Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết việt nam (Trang 49 - 50)

Hiện tương phương sai thay đổi gây nên khá nhiều hậu quả đối với mô hình ước lượng bằng phương pháp OLS. Nó làm cho các ước lượng của các hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả (tức là không phải là ước lượng phù hợp nhất), ước lượng của các phương sai bị chệch làm kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực khiến nhà nghiên cứu đánh giá nhầm về chất lượng của mô hình hồi quy tuyến tính. Có nhiều cách phát hiện phương sai thay đổi, trong bài nghiên cứu này, chúng ta sẽ

sử dụng kiểm định Wald và kiểm định của Breusch và Pagan Lagrangian để phát hiện hiện tượng phương sai thay đổi.

Ở đây, tác giả có cỡ mẫu là 113 công ty cổ phần với các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Do chưa quyết định lựa chọn mô hình hồi quy nào trong ba mô hình hồi quy POOL, FEM và REM, nên tác giả sẽ kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi đối với cả hai mô hình FEM, REM cho ba hàm hồi quy (đương nhiên mô hình POOL sẽ bị hiện tượng phương sai thay đổi nếu hai mô hình FEM và REM bị hiện tượng này). Để kiểm định hiện phương sai thay đổi, tác giả sử dụng kiểm định Wald cho mô hình hồi quy FEM và kiểm định số nhân Breusch and Pagan Lagrangian cho mô hình REM, với giả thuyết:

H0: Phương sai sai số không thay đổi. H1: Phương sai sai số thay đổi.

Kiểm định Wald được tác giả thực hiện trên phần mềm STATA 12. Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi cho hàm hồi quy với ROE, ROA và P/E trên mô hình FEM tham khảo tại phụ lục số 1.

Kiểm định số nhân Breusch and Pagan Lagrangian có điều chỉnh được tác giả thực hiện trên phần mềm STATA. Kết quả kiểm định này cho hàm hồi quy với ROE, ROA và P/E trên mô hình REM tham khảo tại phụ lục số 2.

Với Prob = 0.000, H0 bị bác bỏ, chấp nhận H1, cả hai phương pháp đều xảy ra hiện tương phương sai thay đổi trong ba hàm hồi quy. Vì vậy, khi chạy hồi quy, tác giả sẽ sử dụng chức năng sẵn có của phần mềm Eview là thuật toán sử dụng trọng số GLS Weight (Cross section weights) để phần mềm tự xử lý giảm bớt tác động của phương sai thay đổi nhằm đạt kết quả hồi quy tối ưu.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên và kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm yết việt nam (Trang 49 - 50)