Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053506 to thi bich chi (www.kinhtehoc.net) (Trang 44 - 47)

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

4.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Hiệu quả tín dụng được đánh giá thơng qua các chỉ tiêu: hệ số thu nợ, vịng quay vốn tín dụng, nợ xấu trên tổng dư nợ, dư nợ trên tổng nguồn vốn.

Bảng 8: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 481.325 520.161 590.500 Doanh số cho vay Triệu đồng 347.714 471.241 535.543 Doanh số thu nợ Triệu đồng 331.072 413.991 530.618 Tổng dư nợ Triệu đồng 254.014 311.264 316.189 Dư nợ bình quân Triệu đồng 245.693 282.639 313.726,5

Nợ xấu Triệu đồng 5.842 4.844 6.044 Hệ số thu nợ % 95,2 87,9 99,1 Vịng quay vốn tín dụng Lần 1,35 1,46 1,69 Nợ xấu/tổng dư nợ % 2,3 1,6 1,9 Dư nợ/tổng nguồn vốn % 52,8 59,8 53,5 4.2.5.1. Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ là tỉ lệ giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ này phản ánh trong cùng một thời kỳ, một đồng vốn cho vay ra thì cĩ khả năng thu hồi về được bao nhiêu đồng. Hệ số thu nợ bằng một là lý tưởng.

Từ bảng ta thấy hệ số thu nợ qua ba năm tăng, giảm khơng ổn định. Năm 2006 là 95,2%; năm 2007 giảm xuống cịn 87,9% và năm 2008 lại cĩ sự tăng lên là 99,1%. Nguyên nhân dẫn đến hệ số thu nợ cĩ sự bất ổn định trên là do tốc độ tăng doanh số thu nợ và tốc độ tăng doanh số cho vay là chưa tương xứng với nhau qua các năm.

Trong năm 2007, doanh số thu nợ tăng 25,0% trong khi doanh số cho vay tăng 35,5% làm hệ số thu nợ giảm 7,3% so với năm 2006. Sang năm 2008, doanh số thu nợ tăng 28,2% thì doanh số cho vay chỉ tăng 13,6% làm tăng hệ số thu nợ 11,2% so với năm 2007.

Trên cơ sở kết quả của ba năm 2006-2008, hệ số thu nợ năm 2008 là 99,1% cho thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách thu nợ, hệ số này gần như là lý tưởng. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần hồn thiện hơn nữa chính sách thu nợ để nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

4.2.5.2. Vịng quay vốn tín dụng

Là tỷ số giữa doanh số thu nợ và dư nợ bình qn. Vịng quay vốn tín dụng thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay, chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Vịng quay vốn tín dụng cĩ sự ổn định và luơn đạt tiêu chuẩn đặt ra của Ngân hàng là trên một vịng. Năm 2006 là 1,35 lần; năm 2007 là 1,46 lần; sang năm 2008 là 1,69 lần. Ta thấy vịng quay vốn tín dụng tăng nhanh qua ba năm, cho thấy được hiệu quả tín dụng của Ngân hàng rất cao, khả năng luân chuyển vốn nhanh đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Để đạt được hiệu quả cao hơn, Ngân hàng cần cĩ nhằm làm cho khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

4.2.5.3. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải đối mặt. Nĩ phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, tỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ càng lớn thì càng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng. Nếu hiệu quả hoạt động tín dụng tốt thì tỉ lệ này sẽ thấp và ngược lại tỉ lệ này cao thì chất lượng tín dụng là khơng tốt.

Tỉ lệ nợ xấu cĩ sự sụt giảm vào năm 2007 so với năm 2006 là 0,7%. Đây là dấu hiệu đáng mừng của Ngân hàng, cho thấy chất lượng tín dụng được nâng cao. Đến năm 2008, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ lại cĩ sự gia tăng so với năm 2007 là 0,3%. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng đang cĩ chiều hướng xấu đi, vì vậy Ngân hàng cần cĩ biện pháp nhằm làm tăng chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng trong ba năm qua vẫn ở mức dưới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 3%. Cĩ được kết quả này là do Ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu để xử lý từng mĩn nợ, gắn xử lý tồn động nợ cũ với việc tăng cường kiểm tra, kiểm tra chặt chẽ trước, trong và sau khi phát sinh nghiệp vụ cho vay và triệt để thực hiện những giải pháp này, nhằm hạn chế tỉ lệ nợ xấu một cách tốt nhất.

4.2.5.4. Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn năm 2007 là 59,8% tăng 7% so với năm 2006. Với kết quả này chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong mục đích cho vay của mình. Tuy nhiên, đến năm 2008 chỉ tiêu này là 53,5%, giảm 6,3% so với năm 2007, trong năm này do biến động của nền kinh tế thị trường nên nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng giảm làm giảm dư nợ. Nhìn chung qua ba năm Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả tương đối tốt.

Một phần của tài liệu kth[2009] 4053506 to thi bich chi (www.kinhtehoc.net) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)