Trường học, bệnh viện, chợ, cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HÌNH THÁI KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG PHỤC VỤ DU LỊCH TRỤC CẢNH QUAN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 26 - 27)

VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

B. NỘI DUNG

1.2. Các thể loại công trình KTCC tiêu biểu trục cảnh quan hai bờ sơng Hương

1.2.8. Trường học, bệnh viện, chợ, cơ quan hành chính

Trường THPT Quốc Học: Được xây dựng từ năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái, mới đầu trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường với cấp bậc tiểu học chun giảng dạy tiếng Pháp, ngồi ra cịn có thêm chữ Quốc ngữ, chữ Nho. Trường đã trải qua nhiều lần đổi tên từ trường Quốc học (1896 – 1936), trường Trung học Khải Định (1936 – 1954), trường Trung học Ngơ Đình Diệm (1955 – 1956) sau đó vào năm 1956 – nhân kỉ niệm 60 năm thành lập, trường đã được đổi về tên cũ là trường Quốc học. Trường Quốc học được đặt móng trên nền của Dinh Thủy sư (nơi huấn luyện binh lính đường thủy của quân đội triều Nguyễn), ban đầu trường chỉ có ba tịa nhà xây dựng theo kiểu cũ, nhà tranh vách đất nhưng đến khoảng những năm đầu của thế kỉ XX trường được xây cất lại bằng gạch ngói kiên cố theo kiểu Pháp. Ngày nay, khi đã trải qua hơn 100 năm, Quốc học đã được tu sửa khá nhiều và xây thêm dãy nhà mới nhưng trường vẫn giữ được nét riêng của mình. [15]

Trường THPT Hai Bà Trưng: Là một trong những ngôi trường lớn ở miền Trung và trên toàn quốc, được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1917. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trường mang nhiều tên khác nhau. Từ năm 1919 đến năm 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ năm 1955 đến năm 1975 là trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp. Sau ngày hịa bình thống nhất đất nước, trường mang tên Trường cấp III Trưng Trắc, và từ năm 1983 đến nay là trường THPT Hai Bà Trưng. [15]

Bệnh viện Trung ương Huế: Là bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, thành lập năm 1894, đến nay đã trên 127 năm. Tháng Ba năm 1961, bệnh viện đã được tân trang với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và xây thêm Khoa Nhi (cũ) với hơn 100 giường. Đến năm 1972 Bệnh viện được xây dựng lại lần thứ 2 với sự hỗ trợ của chính phủ CHLB Đức, KTS Trần Đình Quyền là người thiết kế bệnh viện.

Chợ Đơng Ba: Trước khi hình thành chợ Ðơng Ba, bên ngồi cửa Chánh Ðơng (tức cửa Ðông Ba theo cách gọi dân gian) dưới thời Gia Long có một chợ lớn mang tên Quy Giả thị, nghĩa là chợ cho những người trở về. Tên chợ đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn khi đánh thắng nhà Tây Sơn[3]. Ngoài ra, do được đặt ở gần cửa Chánh Đơng của kinh thành nên chợ cịn có tên là Đơng Hoa. Năm 1885, kinh đô thất thủ, Quy Giả thị bị thực dân Pháp đốt sạch. Năm 1887, vua Đồng Khánh cho xây dựng lại và đổi tên thành chợ Đông Ba (do kỵ tên húy của bà Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị). Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương tây, vua Thành Thái cho xây dựng lại chợ tại vị trí hiện nay. Cịn Đình chợ cũ trở thành trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Năm 1967, chính quyền Sài Gịn cho phá chợ cũ và xây lại chợ mới. Cơng trình đang dang dở thì bị bom Mỹ trong chiến dịch Huế Xuân Mậu Thân (1968) bắn phá tan tành. Sau ngày thống nhất đất nước, chợ được nâng cấp cải tạo lại với quy mô như hiện nay. [15]

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HÌNH THÁI KIẾN TRÚC CÔNG CỘNG PHỤC VỤ DU LỊCH TRỤC CẢNH QUAN BỜ SÔNG HƯƠNG THÀNH PHỐ HUẾ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w