Trong thời gian qua nhờ sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên, NHSGTT Kiên Giang đã làm cho tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ, thu nhập tăng lên đáng kể. Song song với sự tăng lên của các chỉ số này thì nợ quá hạn cũng được đảm bảo ở mức được chấp nhận, lợi nhuận của Ngân hàng cũng
tăng lên. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được việc sử dụng nguồn vốn huy động
có hiệu quả hay khơng, hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hay khơng… , ta tiến hành xem xét các tỷ số qua bảng sau:
Bảng 13: MỘT SỐ TỶ SỐ TÀI CHÍNH
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng dư nợ 84.269 98.640 191.121
Tổng tài sản 99.586 148.127 259.734
Nguồn vốn huy động 49.766 89.510 250.873
Nợ quá hạn 727.728 522.524 1.301.325
Lợi nhuận ròng (sau điều hòa) 2.256 4.158 5.734
Tổng thu nhập 10.286 15.113 23.155
Tổng chi phí 6.215 8.854 19.228
Dư nợ/ Nguồn vốn huy động 1,69 1,1 0,762 Nợ quá hạn/ Dư nợ (%) 0,86 0,53 0,68 Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản (%) 2.27 2,8 2,20 Lợi nhuân ròng/ Thu nhập (%) 21,93 27,51 24,80 Tổng chi phí/Tổng thu nhập (%) 60,42 58,58 83,04
(Nguồn: Phịng kế tốn NH SGTT Kiên Giang)
4.4.1. Tổng dư nợ/Nguồn vốn huy động:
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này q lớn hay q nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả
năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Nhận xét thấy trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của Ngân hàng ngày một tăng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nguồn vốn cho vay của Ngân hàng được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2004 1,69 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 tình hình huy động vốn của Ngân hàng có cải thiện hơn so với 2004, bình qn 1,1 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng. Sang năm 2006 cơng tác huy động vốn có tốt hơn, vì huy động vốn đã vượt dư nợ, 1 đồng huy động vốn thì chỉ có 0,76 đồng dư nợ.
Điều này là không tốt. Tuy nhiên do trong năm 2006 như đã phân tích ở những
phần trên, Ngân hàng có sự mở rộng mạng lưới hoạt động, tình hình kinh doanh vẫn chưa ổn định nên việc sử dụng vốn huy động có phần biến động như trên.
Tuy nhiên vấn đề này sẽ được khắc phục ở năm 2007 khi các phòng giao dịch
của Ngân hàng đã đi vào hoạt động có hiệu quả.
Tóm lại, cùng với sự phát triển chung của mặt bằng kinh tế địa phương, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đời sống của người dân ngày một nâng cao, ban lãnh
đạo cùng với cán bộ công nhân viên của Ngân hàng đã kịp thời nắm bắt, đổi mới
nâng cao chất lượng hoạt động, công tác huy động vốn được chú trọng đã làm
tăng khả năng huy động vốn, vốn huy động tại chổ ngày càng đáp ứng đầy đủ,
kịp thời tham gia vào tỷ lệ dư nợ của Ngân hàng một cách trọn vẹn.
4.4.2. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
Trong thời gian qua nhờ sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên
NH SGTT Kiên Giang đã làm cho nợ quá hạn trong những năm vừa qua luôn ở mức thấp, nằm ở mức cho phép của Ngân hàng, điều đó thể hiện chất lượng tín dụng ngày càng được đảm bảo, rủi ro tín dụng ngày càng xuống thấp.
Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trong những năm qua có sự biến động.
- Năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,86%.
- Năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,53%, giảm 0,33% so với năm 2004. - Năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,69%, tăng 0,16% so với năm 2005.
Thực hiện mục tiêu đã đề ra, NH SGTT Kiên Giang đã thực hiện việc tăng trưởng tín dụng trong tầm quản lý. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nâng cao chất lượng
tín dụng trên cơ sở sàng lọc khách hàng, lựa chọn những khách hàng tốt, tài sản
đảm bảo có giá trị, dễ tiêu thụ. Tiến hành phân tích đảm bảo nợ vay của các
khách hàng có dư nợ cao, phân tích tình hình tài chính của khách hàng lớn để có
định hướng đầu tư phù hợp, nâng cao tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản,
tích cực xử lý nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh do những ngun chủ quan. Từ đó làm cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được đảm bảo, nợ quá hạn nằm ở mức thấp, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn thấp hơn mức cho phép.
