4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn
4.2.3. Phân tích dư nợ
4.2.3.1. Dư nợ theo thời gian:
Quy mô hoạt động của Ngân hàng được thể hiện rõ qua tổng dư nợ hàng năm và dư nợ là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 3 năm 2004, 2005, 2006, điều đó đồng nghĩa với việc quy mơ hoạt động tín dụng của Ngân hàng liên tục được mở rộng trong những năm vừa qua.
Ta thấy qua 3 năm 2004, 2005, 2006 NH SGTT Kiên Giang đã tập trung phần lớn nguồn vốn vào cho vay ngắn hạn đưa tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm đa số trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm. Kiên Giang là một tỉnh đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn ngắn hạn để phục vụ trong sản xuất kinh doanh là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, đồng
thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tập trung đầu tư phần lớn nguồn vốn tín dụng vào cho vay ngắn hạn, thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn liên tục tăng lên qua 2 năm 2005, 2006 ( năm 2005 tăng 17.133 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 75.099 triệu đồng so với năm 2005). Qua đó cho thấy quy mơ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng, hoạt động của Ngân hàng ngày càng lớn mạnh, vị thế cạnh tranh
ngày cao.
Tuy nhiên trong thời gian qua, dư nợ trung, dài hạn lại có sự biến động, giảm ở năm 2005 ( giảm 2.762 triệu đồng), và tăng lên ở năm 2006 (tăng 14.315 triệu đồng). Dư nợ trung, dài hạn giảm xuống ở năm 2005 là do trong năm một
số khoản vay đã đến hạn, Ngân hàng đã tiến hành thu nợ. Doanh số thu nợ tăng lên nhiều cao hơn doanh số cho vay trong năm làm cho dư nợ trung, dài hạn giảm xuống ở năm 2005.
Bảng 7: DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
ĐVT: Triệu đồng
So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 84.269 98.640 188.054 14.371 17,05 89.414 90,65
Ngắn hạn 56.449 73.582 148.681 17.133 30,35 75.099 102,06
Trung, dài hạn 27.820 25.058 39.373 -2.762 -9,93 14.315 57,13
Tuy vậy, bước sang năm 2006, dư nợ trung , dài hạn đã tăng trở lại cho
thấy Ngân hàng đã cố gắng trong việc tìm kiếm khách hàng mới làm cho dư nợ tăng lên, góp phần nâng cao kết quả doanh của Ngân hàng.
4.2.3.2. Dư nợ theo mục đích vay: a. Nông nghiệp:
Dư nợ vay nông nghiệp tăng lên tục qua 2 năm 2005, 2006.
Đạt được kết quả như trên là do Ngân hàng đã mở rộng đầu tư theo hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực tìm kiếm khách hàng, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay. Mặc khác, nơng nghiệp là ngành đặc thù của tỉnh, nhu cầu vốn trong sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng tăng nhanh, lượng khách hàng là nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều, đẩy dư nợ vay sản xuất nông nghiệp tăng lên liên tục qua các năm, đặt biệt là năm 2006 khi
Ngân hàng mở nhiều phịng giao dịch ở các huyện, nơi có nhiều khách hàng là
nông dân.
b. Sản xuất kinh doanh:
Đây là khách hàng truyền thống và là ngành kinh tế trọng điểm được Ngân
hàng đặc biệt quan tâm đầu tư. Điều đó được thể hiện ở chỉ tiêu dư nợ của vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao và liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2005 tăng 11.275 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 13.281 triệu
đồng so với năm 2005.
Trong những năm qua, xu thế hội nhập và tồn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh thì vốn vay Ngân hàng là vô cùng cần thiết.
Dư nợ cho vay tăng liên tục trong thời gian qua chứng tỏ công tác sử dụng vốn của Ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao, đem lại cho Ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể hàng năm, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.
Bảng 8: DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH VAY
ĐVT: Triệu đồng So sánh 2005 với 2004 So sánh 2006 với 2005 Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 84.269 98,640 188.054 14.371 17,05 89.414 90,65
Nông nghiệp 31.686 37.919 69.091 6.233 19,67 31.172 45,12
Sản suất kinh doanh 24.690 35.965 49.246 11.275 45,66 13.281 26,97
Tiêu dùng 22.753 19.537 52.991 -3.215 -14,13 33.454 63,13
Mục đích sử dụng khác 5.140 5.219 16.726 79 1,54 11.507 220,48
c. Tiêu dùng:
Dư nợ cho vay tiêu dùng có sự biến động qua 2 năm 2005, 2006. Cụ thể: Năm 2005 giảm 3.215 triệu đồng so với năm 2004, với tỷ lệ giảm là
14,13%.
Năm 2006 tăng 33.454 triệu đồng so với năm 2005, với tỷ lệ tăng là
63,13%.
Ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ tiêu dùng năm 2005 đều tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh số cho vay lại chậm hơn tốc độ tăng của
doanh số thu nợ, chính vì vậy mà dư nợ tiêu dùng năm 2005 đã giảm đi 14,13% so với năm 2004. Mặc khác, năm 2005 NH đã giảm đầu tư đối với một số đơn vị làm ăn kém hiệu quả, để nợ quá hạn, NH chỉ giữ lại những khách hàng có tình
hình tài chính lành mạnh, có uy tín với Ngân hàng. Bước sang năm 2006, do sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng, chọn lọc khách hàng có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả nên đã nâng tổng dư nợ tiêu dùng lên, tăng 33.454 triệu đồng so với năm 2005.
d. Dư nợ vay mục đích khác:
Trong những năm qua, để hoạt động kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả
cao, hạn chế rủi ro phát sinh, ngân hàng đã khơng ngừng đa dạng hóa đối tượng
đầu tư, mở rộng thị phần, lựa chọn khách hàng có uy tín, năng lực, nâng cao khả
năng cạnh tranh với các NHTM khác trên cùng địa bàn. Ngoài việc mở rộng đầu tư cho vay sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, Ngân hàng cịn tích cực mở rộng đầu tư cho vay du học, vay chợ, tiểu thương, cho vay cán bộ
cơng nhân viên… Dư nợ mục đích vay khác trong những năm qua tăng liên tục qua 2 năm 2005, 2006 mặc dù tỷ trọng chiếm không cao: năm 2005 tăng 79 triệu
đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 11.507 triệu đồng góp phần làm tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua và sắp tới.
Tóm lại, từ việc tăng trưởng của tổng dư nợ như trên cho thấy được phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đã từng bước tăng trưởng ổn
định trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM hiện nay.