trong thời gian tới.

Như vậy, với doanh thu và lợi nhuận hiện tại, hàng tháng công ty hoàn toàn có thể thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Bước 4: thẩm định tài sản bảo đảm

1. Loại tài sản đảm bảo: phương tiện vận tải 2. Mô tả tài sản đảm bảo:

- Tên chủ sở hữu phương tiện: Công ty TNHH Du lịch Khoa Việt - Tên phương tiện: Ford Transit 2.4L Diesel. Nhãn hiệu: FORD - Chất lượng: mới 100%

- Nhận dạng phương tiện: Xe FORD Transit 2.4L Diesel 16 chỗ ngồi, màu trắng bạc, số khung: JFTHP70T4V108262.

3. Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng - Hợp đồng mua bán xe

- Phiếu thu tiền đặt cọc

4. Quan hệ của chủ sở hữu, sử dụng với bên vay: đang làm thủ tục mua bán giữa Xí nghiệp cổ phần đại lý FORD Hà Nội và Công ty TNHH Du lịch Khoa Việt.

5. Giá trị định giá: theo bảng giá xe ô tô của Vietinbank thì trị giá chiếc xe Ford Transit 2.4L Diesel 16 chỗ ngồi mới 100% sản xuất trong nước là 779.570.000 đồng.

6. Giá trị đảm bảo tối đa: 545.650.000 đồng (70% giá trị TSĐB) 7. Thủ tục nhận tài sản đảm bảo:

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hang công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 50 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w