VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
B. NỘI DUNG
2.2. Sự thay đổi địa hình, thay đổi thiên nhiên tạo nên sự khác biệt về kiến trúc
Dọc sông Hương khu vực từ Ngã ba Bằng Lãng đến Cầu Tuần và về đến trung tâm thành phố Huế đã trải qua nhiều dạng địa hình khác nhau chính sự khác biệt về địa hình này đã dẫn đến sự khác biệt về loại hình kiến trúc, hình thức kiến trúc và vật liệu kiến trúc. Tại khu vực cầu Tuần đến Đồi Vọng Cảnh địa hình đồi núi ăn liền ra sơng mật độ xây dựng thấp, nhà dân được xây dựng dưới chân đồi mặt hướng ra sông hoặc đường giao thơng. Hai bờ sơng tại vị trí chân đồi là các bãi bồi do phù sa dịng sơng uốn khúc bồi đắp hằng năm là khu vực canh tác lý tưởng cho cư dân các làng ven sông. Khu vực đồi núi này là nơi lý tưởng cho các vua Nhà Nguyễn đặt lăng mộ của mình với vật liệu xây dựng chính là đá, gạch và gỗ. Khu vực này cịn phổ biến loại hình nghĩa trang gia đình với nghĩa trang phường Thủy Biều là một nghĩa trang lớn của thành phố. Từ khu vực đồi Vọng Cảnh đến cầu Dã Viên địa hình bằng phẳng hơn, sơng Hương uốn khúc tạo ra phần đất màu mờ hai bờ phù hợp với canh tác hoa màu. Nơi đây là nới cư trú lâu đời của người dân Thủy Biều và Hương Hồ. KTCC khu vực này phần lớn là trường học, trạm xá cơ quan hành chính. Từ đồi Long Thọ đến cầu Dã Viên mật độ nhà dân tăng đột biến do q trình đơ thị hóa dẫn đến thiếu khơng gian KTCC. Từ cầu Dã Viên đến Đập Đá là trung tâm thành phố Huế, địa hình bằng phẳng, sơng Hương chảy qua khu vực này thật sự êm đềm là nới lý tưởng cho các KTCC phát triển. Qua khỏi Đập Đá mật độ xây dựng tăng lên do q trình đơ thị hóa với nhà ở cao tầng mọc lên sát hai bờ sơng.
Có thể thấy sự thay đổi địa hình và dịng chảy đã dẫn đến đặc điểm của loại hình KTCC hai bờ sơng có sự khác biệt mà đặc trưng là việc tập trung mật độ KTCC vào phần lõi trung tâm thành phố và giảm dần khi xa trung tâm.