CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THƠNG QUA BẢNG CÂN ĐỐ
4.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động về vốn và nguồn vốn
Nghiên cứu sự biến động về vốn và nguồn vốn sẽ cho ta biết được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.
4.1.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động về vốn.
Bảng 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ VỐN ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 VỐN 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % A.TSLĐ và ĐTNH 9.546 11.303 10.874 1.757 18,41 (429) (3,80) B.TSCĐ và ĐTDH 4.977 4.697 4.417 (280) (5,63) (280) (5,96) Tổng 14.523 16.000 15.291 1.477 10,17 (709) (4,43)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Tổng giá trị tài sản năm 2004 là thấp nhất với với số tiền là 14,5 tỷ. Sang năm 2005 tổng giá trị tài sản tăng lên với số tiền là 16 tỷ, cao hơn so với năm 2004 gần 1,5 tỷ, chủ yếu do tài sản lưu động tăng, chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty năm 2005 tăng lên đáng kể, hơn 10% so với năm 2004. Đến năm
2006, tổng giá trị tài sản có giảm xuống 4% so với năm 2005, với tổng số tiền là 15 tỷ, cho thấy quy mơ kinh doanh năm 2006 có giảm xuống so với năm 2005 nhưng vẫn còn cao hơn so với tổng tài sản năm 2004.
Ỵ Đánh giá: Như vậy theo nhận định ban đầu, thì quy mơ năm 2004 là thấp nhất trong ba năm. Đến năm 2005 công ty mở rộng quy mô kinh doanh, nhưng có lẽ nhận thấy tình hình lợi nhuận khơng khả quan nên công ty đã thu hẹp quy mô trong năm 2006.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là phân tích trên tồn tổng thể, sự tăng giảm tổng tài sản chỉ có thể nói lên rằng quy mơ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm được mở rộng hay thu hẹp, chưa thấy được nguyên nhân làm gia tăng vốn và hiệu quả của việc điều tiết quy mô kinh doanh trên là tốt hay xấu. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn ở các phần sau.
4.1.1.2. Đánh giá khái quát sự biến động về nguồn vốn.
Bảng 3 : PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN
ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 NGUỒN VỐN 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả 10.346 11.696 10.817 1.350 13,05 (879) (7,52) B. Nguồn vốn CSH 4.177 4.304 4.474 127 3,04 170 3,95 Tổng 14.523 16.000 15.291 1.477 10,17 (709) (4,43)
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Giống như tổng tài sản, tổng nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm đúng bằng giá trị của tổng tài sản. Mà nguồn vốn thì được hình thành từ vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, do đó chúng ta cần phải biết sự gia tăng này là từ đâu, có hợp pháp khơng?
một số tiền hơn 170 triệu so với năm 2005. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua ba năm đây là một điều khả quan đối với cơng ty vì cơng ty có xu hướng tự chủ về tài chính.
Ỵ Đánh giá: Việc vốn chủ hữu tăng đều qua các năm là điều rất tốt, cho thấy công ty hoạt động có lãi, và có xu hướng tự chủ hơn về mặt tài chính. Tuy nhiên ta đặc biệt chú ý năm 2005, để mở rộng quy mô kinh doanh công ty đã tăng phần nợ phải trả lên quá cao, điều này có thể làm cho chi phí tài chính tăng theo, vì vậy ta sẽ nghiên cứu kỹ về vấn đề này trong những phần sau. Năm 2006, có vẻ khả quan hơn, cơng ty đã giảm nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu.
4.1.1.3. Phân tích tính cân đối giữa vốn và nguồn vốn.
Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động sử dụng các loại vốn và nguồn vốn. Qua đó chúng ta có thể đánh giá được sự cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
a. Cân đối 1:
B. Nguồn vốn = A. Tài sản (I + II + IV + V(2, 3) + VI) + B. Tài sản (I + II + III) Cân đối này sẽ cho chúng ta biết nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đảm bảo trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp không?
