So sánh kết quả công bố thông tin phi tài chính giữa các phương diện quản lý

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết việt nam (Trang 59 - 92)

quản lý và giữa các ngành

Có sự khác biệt về mức độ công bố thông tin phi tài chính giữa từng ngành cũng như từng phương diện. Trong 7 phương diện được các nhà đầu tư quan tâm để đưa ra quyết định, phương diện có mức công bố cao nhất là phương diện nhà đầu tư. Lý do cho mức công bố thông tin cao trên phương diện này vì theo Thông tư số 452/2012 Bộ Tài chính, các công ty niêm yết bắt buộc công bố một số thông tin trên báo cáo thường niên như thông tin về biến động cổ đông và những thông tin bắt buộc công bố trong báo cáo của ban quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát. Tiếp theo đó, các phương diện được công bố trên mức trung bình bao gồm phương diện về người lao động, về quy trình nội bộ và học hỏi và phát triển. Đây đều là những khía cạnh liên quan trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Ngành kinh

doanh NONFI INNO3 CSR4 EMP5 INT6 INV7 CUS8 SUP9

Kinh doanh bất động sản 1.9333 3.6333 0.9000 2.8000 1.7333 3.2000 0.7667 0.5000 Vận tải và dịch vụ du lịch 1.6078 0.8627 1.1373 2.1373 2.8235 2.9216 1.2353 0.1373 Nhựa, Sản xuất hóa chất 2.0519 2.1515 1.6667 2.2424 3.0000 3.2727 1.6970 0.3333 Năng lượng, điện, khí gas, chất đốt 2.4683 2.2778 2.1667 4.3333 3.3333 3.2222 1.3889 0.5556 Sản xuất và nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp 1.5516 1.4722 1.2500 1.4167 1.4167 3.5000 1.6944 0.1111 Sản xuất công nghiệp 1.5646 2.0714 0.8810 2.0714 2.2381 2.7143 0.7857 0.1905 Tài chính, ngân hàng 2.5281 2.8182 2.2424 2.6061 3.1212 3.6061 3.3030 0.0000 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 1.6117 2.4615 1.1538 2.1026 2.0256 2.8974 0.4103 0.2308 Xây dựng 1.7569 2.9298 0.5439 2.8947 1.6140 2.9825 0.4912 0.8421 Toàn mẫu 1.8293 2.2448 1.2124 2.4071 2.2832 3.1062 1.2212 0.3304

Bảng 3.6 Mức độ công bố thông tin phi tài chính trung bình theo từng ngành và theo từng phương diện quản lý

3 INNO: Phương diện học hỏi, phát triển

4 CSR: Phương diện trách nhiệm xã hội

5 EMP: Phương diện người lao động

6 INT: Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ

7 INV: Phương diện nhà đầu tư

8 CUS: Phương diện khách hàng

Phương diện có mức công bố thấp nhất là phương diện nhà cung cấp. Do đặc thù hoạt động, ngành ngân hàng, ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, ngành dịch vụ, vận tải – du lịch hầu như không công bố thông tin. Tuy nhiên ngay cả những ngành mà nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng như nông nghiệp, hóa chất, xây dựng cũng không công bố thông tin rộng rãi. Theo tác giả, nhìn chung các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa dành một sự quan tâm đúng mức cho vấn đề nhà cung cấp.