Tóm lại, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng qua 3 năm 2004-2006 nằm ở mức thấp, chất lượng tín dụng ngày càng cao đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng tăng lên liên tục. Đạt kết quả như trên là nhờ sự lãnh đạo
sâu sát, hữu hiệu của Ban lãnh đạo Ngân hàng, sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ tín dụng. Từ đó đã góp phần tối đa hóa lợi nhuận và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, góp phần phát triển ngành và phát triển kinh tế địa phương.
4.4.3. Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản:
Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản của
Ngân hàng có biến động. Chỉ số này năm 2004 là 2,27%, năm 2005 là 2,8% tăng so với 2004 chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ngày một nâng cao, bước sang năm 2006, chỉ số ROA của Ngân hàng chỉ cịn 2,2%, giảm so với 2005. Sở dĩ có điều này là do trong năm 2006 tốc độ tăng lợi nhuận của Ngân hàng giảm so với năm 2005. Ta thấy với chỉ số ROA như thế chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý.
4.4.4. Lợi nhuận ròng/ Thu nhập:
Chỉ số này ở Ngân hàng qua 3 năm qua như sau: năm 2004 là 21,93%, năm 2005 là 27,51%, và năm 2006 là 24,8%. Ta thấy năm 2005 một đồng thu nhập
của Ngân hàng tạo ra 0,2751 đồng lợi nhuận ròng, tăng 0,0558 đồng so với năm 2004. Điều đó đã xác minh một lần nữa hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến
động của thị trường, chấp nhận rủi ro ngày một tốt hơn, chiến lược huy động vốn
và cho vay ngày càng vững chắc để có thể cạnh tranh và tạo được uy tín vững
chắc trên thị trường kinh doanh tiền tệ. Bước sang năm 2006 thì một đồng thu
kinh doanh của Ngân hàng tăng chậm lại so với 2005, chi phí bỏ ra nhiều hơn doanh thu thu được, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên đây chỉ là tạm thời trong thời gian đầu Ngân hàng mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động của mình, cần có sự đầu tư để thu lợi nhuận trong tương lai.
4.4.5. Tổng chi phí/ Thu nhập:
Cũng như các chỉ số trên, chỉ số này cũng đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2004, chỉ số này là 60,42%, năm 2005 chỉ số này là 58,58% và năm 2006 là 83,04%. Ta thấy qua 2 năm, tổng chi phí/ tổng thu nhập ln nhỏ hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng ln hoạt động có hiệu quả trong những năm vừa qua.
Để có một đồng thu nhập, năm 2004 ngân hàng phải bỏ ra 0,6042 đồng chi phí,
năm 2005 chi phí bỏ ra giảm đi, chỉ cịn 0,5858 đồng, chứng tỏ những nỗ lực cố gắng của Ngân hàng tạo ra kết quả đáng trân trọng, tự hào. Năm 2006, chi phí bỏ ra để có một đồng thu nhập đã tăng lên là 0,8304 đồng. Đây cũng là do chi phí
năm 2006 tăng nhanh hơn doanh thu năm 2005, mà nguyên nhân là do sự đầu tư mở rộng mạng lưới của ngân hàng trong thời gian qua, một sự đầu tư cần có thời gian để thấy được kết quả kinh doanh hữu hiệu. Đồng thời Ngân hàng cũng cần có những biện pháp tốt trong việc quản lý các khoản mục chi phí để khơng ngừng hạ thấp các chi phí bất hợp lý taọ tiền đề cho việc hạ lãi xuất cho vay. Việc làm này có ý nghĩa góp phần hạn chế rủi ro cho Ngân hàng đồng thời tăng thế cạnh tranh của Ngân hàng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG