2.2 Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua
2.2.2.2 Nguồn nhân lực
Nhân lực là tâm điểm trong quá trình phát triển ngành du lịch. Vì vậy trong thời gian qua, Lãnh đạo ngành du lịch tỉnh đã đưa ra nhiều chiến lược để đào tạo cho cán bộ nội bộ và nhân lực của các doanh nghiệp du lịch. Kết quả của chính sách đĩ trong thời gian qua là: (1) tỷ lệ cán bộ nhân viên đã qua đào tạo chuyên mơn du lịch khoảng 60 - 70% (trừ lao động giản đơn). Hiện nay, hầu như số lao động cĩ bậc nghề cao đều làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hố, DN liên doanh nước ngồi và liên doanh trong nước với nhiều hình thức đào tạo khác nhau; ngồi ra, qua cuộc thi nâng bậc nghề cho cán bộ nhân viên khách sạn do Sở tổ chức cho thấy các doanh nghiệp rất chú trọng đến trình độ tay nghề của nhân viên nhằm tạo ra khơng khí học tập, thi đua cho lực lượng lao động trong ngành với mục đích ngày càng cĩ nhiều lao động giỏi để nâng cao chất lượng dịch vụ.(2) Cán bộ chuyên trách ở các phịng ban của sở đã được cử đi học các lớp chuyên đề như Nâng cao năng lực quản lý về mơi trường du lịch, Sở cũng đã cử cán bộ theo học các lớp đào tạo về du lịch tại Malaysia và Singapore do TCDL tổ chức. Ngồi ra, một số cán bộ Sở được học tập, bồi dưỡng về cơng tác Đảng, đồn thể.
Trong năm 2008, Sở du lịch phối hợp với dự án EU tổ chức các khố tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ trong ngành như: cơng tác quản lý khách sạn vừa và nhỏ, cơng tác quản lý nhân sự và áp dụng tiêu chuẩn nghề VTOS (kỹ
năng nghề du lịch) trong khách sạn, kiến thức đánh giá tác động kinh tế về du lịch, kiến thức về phát triển bền vững, kiến thức điều hành tua,...
Các doanh nghiệp đã chủ động trong cơng tác đào tạo nguồn nhân lực bằng cách cử cán bộ tham dự các khố tập huấn của dự án EU để đào tạo lại cho nhân viên, bên cạnh đĩ, cịn tổ chức đào tạo tại chỗ do các chuyên gia trong hệ thống hoặc mời thỉnh giảng. Tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ ngoại ngữ bằng cách học đại học bằng 2, thuê giáo viên tiếng Anh về bồi dưỡng ngồi giờ, hoặc lưu hành cẩm nang ngoại ngữ sử dụng riêng của từng khách sạn, ...
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát của một nhĩm nghiên cứu thuộc Sở Văn hĩa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm “khám phá mức độ quan tâm của Lãnh đạo Tỉnh và Doanh nghiệp đối với ngành du lịch và việc phát triển du lịch cũng như các chương trình hành động của Tỉnh để phát triển du lịch”. Thực hiện với số mẫu khảo sát là 146 chuyên gia trong các Sở Ban Ngành, nhà quản lý các điểm du lịch và 200 lãnh đạo Doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch, cho thấy các vấn đề về chiến lược phát triển nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nhân lực; và chính sách thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh thì cĩ khoảng 15%-17% 13
tỷ lệ người khơng quan tâm đến các vấn đề này. Điều này cĩ thể phản ánh: (1) các kênh thơng tin từ người ban hành chính sách đến thực thi chính sách bị gián đoạn; (2) các chính sách này chưa thật sự gắn với nhu cầu nên khơng gĩp phần hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực tại các tổ chức hoạt động du lịch.
o Tỷ lệ khơng ý kiến các doanh nghiệp nhà nước và ngồi nhà nước khác nhau, chứng tỏ cĩ sự mất cân đối trong kênh thơng tin, cĩ thể phản ánh thực trạng là các doanh nghiệp nhà nước được ưu tiên hơn, như thế dẫn đến dễ đánh mất niềm tin của doanh nghiệp ngồi quốc doanh về tính bình đẳng trong thực thi chính sách.
o Hệ quả của những vấn đề trên là sẽ dẫn đến tình trạng các DN tự đưa ra chính sách đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp mình mà khơng theo một quy định chung, nghĩa là đào tạo mang tính tự phát. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cũng khĩ cĩ cơ hội nhận được những thơng tin phản hồi từ doanh nghiệp về các chính sách phát triển nguồn nhân lực của mình để làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Như vậy, do chính sách và sự phát triển nguồn nhân lực khơng đáp ứng được tốc độ phát triển của doanh nghiệp nên đã và đang xảy ra tình trạng dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao giữa các đơn vị, gây nên sự xáo trộn nhân sự, ảnh hưởng phần nào đến chất lượng dịch vụ.