Từ cân đối trên ta có bảng sau:
Bảng 4: CÂN ĐỐI (1) GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng
NĂM 2004 2005 2006
(1) 4.177 4.304 4.474
(2) 13.296 15.413 14.768
(3) (9.119) (11.109) (10.294)
Chú thích: (1) = B. Nguồn vốn: Nguồn vốn chủ sở hữu
(2) = A. Tài sản (I + II + IV + V(2, 3) + VI) + B. Tài sản (I + II + III): Tổng tài sản trừ đi các khoản phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ ký; cược ngắn và dài hạn.
(3) = (1) - (2): Phần chênh lệch.
Qua bảng trên ta thấy:
Năm 2004: Nguồn vốn chủ sở hữu hơn 4 tỷ nhưng vẫn không đáp ứng đủ
cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Công ty thiếu một lượng vốn hơn 9 tỷ đồng, điều này bắt buộc công ty phải vay thêm vốn của ngân hàng hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta thấy:
Vay: Gần 8 tỷ đồng
Vốn chiếm dụng: Gần 2,4 tỷ đồng
Năm 2005: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng, nhưng đồng thời quy mô hoạt
động kinh doanh của công ty cũng tăng lên làm cho công ty thiếu một lượng vốn còn cao hơn năm 2004, với số tiền thiếu là khoản 11 tỷ đồng. Do đó cơng ty tiếp tục vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, cụ thể:
Vay: Gần 8,5 tỷ đồng
Vốn chiếm dụng: Hơn 3,2 tỷ đồng
Năm 2006: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên chút ít, và quy mơ hoạt
động có giảm nên nhu cầu vốn có giảm so với năm 2005. Tuy nhiên vẫn thiếu một lượng vốn rất lớn hơn 10 tỷ đồng, và công ty vẫn phải bù đắp bằng cách:
Vay: Hơn 7,5 tỷ đồng
Vốn chiếm dụng: Hơn 3,1 tỷ đồng
Ỵ Đánh giá: Qua phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của công ty, nên doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, điều này là phổ biến đối với các công ty thương mại như công ty Vạn Phúc. Thơng qua bảng cân đối kế tốn ta thấy công ty vay vốn ngắn hạn để bù đắp cho khoản thiếu hụt tạm thời
vay. Để thấy rõ hơn và xem xét số vốn vay có hợp lý khơng, có đáp ứng được nhu cầu vốn cịn thiếu khơng ta tiếp tục xét mối quan hệ cân đối thứ 2
b. Cân đối 2:
B. Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [I (1) + II] = A. Tài sản [I + II + IV + V(2,3)] + B. Tài sản (I +II + III)
Từ cân đối này ta có bảng sau:
Bảng 5: CÂN ĐỐI (2) GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng
NĂM 2004 2005 2006
(4) 12.072 12.775 12.134
(5) 13.296 15.413 14.768
(6) (1.224) (2.638) (2.634)
(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn) Chú thích:
(4) = B.NV + A.NV [I (1) + II]: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng khoản vay ngắn hạn và dài hạn. (5) = A.TS [I + II + IV + V (2,3) + VI] + B.TS [I + II + III]: Tổng tài sản trừ đi các khoản phải thu, tạm ứng và các khoản thế chấp, ký quỹ; ký cược ngắn và dài hạn
(6) = (4) – (5): Phần chênh lệch.
Qua bảng trên ta thấy, cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay vẫn không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, nên công ty phải đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác. Cụ thể như sau:
Năm 2004: Thiếu một lượng vốn khoản 1,2 tỷ, công ty đi chiếm dụng vốn
các đơn vị khác một lượng là 2,4 tỷ
Năm 2005: Công ty thiếu một lượng khá cao so với năm 2004 với số vốn
thiếu là 2,6 tỷ, công ty chiếm dụng vốn các đơn vị khác một lượng 3,2 tỷ
Năm 2006: Công ty tiếp tục thiếu một lượng khoảng 2,6 tỷ, và công ty
chiếm dụng vốn của các đơn vị khác là 3,1 tỷ.
