Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hang công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 31 - 99)

Trình độ quản lý, đặc biệt là quản lý tài chính của khách hàng

Trường hợp người vay có trình độ yếu kém về quản lý, không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh sẽ dẫn tới vốn vay không được sử dụng hiệu quả. Ngoài ra, việc yếu kém trong quản lý tài chính có thể dẫn tới trường hợp dù dự án hay quá trình sản xuất kinh doanh có hiệu quả song nguồn trả nợ ngân hàng sẽ không được đảm bảo. Như vậy doanh nghiệp không có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.

Tính trung thực của khách hàng

Trường hợp này người vay kinh doanh có lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn hoặc không muốn trả nợ ngân hàng. Họ chây ì với hy vọng có thể quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt.

Rủi ro đạo đức là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra khi cuộc giao dịch diễn ra. Rủi ro đạo đức phát sinh do các hành động có tác động đến hiệu quả nhưng lại không dễ dàng quan sát được và vì thế những người thực hiện các hành động này có thể chọn theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình trên cơ sở gây tổn hại cho người khác. Rủi ro đạo đức trong lĩnh vực tài chính xảy ra sau khi cấp tín dụng, những người được cấp tín dụng luôn có xu hướng muốn thực hiện các đầu tư rủi ro hơn những người cho vay mong đợi, vì chủ đầu tư sẽ có những khoản lợi nhuận rất lớn nếu dự án thành công, trong khi những người cấp tín dụng chỉ nhận được một khoản lợi ích cố định. Ngược lại, nếu dự án thất bại thì bên cho vay sẽ bị mất một phần hoặc toàn bộ vốn do không được hoàn lại đầy đủ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Đống Đa

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Đống Đa thương Đống Đa

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngân hàng Việt Nam. Hệ thống mạng lưới của Vietinbank trải rộng khắp toàn quốc với 3 sở giao dịch 141 chi nhánh và trên 700 điểm, phòng giao dịch. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương có 4 công ty hạch toán độc lập là công ty Cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lí Nợ và Khai thác tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương là sáng lập viên và đối tác liên doanh của ngân hàng INDOVINA và là công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam. Ngân hàng có quan hệ đại lí với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới và là thành viên của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiệp hội các Ngân hàng châu Á, hiệp hội tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu, tổ chức Phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Để có thể đúng vững và pháp triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng: Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay và

thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, sec du lịch, kinh doanh, chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính,...

Ngân hàng Công thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Năm 2009 là năm đầu tiên Vietinbank hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần đã có nhiều đổi mới tích cực và mang tính đột phá.[16]

Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Đống Đa được hình thành năm 1959 từ phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa và được đổi thành Chi Điếm Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở tại 237 khâm Thiên – Hà Nội, với tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 50 người. Từ ngày 1/7/1988 là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, là chi nhánh loại I có doanh số hoạt động lớn trong hệ thống ngân hàng Công thương và trên địa bàn thành phố Hà Nội, có trụ sở chính tại 187 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa. Chi nhánh có khoảng gần 300 cán bộ công nhân viên, 6 phòng giao dịch ở Kim Liên, Cát Linh, Đặng Vắn Ngữ, Thái Hà, Nguyễn Khuyến, Văn Chương với mạng lưới huy động vốn rộng khắp gồm 2 điểm giao dịch và 9 quỹ tiết kiệm.

Trong hơn 20 năm thành lập và đổi mới, tuy phải đương đầu với nền kinh tế thị trường hết sức sôi động và cạnh tranh, chi nhánh không tránh khỏi những khó khăn trở ngại trong lĩnh vực kinh doanh – tiền tệ, nhưng bằng ý chí vươn lên từ nội lực của gần 300 cán bộ công nhân viên chức, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương, Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, của các cấp, các ngành chính quyền địa phương, từng bước chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Đống Đa đã lập lại thế chủ động hội nhập vào nền kinh tế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và ngày càng phát triển góp phần trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế thủ đô.

Trong những năm qua, chi nhánh liên tục mở rộng về quy mô hoạt động, về tổ chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng trưởng cho nên chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao. Chính vì vậy, đến nay chi nhánh luôn giữ vững là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương. Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên chi nhánh được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng thưởng huân chương lao động hạng hai và vào năm 2002 được tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003, chi nhánh được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kì đổi mới”.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1. Bộ máy tổ chức

Hiện nay, chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa có 4 khối,8 phòng giao dịch và 11 phòng banđược biểu diễn như sau:

Bốn khối gồm: khối kinh doanh, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp và khối hỗ trợ. Bốn khối này chịu trách nhiệm trực tiếp 12 phòng ban. Khối kinh doanh phụ trách phòng khách hàng số 1, phòng khách hàng số 2 và phòng khách hang cá nhân. Khối quản lí rủi ro phụ trách phòng quản lý rủi ro và phòng quản lý nợ có vấn đề. Khối tác nghiệp phụ trách phòng kế toán, phòng tiền tệ - kho quỹ và phòng thanh toán xuất nhập khẩu. Khối hỗ trợ phụ trách phòng tổng hợp, phòng thông tin điện toán và phòng tổ chức – hành chính.

Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên chúng vẫn là một bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng do đó chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

(Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đống Đa) 2.1.2.2. Hoạt động của các phòng ban

Phòng khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCT. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn

Phòng khách hàng số 1 số 1 Phòng khách hàng số 2 số 2 Phòng khách hàng cá nhân cá nhân Phòng quản lí rủi ro rủi ro Phòng quản lí nợ có vấn đề có vấn đề Phòng kế toán Phòng tiền tệ - kho quỹ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Phòng tổng hợp Phòng thông tin điến

toán Phòng tổ chức – hành chính 8 PHÒNG GIAO DỊCH KHỐI HỖ TRỢ KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÍ RỦI RO KHỐIKINH DOANH GIÁM ĐỐC CÁC PGĐ Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy NHTMCPCT chi nhánh Đống Đa

Phòng khách hàng số 2 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCT. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCPCT. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

Phòng quản lí rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lí rủi ro của chi nhánh. Quản lí giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lí rủi ro trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHTMCPCT Đống Đa theo chỉ đạo của NH TMCPCTVN.

Phòng quản lí nợ chịu trách nhiệm về quản lí và xử lí các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu). Quản lí, khai thác và xử lí tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và tiền lãi vay. Quản lí, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lí rủi ro.

Phòng kế toán là các phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lí tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lí hạch toán các giao dịch. Quản lí và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lí quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và NHTMCPCT. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Phòng thanh toán nhập khẩu là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của NHTMCPCTVN.

Phòng tiền tệ - kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lí an toàn kho quỹ, quản lí tiền tệ theo quy định của NHNN và NHTMCPCTVN. Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn.

Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHTMCPCTVN. Thực hiện công tác quản lí và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn của chi nhánh.

Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác quản lí, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định cho vay tại Ngân hàng Vietinbank Đống Đa Vietinbank Đống Đa

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng vì khi ngân hàng càng dễ dàng huy động được nhiều vốn nhưng với chi phí thấp thì điều đó cho thấy ngân hàng đó là một ngân hàng có uy tín và có độ rủi ro thấp. Bất kỳ một ngân hàng nào khi bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên cũng là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng và sau đó thì mở rộng các dịch vụ khác, bằng cách đó ngân hàng huy động được tiền gửi của các doanh nghiệp và tổ chức dân cư.

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp toàn quốc, sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đem lại nhiều tiện ích cho người gửi tiền, tổng nguồn vốn huy động của NHTMCPCT VN luôn tăng trưởng qua từng năm. Là một chi nhánh cấp I của một ngân hàng được thành lập lâu đời có nhiều uy tín, Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Đống Đa có nhiều thuận lợi trong việc huy động vốn, điều này thể hiện ở sự gia tăng đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cơ cấu nguồn vốn theo tính chất huy động:

Bảng 2.1 Bảng giá trị và tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh (2009-2011)

Đơn vị: tỷ đồng 2009 2010 2011 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % VỐN HUY ĐỘNG 3850 100 4000 100 4150 100

Tiền gửi tiết kiệm 1800 47 1640 41 2540 61

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2000 52 2267 57 1500 36

Kỳ phiếu 50 1 30 1 50 1

Giấy tờ có giá khác 0 0 63 2 60 1

Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN NTTHCPCT Đống Đa (2009-2011)

Năm 2009, nguồn vốn huy động là 3850 tỷ đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm là 1800 tỷ đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 2000 tỷ đồng và kỳ phiếu là 50 tỷ đồng.

Năm 2010, nguồn vốn huy động là 4000 tỷ đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm là 1640 tỷ đồng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 2267 tỷ đồng, kỳ phiếu là 30 tỷ đồng và giấy tờ có giá khác là 63 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 4150 tỷ, tăng 50 tỷ so với năm 2010. Trong đó nguồn vốn nội tệ huy động được là 3650 tỷ tăng hơn 1% so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do nguồn vốn của SCIC và Bảo hiểm xã hội tăng mạnh so với đầu năm.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình biến động của vốn huy động qua các năm từ 2009 đến 2011

Hình 2.2: Biểu đồ tình hình biến động của vốn huy động từ 2009 đến 2011

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Bảng 2.1

2.2.2. Hoạt động cho vay

Trong tín dụng thì hoạt động cho vay là được các ngân hàng chú trọng do phần lớn các NHTM có được lợi nhuận từ hoạt động này. Chính vì vậy, công tác tín dụng luôn được chi nhánh coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh. Bám sát sự chỉ đạo của NHTMCPCT VN trong những năm qua, chi nhánh đã luôn đề ra mục tiêu cho công tác đầu tư và cho vay với mục tiêu tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng.

Bảng 2.2 Bảng giá trị và tỷ trọng nợ vay của chi nhánh (2009-2011)

Một phần của tài liệu công tác thẩm định cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hang công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 31 - 99)