Phân loại các thước đo phi tài chính

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết việt nam (Trang 34 - 37)

Các thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động có thể là thước đo tài chính hoặc phi tài chính, tuy nhiên khi mà các Chuẩn mực kế toán và Ủy ban chứng khoán đã yêu cầu doanh nghệp công bố hầu hết các chỉ số tài chính trọng yếu, bài nghiên cứu của tác giả hướng trọng tâm vào các thước đo đánh giá phi tài chính.

Bài nghiên cứu này đánh giá mối tương quan giữa việc công bố các thông tin phi tài chính với kết quả hoạt động kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp. Tham khảo những nghiên cứu trước đây cùng với việc vận dụng mô hình đánh giá thành quả bằng Bảng điểm cân bằng (BSC) của Kaplan và Norton (1996), tác giả đã lựa chọn 7 phương diện. Danh sách cụ thể những thước đo phi tài chính được lựa chọn thống kê gồm có:

Phương diện nhà đầu tư:

1. Trình bày của Ban quản trị về các nhân tố chiến lược quyết định thành công của công ty thông qua BSC, Mục tiêu chiến lược, Thành tựu…

2. Phân tích (không bắt buộc theo luật quy định) về tình hình tài chính của công ty.

công ty ra thị trường thế giới.

4. Cung cấp thông tin về tài sản trí tuệ.

5. Cung cấp thông tin về cơ cấu, sự biến động số lượng cổ đông, ty lệ sở hữu nhà nước, nước ngoài, cá nhân…Cung cấp thông tin về các công ty con, các bên có liên quan.

Phương diện nhân viên

1. Kế hoạch đào tạo nhân viên.

2. Phân tích cơ cấu nhân viên theo trình độ, tay nghề, tuổi…

3. Phân tích số vòng quay nhân viên trong công ty, xu hướng tăng giảm nhân viên trong tương lai.

4. Phân tích năng suất lao động của nhân viên.

5. Sự hài lòng của nhân viên, mức độ cam kết giữa nhân viên với công ty và ngược lại.

Phương diện khách hàng

1. Công bố danh mục khách hàng chính, năng lực thương lượng của công ty với khách hàng, mối quan hệ với khách hàng.

2. Công bố tình hình gia tăng hay sụt giảm lượng khách hàng, hay trong 1 nhóm khách hàng nào đó.

3. Phân tích thị phần hiện tại, thị phần tiềm năng, điểm mạnh hơn so với đối thủ cạnh tranh.

4. Đánh giá thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm.

5. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng với công ty.

Phương diện nhà cung cấp

1. Công bố danh mục nhà cung cấp chính.

2. Phân tích chi phí của nhà cung cấp theo khu vực địa lý, theo chính sách mua hàng.

4. Đánh giá năng lực thương lượng của công ty với nhà cung cấp (ví dụ: có phụ thuộc nhiều vào một vài nhà cung cấp chính…)

5. Đánh giá mối quan hệ với nhà cung cấp (ví dụ: mức độ duy trì, sự hài lòng của nhà cung cấp)

Phương diện quy trình nội bộ

1. Phân tích năng lực hoạt động, lợi ích của các hoạt động thu mua, sáp nhập, các hoạt động đầu tư…

2. Miêu tả bản chất về ngành nghề hoạt động: cấu trúc vốn, đặc điểm thời vụ, đặc điểm về quy trình công nghệ.

3. Trình bày chu kỳ sản xuất, quản lý quy trình hiệu quả, xây dựng hệ thống kiểm soát chặt chẽ…

4. Công bố thông tin về kiểm soát chất lượng.

5. Miêu tả các hoạt động outsourcing, công nghệ hóa dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ quốc tế.

Phương diện học hỏi và phát triển

1. Công bố những cải tiến quy trình, đạt được các bằng sáng chế, chứng nhận sở hữu trí tuệ.

2. Xu hướng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.

3. Miêu tả những sản phẩm mới được tung ra trong năm và những dòng sản phẩm dự kiến.

4. Phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, thời gian cho ra một dòng sản phẩm mới.

5. Sự phát triển của công ty trong ngành và so với đối thủ cạnh tranh.

Phương diện trách nhiệm xã hội

1. Miêu tả các hoạt động từ thiện, dự án cộng đồng, hoạt động tài trợ cho giáo dục.

3. Trình bày và đánh giá các hoạt động vì môi trường của doanh nghiệp.

4. Chính sách công bằng và bình đẳng trong kinh doanh và đối xử với con người.

5. Vấn đề tuân thủ pháp luật và các quy định nghề nghiệp.

Cả bảy phương diện này đều từng được sử dụng trong một nghiên cứu trước đây của Boesso (2004) và được phát triển chủ yếu dựa trên mô hình Bảng điểm cân bằng của Kaplan và Norton. Nếu như mô hình bảng điểm cân bằng chỉ bao gồm 3 phương diện phi tài chính là: khách hàng; học hỏi và phát triển; quy trình nội bộ thì trong nghiên cứu “Báo cáo và công bố tự nguyện các chỉ tiêu hiệu quả cho các đối tượng liên quan tại các công ty niêm yết Mỹ và Italia” năm 2004, Boesso đã lựa chọn bổ sung thêm 4 phương diện. Boesso đã tiến hành nghiên cứu 7 phương diện này để kiểm nghiệm chất lượng truyền đạt thông tin và công bố trên 72 doanh nghiệp niêm yết tại Mỹ và Italia, trong đó Boesso ghi nhận chênh lệch mức độ công bố thông tin là kết quả của khác biệt về văn hóa. Các phương diện bao gồm phương diện nhà đầu tư, phương diện người lao động, phương diện khách hàng, phương diện nhà cung cấp, phương diện trách nhiệm xã hội, phương diện quy trình nội bộ và cuối cùng là phương diện học hỏi và phát triển. Trên quan điểm của tác giả, các phương diện này có thể mang lại cái nhìn tổng quát và toàn diện khi đánh giá hoạt động của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Tập hợp các phương diện đánh giá này cụ thể và sâu sắc hơn mô hình bảng điểm cân bằng khi quan tâm tới yếu tố nhà đầu tư, nhà cung cấp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tách biệt phương diện người lao động ra khỏi phương diện quy trình nội bộ và phương diện học hỏi và phát triển.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết việt nam (Trang 34 - 37)