Ỵ Đánh giá: Như vậy mặc dù đã đi vay để bù đắp nhưng nguồn vốn vẫn không đủ để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh chủ yếu, và nếu năm 2004 chỉ
thiếu hơn 1,2 tỷ thì năm 2005 và 2006 phần vốn thiếu này đã tăng gấp đôi, công ty tiếp tục đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để bù đắp cho khoản thiếu hụt đó. Để thấy được phần vốn đi chiếm dụng có hợp pháp khơng, sử dụng như thế nào chúng ta tiếp tục phân tích cân đối giữa vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng.
c. So sánh vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng:
Bảng 6: SO SÁNH VỐN ĐI CHIẾM DỤNG VÀ VỐN BỊ CHIẾM DỤNG.ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng
NĂM 2004 2005 2006
(A) 2.451 3.225 3.157
(B) 1.227 587 523
(C) 1.224 2.638 2.634
(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn) Chú thích:
(A) = A.NV [I (3, 4, 5, 6, 7, 8) + III]: Nguồn vốn đi chiếm dụng. (B) = A.TS [III + V(1, 4, 5)] + B.TS (VI): Nguồn vốn bị chiếm dụng. (C) = (A) – (B) : Chênh lệch giữa (A) và (B)
Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn công ty đi chiếm dụng lớn hơn nguồn vốn bị chiếm dụng, do đó cơng ty đã tận dụng phần chênh lệch này tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta thấy, nguồn vốn đi chiếm dụng chủ yếu là phải trả cho người bán và một phần nhỏ không đáng kể thuế phải nộp cho nhà nước. Đồng thời thông qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy vốn bị chiếm dụng là do khoản mục phải thu của khách hàng tạo nên.
Ỵ Đánh giá: Như vậy, có sự chiếm dụng vốn qua lại với nhau giữa người cung cấp hàng hoá với người mua hàng hố, mà cơng ty là trung gian. Trong mối
thấy được khoản chiếm dụng này là hồn tồn hợp pháp do chính sách thanh tốn gối đầu công ty được hưởng từ nhà cung cấp, khơng có tình trạng q hạn trong thanh tốn.
d. Cân đối (3).
Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn Từ cân đối trên ta có bảng sau:
Bảng 7: CÂN ĐỐI (3) GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
ĐVT: Triệu đồng
NĂM 2004 2005 2006
(7) 4.177 4.304 4.474
(8) 4.977 4.697 4.417
(9) (800) (393) 57
(Nguồn: Bảng cân đối kế tốn) Chú thích:
(7) = B.NV + A.NV[II]: Nguồn vốn chủ sở hữu cộng các khoản vay dài hạn, hay nguồn tài trợ thường xuyên.
(8) = B.TS: Tài sản dài hạn
(9) = (7) – (8) : Chênh lệch giữa (7) và (8)
Ta thấy trong năm 2004 và 2005 nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, cụ thể:
Năm 2004 thiếu một khoản là 800 triệu.
Năm 2005 mặc dù vốn chủ sở hữu tăng lên và tài sản cố định giảm xuống do khấu hao nhưng vẫn còn thiếu một khoản 393 triệu đồng, nguồn tài trợ thường xuyên tiếp tục không bù đắp đủ cho tài sản dài hạn.
Như vậy trong hai năm 2004 và 2005 doanh nghiệp phải dùng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp cho tài sản dài hạn, làm cho cán cân thanh tốn mất cân bằng, điều đó đặt doanh nghiệp vào tình trạng nặng nề về thanh tốn nợ ngắn hạn.
Năm 2006 khả quan hơn, vốn hoạt động thuần là 57 triệu đồng > 0, tức nguồn tài trợ thường xuyên > số tài sản dài hạn, do nguồn vốn chủ sở tiếp tục
tăng, đồng thời tài sản cố định giảm do khấu hao hằng năm. Trong trường hợp này nguồn tài trợ thường xuyên không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cho thấy cân bằng tài chính trong năm 2006 là cân bằng tốt và an toàn hơn hai năm trước đó.