Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053500 vien ngoc anh (www.kinhtehoc.net) (Trang 37 - 39)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thương mại dịch vụ 285.110 407.300 705.100 122.190 42,86 297.800 73,12 Công nghiệp xây dựng 86.463 123.518 213.700 37.055 42,86 90.182 73,11 Thủy sản 5.277 7.538 2.700 2.261 42,85 -4.838 -64,18 Nông nghiệp 4.700 6.715 8.300 2.015 42,87 1.585 23,6

Khác 24.946 46.497 49.939 21.551 86,39 3.442 7,4

Tổng cộng 406.496 591.568 979.739 185.072 45,53 388.171 65,62

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Trà Vinh)

Nếu tính theo ngành kinh tế thì thương mại dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cho vay cao nhất. Con số này năm 2007 là 407.300 triệu đồng tăng 122.190 triệu đồng hay tăng 42,86% so với năm 2006, còn năm 2008 là 705.100 triệu đồng tăng 297.500 triệu đồng tương ứng tăng 73,12% so với năm 2007. Nguyên nhân là do các ngành thương mại và dịch vụ đang phát triển khá mạnh trong thời gian gần đây và các ngành này đang tập trung ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh và đây là nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất trên đại bàn tỉnh Trà Vinh.

Công nghiệp và xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh số cho vay tính theo ngành kinh tế, năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 37.055 triệu đồng tương ứng với 42,86% so với năm 2006 và trong năm 2008 thì tăng 90.182 triệu đồng hay 73,11% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tỉnh Trà Vinh đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện để chuẩn bị nhưng công tác cuối cùng cho quá trình trở thành thành phố trực thuộc tỉnh nên có nhu cầu cho vay để phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp.

Là một tỉnh ven biển nên Trà Vinh cũng rất tập trung vào phát triển thủy sản và thủy sản là ngành xuất khẩu chủ đạo của tỉnh Trà Vinh, tuy nhiên do ảnh hưởng của lạm phát việc vay vốn Ngân hàng gặp nhiều khó khăn do lãi suất khá cao (>1,5%/tháng) làm cho người nuôi thủy sản e ngại về lợi nhuận sau thu hoạch nên họ thu hẹp quy mô hoặc chuyển hẳn sang ngành nghề khác. Cụ thể là doanh số cho vay trong năm 2007 là 7.538 triệu đồng tăng 42,85% so với năm 2006, nhưng con số này trong năm 2008 là 2.700 triệu đồng giảm so với năm 2007 là 4.838 tương ứng với giảm 64,18%. Bên cạnh đó các ngành như nông nghiệp và một số ngành khác cũng được chú trọng cho vay, ngành nông nghiệp tăng 42,87% trong năm 2007 và 23,6% trong năm 2008, còn một số nghành khác thì tăng 86,39% trong năm 2007 và 7,4%trong năm 2008.

Xét về tổng quát tình hình doanh số cho vay của BIDV Trà Vinh tăng dần qua từng năm là do Ngân hàng không ngừng cải tiến quy trình hoạt động của mình, chủ trương hoạt động theo cơ chế một cửa giúp cho khách hàng thuận tiện trong quá trình tiếp cận nguồn vốn, cải tiến trong khâu lựa chọn khách hàng và khâu thẩm định cho vay. Tuy nhiên Ngân hàng cũng khơng thể hồn tồn loại bỏ được những khách hàng gây ra những rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm TMDV CNXD Thủy sản Nơng nghiệp Khác

Hình 8: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế 3.3.2.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế: 3.3.2.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế:

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053500 vien ngoc anh (www.kinhtehoc.net) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)