Ngoài ra, lĩnh vực tài chính, ngân hàng và lĩnh vực năng lượng, điện, khí gas, chất đốt là hai ngành có mức độ công bố thông tin cao nhất với mức công bố thông tin tính trung bình lần lượt là 2.5258 và 2.0519. Các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính thường là những doanh nghiệp áp dụng nhiều tiêu chuẩn đánh giá về hệ thống giao dịch, thống kê về các nhóm khách hàng và mức độ phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, kết quả các chương trình đào tạo… Các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng và doanh nghiệp trong lĩnh vực nhựa - hóa chất dành nhiều sự quan tâm đến các vấn đề như chất lượng sản phẩm, an toàn lao động và công tác nghiên cứu phát triển. Ngoài ra, nhóm ba ngành kể trên cũng là những doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin về trách nhiệm xã hội nhiều nhất, thể hiện mức độ quan tâm về các vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có mức độ công bố thông tin phi tài chính thấp nhất là những doanh nghiệp trong nhóm ngành nông nghiệp. Đây đa phần là những doanh nghiệp sản xuất cao su, giống cây trồng và thức ăn chăn nuôi. Một lý do có thể đưa ra là các doanh nghiệp này hầu hết có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, cổ đông đa phần là những công ty mẹ thuộc sở hữu nhà nước, nhu cầu công bố thông tin không cao, cùng phong cách quản lý nhà nước, có thể là lý do dẫn đến tình trạng ít công bố thông tin ra bên ngoài.

TÓM TT CHƯƠNG 3

Chương 3 thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo kế toán và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp. Biến độc lập trọng tâm trong nghiên cứu là mức độ công bố thông tin phi tài chính, được xem xét trong mối tương quan đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và hệ số giá trị thị trường trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) của 113 công ty cổ phẩn niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX.

Tất cả nhân tố trong mô hình đều có tác động đến kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán, được đại diện bởi biến ROE và ROA. Kết quả nghiên cứu cho thấy NONFI không phải là nhân tố có ảnh hưởng mạnh lên kết quả ROE hay ROA, đồng thời hướng tác động là nghịch chiều, đi ngược với kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Lý do có thể bởi các doanh nghiệp chưa vận dụng hiệu quả các thông tin phi tài chính thu được từ hoạt động đánh giá thành quả để cải thiện hoạt động của mình, cũng như chưa thiết kế và áp dụng một hệ thống đánh giá thành quả hoạt động sử dụng các thước đo phi tài chính hiệu quả và phù hợp.

Đối với mối tương quan liên quan tỷ số giá trị thị trường trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E), từ mô hình ban đầu với giả thuyết 10 nhân tố tác động, chỉ có 7 nhân tố thực sự có ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhân tố mức độ công bố thông tin phi tài chính trong mô hình này lại cho thấy ảnh hưởng đáng kể với hệ số tương quan thể hiện mối quan hệ thuận chiều đối với P/E, phù hợp với giả định của mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, trong chương này, tác giả còn trình bày thống kê mô tả tình hình công bố thông tin phi tài chính theo từng phương diện quản lý mà nhà đầu tư quan tâm và theo từng ngành. Thông kê cho thấy mức công bố thông tin hiện tại chưa cao, chủ yếu dừng lại ở công bố những thông tin bắt buộc về sự biến động nhà đầu tư và quy trình hoạt động. Các doanh nghiệp có mức công bố thông tin phi tài chính cao thuộc về những ngành chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển công nghệ, kỹ thuật và chất lượng dịch vụ là yếu tố cạnh tranh hàng đầu.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ

Xuất phát từ những kết luận sau khi kiểm định mô hình nghiên cứu ở chương 3, chương này trình bày những kết luận quan trọng của đề tài nghiên cứu và xem xét những hạn chế của đề tài. So với những nghiên cứu trước đây, đây là một nghiên cứu thực nghiệm mới về vấn đề mối quan hệ giữa công bố thông tin phi tài chính và giá trị thị trường của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu mở rộng hoặc chuyên sâu hơn về vấn đề thông tin phi tài chính trong lĩnh vực kế toán quản trị.

4.1. Kết luận

Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của việc công bố thông tin phi tài chính đến kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán (đại diện bởi hai thước đo của kế toán là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA) và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp (đại diện bởi khái niệm giá so với lợi nhuận mỗi cổ phiếu P/E) của 113 công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong khoảng thời gian 3 năm từ 2010 – 2012. Dựa trên khung lý thuyết và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và kết quả ba mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

ROE = -1.38168 + 0.898705AGE + 0.042267BETA – 0.072794CAPEX - 0.00956LIQUID – 0.494523LVRG – 0.025268NONFI + 0.070118SALEG + 0.276434SIZE + ε.

