Để chuyển vùng chọn thành Path, bạn cần có một vùng chọn (sử dụng các công cụ tạo vùng chọn đã học để tạo ra một vùng chọn) à nhấp chuột phải lên vùng chọn à Make
Quochungvnu@gmail.com Trang 58
Bài 9: Biến ảnh và chấm sửa ảnh 9.1. Thay đổi kích thước hình ảnh 9.1.1. Thay đổi kích thước cavans
Lệnh Cavans size cho phép thêm vào hoặc xóa bớt vùng làm việc xung quanh hình ảnh hiện có. Có thể xén hình ảnh bằng cách giảm bớt diện tích Cavans.
Để thay đổi kích cỡ trang vẽ của một file hình ảnh ta làm như sau:
ü Vào Image à Cavans size
ü Nhập các giá trị chiều rộng (Width) chiều cao (Height)
ü Chọn hướng thay đổi kích thước trang vẽ (mục Anchor)
ü Chọn OK để hoàn tất quá trình.
Hình 55: Thay đổi kích thước cavans
9.1.2. Thay đổi kích thước ảnh
Lệnh Image size cho phép thay đổi khổ của ảnh. Khi khổ của ảnh thay đổi thì ảnh sẽ tự động co giãn cho phù hợp.
Để thay đổi kích cỡ của ảnh theo phương pháp này, bạn thực hiện như sau:
ü Vào Image à Image size
ü Nhập các giá trị chiều rộng (Width) chiều cao (Height)
Tham số Constrain Proportions giúp giữ tỉ lệ cân đối giữa Width và Height (nghĩa là khi ta thay đổi một tham số width hoặc height thì tham số kia tự động thay đổi theo cho phù hợp).
Quochungvnu@gmail.com Trang 59
Hình 56: Image Size
9.1.3. Xén hình ảnh
Bạn có thể sử dụng công cụ Crop để xén lấy một phần của ảnh. Thao tác như sau:
ü Chọn công cụ Crop hoặc nhấn phím tắt là [C] để chuyển sang công cụ Crop.
ü Di chuyển con trỏ vào trong tấm hình, kéo một đường chéo từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải để tạo một vùng lựa chọn. Vùng bị mờ đi là vùng sẽ bị cắt bỏ, vùng sáng là vùng sẽ giữ lại.
ü Điều chỉnh lại vùng Crop nếu thấy cần thiết
o Nếu cần định lại vị trí của vùng cắt hãy đặt con trỏ vào trong vùng đó và kéo đến vị trí phù hợp.
o Nếu cần thay đổi kích thước vùng cắt hãy đặt con trỏ ra mép ngoài và kéo để được kích thước mong muốn.
ü Khi vùng xén đã được ưng ý, bạn hãy nhấn [Enter] để bắt đầu xén (hoặc có thể nhấn đúp chuột vào vùng muốn xén).
Quochungvnu@gmail.com Trang 60
Hình 57: Xén ảnh
9.2. Sửa ảnh bằng bản sao hình ảnh
Sửa ảnh bằng bản sao chính là lấy mẫu các pixel để sửa chữa hình ảnh. Một số công cụ cơ bản là: Clone Stamp , Pattern Stamp , Healing Brush , Patch .
9.2.1. Công cụ Clone Stamp
Đây là công cụ nhân bản rất hay được sử dụng. Trước tiên bạn phải ấn định vùng lấy mẫu bằng cách nhấn và giữ phím [Alt] rồi nhấp chuột trái, đưa chuột ra vị trí muốn sao chép và nhấp chuột.
Quochungvnu@gmail.com Trang 61
Các tham số lựa chọn:
ü Brush: Kiểu và kích thước vùng quét.
ü Mode: Chế độ làm việc, ví dụ: Normal – việc sao chép vùng nguồn diễn ra bình
thường, không phụ thuốc vào độ sáng, tối, màu sắc; Darken – Chỉ cho phép sao chép sang vùng tối hơn; Lighten – chỉ cho phép sao chép sang vùng sáng hơn.