ROA = -0.2298574 + 0.43333AGE + 0.009583BETA – 0.031277CAPEX – 0.005153LIQUID – 0.375949LVRG – 0.00353NONFI + 0.023371SALEG + 0.087159SIZE + ε.

P/E = 5.2487 – 7.0907BETA – 16.5258CAPEX + 2.3065LIQUID + 35.0501LVRG + 7.7505NONFI – 20.3813ROE – 6.4584SALEG – 1.4192SIZE + ε.

Kết quả thực nghiệm sử dụng dữ liệu tổng hợp cho thấy các biến tham gia mô hình giải thích được 95% sự thay đổi của ROE, 98% sự thay đổi của ROA và 73% biến động của P/E. Tất cả biến đưa vào hai mô hình hồi quy đối với lợi nhuận kế toán đều có tác động ý nghĩa. Biến trọng tâm của mô hình nghiên cứu – mức độ công

bố thông tin phi tài chính (NONFI) có giá trị không cao, với mức công bố trung bình là 1.82933 (trên mức thang đo tối đa 5 điểm cho một phương diện). Công ty công bố thông tin phi tài chính ít nhất có chỉ số công bố xấp xỉ 0.29, tức 2 thang đo cho cả 7 phương diện, thông thường là những thông tin bắt buộc phải công bố theo tư số 52/2012 Bộ Tài chính. Công ty có mức công bố thông tin cao nhất với trung bình 3.9 nội dung công bố cho mỗi phương diện, tức 27 nội dung công bố trên tổng số tối đa 35 nội dung công bố được đo lường.

Kết quả thống kê cho thấy công bố thông tin phi tài chính hiện tại của các doanh nghiệp tập trung vào ba khía cạnh: nhà đầu tư, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển. Đi ngược với kỳ vọng của giả thuyết nghiên cứu, biến độc lập này có tác động ngược chiều đối với cả ROE và ROA. Đồng thời với hệ số tương quan không cao, biến độc lập này không có tác động mạnh mẽ tới kết quả hoạt động trên cơ sở kế toán. Nguyên nhân dẫn đến khác biệt này có thể là do những thông tin phi tài chính chưa thực sự được coi trọng trong công tác đánh giá thành quả và các kết quả đánh giá chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức và vận dụng có hiệu quả để cải thiện kết quả hoạt động của mình.

Tuy nhiên khi xét trong mối tương quan với tỷ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu P/E, mức độ công bố thông tin cho thấy tác động thuận chiều với hệ số tương quan khá cao. Như vậy, mức độ công bố thông tin có khả năng ảnh hưởng tích cực lên biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp, phù hợp với giả định của mô hình. Điều này phần nào phản ánh mức độ suy xét của nhà đầu tư đến cả những khía cạnh phi tài chính về hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển của một công ty khi đưa ra quyết định đầu tư.

4.2. Hàm ý cho nhà quản trị

Thông qua thống kê về mức độ công bố thông tin phi tài chính, tác giả mong muốn các nhà quản lý gia tăng sử dụng và công bố những thông tin phi tài chính. Các nhà quản trị cần thấy tầm quan trọng của thông tin phi tài chính trong tiến trình ra quyết định, hoạch định và kiểm soát. Với những lợi ích đã được thảo luận trong nghiên cứu này, thông tin phi tài chính trong đánh giá kết quả hoạt động không chỉ giúp giám sát quá trình thực hiện mục tiêu, mà còn giúp nhà quản trị tránh khỏi việc quá chú trọng vào tầm nhìn ngắn hạn trong quản trị mà bỏ qua các mục tiêu chiến lược trong dài hạn. Bằng cách xem xét thông tin trên nhiều phương diện hoạt động

của doanh nghiệp, nhà quản trị có thể nhận ra rằng liệu có cải thiện trên một hay một số phương diện quản lý không, và sự cải thiện trong phương diện này có phải đánh đổi bằng một kết quả xấu trong phương diện khác không để từ đó cho phép họ đưa ra những quyết định hợp lý.