ü Opacity: Xác định độ mờ vùng sao chép.
ü Flow: Luồng chỉ rõ độ nhanh chóng trong áp dụng Brush.
ü Alighned: Nếu lựa chọn, vị trí lấy mẫu sẽ di chuyển; còn nếu không được chọn thì
điểm lấy mẫu sẽ cố định cho đến khi ta lấy mẫu khác.
9.2.2. Công cụ Pattern Stamp
Công cụ này cho phép bạn vẽ với các pattern. Bạn có thể chọn các mẫu có sẵn trong thư viện mẫu hoặc có thể tự tạo mẫu riêng cho mình.
Hình 59: Sử dụng Pattern Stamp để nhân bản theo mẫu
9.2.3. Công cụ Healing Brush
Sử dụng tương tự như Clone Stamp, công cụ này cho phép sao chép một cách mềm dẻo, áp dụng cho việc làm biến mất một phần ảnh không mong muốn bằng cách trộn lẫn một phần hình ảnh nguồn.
Hình 60: Sử dụng Healing Brush để tẩy vết bẩn trên mặt
9.2.4. Công cụ Patch
Công cụ này cho phép người dùng chấm sửa vùng ảnh được chọn bằng pixel lấy từ vùng khác hoặc từ họa tiết nào đó.
Quochungvnu@gmail.com Trang 62
Hình 61: Sử dụng Patch để sửa ảnh
9.3. Sử dụng Liquify
Hộp thoại Liquify cũng cấp các công cụ cho phép kéo đẩy, phản chiếu, biến dạng và quay vùng ảnh bất kỳ.
Quochungvnu@gmail.com Trang 63
Quochungvnu@gmail.com Trang 65
Quochungvnu@gmail.com Trang 66
Bài 12: Làm việc với chữ
12.1. Tạo chữ và hiệu chỉnh chữ Tạo chữ: Tạo chữ:
Trong Adobe Photoshop, bạn có thể tạo hoặc soạn thảo văn bản trực tiếp trên màn hình và thay đổi nhanh chóng font chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và mầu của nó. Bạn có thể áp dụng thay đổi từng kí tự riêng và đặt định dạng cho toàn bộ đoạn.
Khi bạn nhấp vào ảnh bằng công cụ Type để chèn vào một điểm thì công cụ Type đang ở chế độ soạn thảo. Sau đó bạn có thể enter và soạn thảo lại các kí tự trên lớp hiện thời.
Nếu bạn chọn công cụ khác trong hộp công cụ, văn bản của bạn sẽ tự động được thay đổi. Hoặc trên thanh công cụ option, bạn chọn nút Commit Any Current Edits để áp dụng văn bản đã được soạn thảo hoặc ấn Cancel Any Current Edits để từ hủy bỏ chúng.
Hiệu chỉnh lớp chữ:
Với các chữ đã được tạo ra bạn có thể hiệu chỉnh kích thước, uốn cong, tạo hiệu ứng style cho nó.
Bạn có thể thiết lập các dạng cho chữ theo ý muốn như: font chữ, cỡ chữ , chữ béo, đậm, nghiêng … canh lề trái , phải , chính giữa , giãn đều hai bên trái và phải , viết chỉ số dưới , viết chỉ số trên , chuyển đổi giữa chữ ngang và chữ dọc , kẻ một đường ngang chữ , chữ có gạch chân , viết toàn chữ hoa , hay viết chữ hoa và chữ thường , chữ đặc hay rỗng … rồi đến các kiểu cách trình bày chữ nghiêng, uốn lượn đặc biệt .
Hình 63: Các thông số cho công cụ tạo chữ
12.2. Tạo hiệu ứng cho chữ 12.2.1.Hiệu ứng uốn cong cho chữ 12.2.1.Hiệu ứng uốn cong cho chữ
Để tạo chữ uống cong, bạn sử dụng tính năng Wraped Text trên Option bar của Type Tool.
Ví dụ: Tạo chữ “Moon” và “full” với hiệu ứng đẹp như sau:
ü Với công cụ Type vẫn được chọn trong hộp công cụ, chọn nút Create Wrapped Text trên thanh công cụ option để mở hộp thoại Wraped Text.
ü Trong menu tự chọn Style, chọn Inflate và ấn OK để đóng hộp thoại với các tuỳ chọn khác để mặc định
Quochungvnu@gmail.com Trang 67
ü Trong palette Character hoặc thanh công cụ option, chọn font chữ đậm.
ü Nháy đúp vào từ “full” để chọn nó (không chọn từ “Moon”).
ü Trong palette Color, chọn màu vàng tươi bằng cách đặt các giá trị sau: R=239, G=233, B=7.
ü Trong thanh công cụ option, ấn nút Commit Any Current Edits để bỏ chọn văn bản mà bạn muốn xem kết quả.
Quochungvnu@gmail.com Trang 68
Quochungvnu@gmail.com Trang 69
Bài 14: Áp dụng bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt 14.1. Khái quát bộ lọc
Bộ lọc được sử dụng để tạo các hiệu ứng đặc biệt cho ảnh. Trong Photoshop có sẵn một số bộ lọc cơ bản, tuy nhiên bạn cũng có thể cài đặt thêm nhưng bộ lọc khác để có được những hiệu ứng phong phú và đa dạng hơn. Là công cụ đa năng và đầy quyền lực, bộ lọc cho phép người dùng chỉnh sửa hình ảnh với đủ các loại hiệu ứng: Quẹt nhèo – làm sắc nét, chạm nổi – khắc chìm, thêm nhiễu – khử vết, tạo quầng sáng – bóng đổ... Người dùng Photoshop chuyên nghiệp, cũng như muốn trở thành chuyên nghiệp nhất thiết phải nắm vững đặc điểm của từng bộ lọc và áp dụng chúng hiệu quả. Trong Photoshop đã tích hợp sẵn 97 bộ lọc các loại. Chúng được chia thành 13 nhóm bộ lọc cơ bản – được liệt kê trên menu Filter.
Các nguyên tắc sử dụng bộ lọc:
Photoshop dùng bộ lọc để thay đổi dữ liệu hình ảnh theo nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, thay vì dùng công cụ Blur trên phần lớn hình ảnh, bạn có thể dùng một trong các bộ lọc Blur và thay đổi mọi điểm ảnh trong vùng chọn của bạn chỉ một lần. Bạn có thể thay đổi hiệu ứng chiếu sáng trong hình ảnh bằng cách sử dụng bộ lọc Lighting Effects, hoặc bổ sung một chút màu ngẫu nhiên cho hình ảnh với bộ lọc add noise... Tuy nhiên cũng có bộ lọc này hữu dụng hơn bộ lọc khác. Thật sự bạn rất cần làm việc với bộ lọc để khám phá đầy đủ tiềm năng của chúng. Bộ lọc là một lĩnh vực không thể "tuân thủ theo nguyên tắc" được. Mặc dù mỗi bộ lọc đều được thiết kể để đạt hiệu ứng tốt nhất, nhưng thật ra cách dùng sáng tạo nhất của bạn chỉ nảy sinh khi bạn sử dụng "sai" bộ lọc.
(Gợi ý nhỏ: bạn nên dùng thời gian để thử nghiệm với các bộ lọc. Sau đó, đưa ra nhận xét về cách thực tạo một hiệu ứng nào đó, và nhập vào trường Caption của lệnh File à
File Info. Những nhận xét này đi kèm hình ảnh sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều mình đã
làm).
Không ai có thể áp đặt luật lệ sử dụng bộ lọc cho bạn mà là do bạn quyết định sẽ sử dụng chúng như thế nào. Cùng những bộ lọc như nhau nhưng kết quả sẽ khác nhau khi thứ tự sử dụng bộ lọc khác nhau.
Các kiểu bộ lọc:
Có ba kiểu bộ lọc chính, đó là:
Bộ lọc một bước (One Step Filter):
Áp dụng bộ lọc không có sự điều khiển của người dùng. Ví dụ bộ lọc Blur, làm nhoè các điểm ảnh trong hình ảnh để màu trong mỗi điểm ảnh trở nên hơi gần hơn với màu của các điểm ảnh gần nó nhất. Bạn không thể định rõ mức độ nhoè bạn muốn có cho điểm ảnh đó. Bạn chọn tên bộ lọc từ menu, bộ lọc thực hiện công việc của nó, và thế là xong.
Quochungvnu@gmail.com Trang 70 Bạn có thể áp dụng bộ lọc đó nhiều lần nhưng kết quả lọc lần đầu so với lần sau đều như nhau và bạn không thể thay đổi. Có thể tìm thấy bộ lọc loại này trong menu Filter do chúng không có các dấu (...) theo sau tên.
Bộ lọc tham số (Parameter Filter):
Cho bạn các lựa chọn. Bạn cần cài đặt các con trượt hoặc công cụ điều khiển để định rõ công việc mà bộ lọc sẽ thực hiện. Hầu hết bộ lọc cài sẵn trong Photoshop là thuộc kiểu này.
Bộ lọc ứng dụng mini (Mini–application Filter):
Là bộ lọc cho phép người sử dụng lưu và gọi lại các xác lập, tạo ra môi trường riêng bên trong Photoshop. Nhiều bộ lọc của bên thứ ba (tức bộ lọc không do Adobe chế tạo mà phải đặt mua riêng) là bộ lọc ứng dụng mini, còn bộ lọc gốc Photoshop thì không thuộc loại này.
Muốn áp dụng bộ lọc cho cả lớp thì không cần chọn ảnh, còn nếu muốn chỉ áp dụng bộ lọc cho một vùng thì bạn hãy chọn vùng đó rồi áp dụng bộ lọc.
Trong Photoshop có sẵn một số nhóm bộ lọc cơ bản như: Artistic, Blur, Brush Strocke, Distort, Noise, Pixelate, Render, Sherpen, Sketch, Styzise, Texture, Video, Digimarc, Effects ... Để áp dụng bộ lọc nào bạn chỉ cần chọn bộ lọc tương ứng trên menu
Filter, sau đó thiết lập các thông số cho phù hợp với mục tiêu sử dụng. 14.2. Các nhóm bộ lọc
14.2.1.Nhóm bộ lọc Artistic
Mười lăm bộ lọc thuộc nhóm Artistic được dùng để áp dụng một "Phong cách nghệ thuật" cụ thể cho hình ảnh. Tuy có thể được dùng kết hợp với các bộ lọc khác hoặc trên một vùng chọn, nhưng bản thân chúng đã là những lệnh mạnh đến mức khó có thể kết hợp hết được. Các bộ lọc Artistic chỉ có thể lọc ảnh RGB hoặc Grayscale. Chúng không làm việc được với ảnh CMYK hoặc ảnh Lab. Ngoài ra chúng không hoạt động trên một lớp trắng. Tất cả đều là bộ lọc tham số. Mọi bộ lọc thuộc loại này đều có ảnh xem trước dạng một phần (Small Filter Preview) trong hộp thoại bộ lọc chứ không có khung xem trước hình ảnh toàn phần (Full Image Preview).
Nhóm bộ lọc Artistic bao gồm:
Colored Pencil:
Bộ lọc Colored Pencil lấy một hình ảnh hoặc một vùng chọn và cách điệu hoá vùng đó theo các nét chì màu được cho là giống nhau trên giấy trung hoà (đen đến trắng). Thực tế bộ lọc này dùng các màu trội trong hình ảnh và loại bỏ những vùng nó sẽ biến đổi thành "màu giấy" tuỳ thuộc vào cách xác lập tham số. Bộ lọc để lại một kiểu vẽ gạch
Quochungvnu@gmail.com Trang 71 chéo khá hấp dẫn nhưng không giống nét bút chì cho lắm. Nếu có chăng nữa thì nó hầu như tương tự tranh sơn dầu đuợc dát bằng dao trộn sơn dầu và đường viền mờ.