Ngoài ra, trong công tác đánh giá hoạt động cũng như công bố thông tin, các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa có sự quan tâm xác đáng đối với một số phương diện quan trọng như phương diện về người lao động, khách hàng, nhà cung cấp, trách nhiệm xã hội... Các thông tin trên những phương diện này không chỉ hữu dụng đối với nhà quản trị mà còn rất có ích khi quan hệ với nhà đầu tư cũng như các bên liên quan.

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy có sự tác động thuận chiều giữa công bố thông tin phi tài chính với kết quả thị trường của doanh nghiệp. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng dành nhiều sự quan tâm đối với thông tin về hoạt động của các công ty hơn là đầu tư theo phong trào. Việc công bố thông tin đầy đủ và minh bạch sẽ giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm giao dịch, khắc phục tính bất cân xứng thông tin trên thị trường, từ đó lấy lại lòng tin của nhà đầu tư và hiệu quả của thị trường sau cuộc suy thoái.

Hiện nay, đã có khá nhiều lý thuyết và nghiên cứu trên thế giới xây dựng các mô hình đánh giá hoạt động sử dụng các thông tin phi tài chính. Ở Việt Nam cũng đã có một số lượng doanh nghiệp áp dụng mô hình đánh giá hoạt động kinh điển như Bảng điểm cân bằng - Balanced ScoreCard của Kaplan và Norton (1996). Có không ít nghiên cứu đề cao hiệu quả cải thiện hoạt động cũng như khả năng áp dụng rộng rãi các công cụ quản trị này, hoặc các mô hình mở rộng hoặc tích hợp của nó như mô hình Traffic light, Knowledge Management Star... Ngoài ra, trên thế giới cũng có không ít các công cụ đánh giá hoạt động vận dụng thông tin phi tài chính được xây dựng từ những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm như mô hình Lăng trụ kết quả hoạt động của Accenture (Đại học Cranfield), mô hình Quản lý nguồn vốn tri thức – Skandia’s Intellectual capital navigator…

Một hình thức khác của công cụ đánh giá hoạt động, đó là tích hợp các thước đo – bao gồm cả các thước đo phi tài chính vào các hợp đồng thù lao và tiền thưởng cho Ban giám đốc hoặc các Giám đốc điều hành. Nói cách khác, hội đồng quản trị có thể đưa các mục tiêu hoạt động của mình trên các phương diện tài chính và phi tài chính vào các điều

khoản hợp đồng với ban quản lý. Đây là một biện pháp khá phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, và các mục tiêu này có khả năng hoàn thành cao. Tuy nhiên một nhược điểm phát sinh đó là các mục tiêu này có thể không được công bố rộng rãi và được xây dựng một cách chủ quan.

Tóm lại, các doanh nghiệp nên xây dựng một hệ thống đo lường phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của mình, gắn với chiến lược hoạt động của công ty và bao gồm những chỉ tiêu đặc thù ngành để có thể so sánh được với các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực. Hệ thống đánh giá hoạt động này nên được tích hợp với hệ thống thông tin của doanh nghiệp trong tất cả các chu trình hoạt động, và tích hợp với hệ thống kế toán chi phí và các hệ thống quản lý sẵn có.

Để có thông tin phi tài chính công bố trên báo cáo thường niên, trên các phương tiện thông tin của doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải xây dựng các thước đo phi tài chính để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động. Sau đó, các thước đo phi tài chính sẽ được tổng hợp thành thông tin phi tài chính công bố ra bên ngoài.

4.2.1. Những sai lầm khi thiết kế thước đo phi tài chính để đánh giá thành quả hoạt động

Theo Itner và Larcker (2000), có bốn lỗi chủ yếu mà các doanh nghiệp thường mắc phải khi áp dụng các thước đo phi tài chính trong đánh giá hiệu quả hoạt động, dẫn tới kết quả cải thiện không như mong muốn.

Thứ nhất, các doanh nghiệp này không gắn các thước đo phi tài chính của họ với

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết việt nam (Trang 59 - 92)