ü Pen With: 1 à 24: Kiểm tra kích thước màu Background xuất hiện trên ảnh.
ü Stroke pressure: 1 à 15: Tạo những vùng sáng của góc ảnh.
ü Paper Brighness: 0 à 30: Làm cho màu giấy đen. 25 sẽ hoà hai màu lại.
Cutout:
Bộ lọc Cutout được cải tiến từ lệnh Posterize, đơn giản hoá các màu trong hình ảnh thành một số cấp độ theo yêu cầu. Nhưng Cutout sử dụng màu từ ảnh gốc – thay vì các không gian màu "nguyên thuỷ" (RGB hoặc CMYK) như ở lệnh Posterize. Đó là bộ lọc "thông minh" theo ý nghĩa nó tìm kiếm các hình dạng để đơn giản hoá, và khử răng cưa ranh giới – nơi các màu gặp nhau. Bộ lọc Cutout thiên về tính toán nên ảnh xem trước hiển thị rất chậm. Bộ lọc này tạo một vẻ bề ngoài thay đổi từ "trừu tượng đến mức bạn không thể hình dung đó là cái gì" (với các xác lập levels là 2, Edges Simplicity là 0, Edges Fidelity là 1) cho đến vẻ bề ngoài "được vẽ bằng số" (Levels = 8, Edge Simplicity = 0, Edges Fidelity = 3). Bạn nhận được kết quả chi tiết nhất bộ lọc này bằng cách dùng ảnh gốc có độ tương phản cao. Trong một số trường hợp hạn chế, bộ lọc Cutout có thể rất hữu dụng để làm một mặt nạ.
ü Level: 0 à 7: Kiểm soát ánh sáng màu sẽ tạo được Filter gán cho ảnh.
ü Edge Simphicity: 0 à 10: Chỉ định càng cao viền sẽ đơn giản hoá như không có viền, filter sẽ tạo một khóa màu đồng nhất.
ü Edge Fidely: 1 à 3 (1: giảm các viền; 3: những viền rõ rệt hơn).
Dry Brush:
Đây là một trong số các bộ lọc hiếm hoi dường như cho kết quả tốt ở mọi xác lập – mặc dầu hiệu ứng bạn nhận được thay đổi trong phạm vi khá rộng. Nó mô phỏng kỹ thuật cọ vẽ khô truyền thống – rê một cọ vẽ (Paintbrush) cho đến khi hết sạch sơn dầu. Đường viền lúc dó sẽ bị đứt đoạn lem nhem từ đầu này đến đầu kia tấm vải vẽ (canvas). Đối với hình ảnh trong máy tính hiệu ứng này làm cho đường viền bị răng cưa và sắc nét, mặc dù việc che bóng bên trong vẫn duy trì các biến thể và bóng nhoè. Không có các xác lập nào trong bộ lọc này có thể tạo ra hình ảnh trắng. Với xác lập Brush Size = 0, Image Detail = 0 và Texture = 1 bạn sẽ nhận được một hiệu ứng tựa như viền ren các mép trong hình ảnh. Nếu Image Detail là 10 bạn sẽ có một bức tranh sơn dầu trừu tượng nhoè nhoẹt có chi tiết rất gần với ảnh gốc nhưng khác về "cảm giác" vì nó không còn là ảnh chụp nữa. Nếu xác lập Brush Size = 0, Image Detail = 10 và Texture = 3 bạn sẽ có được bức tranh sơn dầu rất đặc biệt, tựa như bị quệt bằng nhiều vệt màu khác nhau.
ü Brush size: 0 à 10: Quản lý kích thước nét vẽ.
Quochungvnu@gmail.com Trang 72
ü Texture: 1 à 3 (1: sẽ làm ảnh dịu; 3: có thể không nằm đúng theo vị trí gốc, thêm những Pixel lốm đốm trên ảnh).
Film Grain:
Bộ lọc Film Grain là bộ lọc Noise kết hợp với logic để làm ánh sáng và tăng cường