Các công cụ chỉnh màu khác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (Trang 47 - 108)

Auto Levels:

Tự động điều chỉnh Levels cho ảnh.

ü Vào Image à Adjustments à Auto Levels hoặc nhấn [Ctrl]+[Shift]+[L]

Quochungvnu@gmail.com Trang 48 Một vài tấm hình bao gồm những màu không cân bằng gây ra bởi quá trình scan hoặc đã có sẵn trên hình gốc. Lệnh này sẽ điều chỉnh độ tương phản và màu sắc hình ảnh bằng cách dò tìm ảnh thực, trung hòa các màu giữa tông và xén bớt pixel trắng đen dựa vào các gia trị được ấn định trong hộp thoại Auto corection Options. Cách thực hiện:

ü Vào Image à Adjustments à Auto Color hoặc nhấn [Ctrl]+[Shift]+[B]

Auto Contrast:

Bạn cũng có thể điều chỉnh độ tương phản (Highlight và Shadow) và toàn bộ màu sắc của hình tự động bằng cách sử dụng lệnh Auto Contrast.

ü Vào Image à Adjustments à Auto Contrast hoặc [Ctrl]+[Alt]+[Shift]+[L] Điều chỉnh độ tương phản thay đổi những pixel tối nhất và sáng nhất trong tấm hình thành đen và trắng. Cách sắp sếp lại này gây ra những vùng sáng sẽ sáng hơn và những vùng tôi thì tối hơn và có thể cải thiện chất lượng hình ảnh hoặc những hình có tông màu kề nhau.

Lệnh Auto Contract rút ngắn những Pixel trắng và đen xuống 0.5%. Nó bỏ qua 0.5% ban đầu những Pixel quá sáng hoặc quá tối của một tấm hình. Sự rút ngắn giá trị của màu này đảm bảo giá trị của trắng đen là những vùng tiêu biểu của nội dung tấm hình hơn là những giá trị pixel cực đại.

Replace Color :

Với lệnh Replace Color bạn có thể tạm thời tạo ra Mask dựa trên một màu cụ thể nào đó và sau đó thì thay thế màu này. (Mask sẽ cô lập một vùng của tấm hình, cho nên những thay đổi gì chỉ tác động lên vùng được lựa chọn mà không ảnh hưởng gì đến những vùng khác). Hộp thoại Replace Color bao gồm lựa chọn để điều chỉnh những thành tô Hue, Saturation và Lightness của vùng lựa chọn. Hue là màu sắc; Saturation là mức thuần khiết của màu và Lightness là mức độ sáng.

Quochungvnu@gmail.com Trang 49

Hình 45: Replace Color

Gradient Map:

Lệnh này ánh xạ khoảng biến thiên thang độ xám tương đương của hình ảnh theo màu của màu tô gradient xác định.

Quochungvnu@gmail.com Trang 50

Invert:

Lệnh này có tác dụng làm nghịch đảo màu: đen thành trắng, màu thành màu bù của nó, thang đo 0 à 255 thành 255 à 0. Lệnh này thường đơực sử dụng để tạo âm bản của ảnh gốc.

ü Vào Image à Adjustments à Invert hoặc [Ctrl]+[I]

Hình 47: Invert

Equalize:

Lệnh này có tác dụng phân phối các giá trị sáng và tối một cách đồng đều hơn. Làm hình ảnh có vẻ sáng hơn, cân bằng hơn và tương phản hơn.

ü Vào Image à Adjustments à Equalize.

Threshold:

Lệnh này sẽ chuyển đổi hình ảnh màu hoặc xám thành hình ảnh đen trắng có độ tương phản cao.

ü Vào Image à Adjustments à Threshold.

ü Hộp thoại Threshold cho phép ta định đường phân chia các điểm đen và trắng. Tất cả các điểm sáng hơn hoặc bằng giá trị Threshold Level sẽ trở thành trắng,

Quochungvnu@gmail.com Trang 51

Hình 48: Threshold

Posterize:

Lệnh này sẽ làm thay đổi mức xám của hình ảnh.

ü Vào Image à Adjustments à Posterize

ü Hộp thoại Posterize cho phép ta nhập giá trị muốn thay đổi vào ô Level. Giá trị này càng nhỏ thì các mức xám càng ít.

Quochungvnu@gmail.com Trang 52

Quochungvnu@gmail.com Trang 53

Quochungvnu@gmail.com Trang 54

Bài 8: Vẽ và hiệu chỉnh path 8.1. Khái quát chung về Path

Công cụ Pen dùng để vẽ những đường thẳng hoặc những đường cong gọi là Path. Path là dạng đường nét hoặc hình dạng mà bạn vẽ ra nó bằng công cụ Pen , Magnetic Pen

hoặc FreeForm Pen . Trong những công cụ này, công cụ Pen vẽ đường thẳng chính xác nhất, công cụ Magnetic Pen và Freeform dùng để vẽ những đường gần giống như bạn vẽ nháp bằng cây bút chì trên giấy vậy. Bạn có thể sử dụng công cụ Pen như là một công cụ tô vẽ hoặc như một công cụ lựa chọn. Khi được sử dụng như là công cụ lựa chọn, công cụ Pen luôn luôn tạo được một đường mềm mại. Những đường tạo ra bởi Pen là một sự lựa chọn tuyệt vời để sử dụng những công cụ lựa chọn chuẩn cho việc tạo ra những vùng lựa chọn phức tạp.

Có hai loại Path cơ bản đó là: Path đóng và Path mở. Path mở là path có điểm bắt đầu và điểm kết thúc không trùng nhau. Path đóng là path có điểm bắt đầu và kết thúc gặp nhau tại một điểm. Ví dụ vòng tròn là Path đóng; đường thẳng là Path mở.

8.2. Vẽ và hiệu chỉnh path

8.2.1. Công cụ Pen và các tùy chọn

Hình 50: Pen options

ü Chọn dạng đường: hình chữ nhật , hình chữ nhật tròn góc , hình Elip , hình đa giác , đường thẳng , hay những hình bạng đặc biệt khác .

ü Tùy chọn hình dạng đặc biệt : Nhấp vào nút tam giác ngược để có thêm các tùy chọn:

o Circle: Khống chế hình Elip thành hình tròn

o Defined Proportions: Hiện ảnh hình dạng tùy biến dựa trên tỷ lệ kích thước nó được tạo thành.

o Defined size: Hiện ảnh hình chữ nhật, hình chữ nhật tròn góc, hình elip hoặc hình dạng tùy biến với kích thước cố định dựa trên những giá trị gõ trên trong hộp nhập Width và Height.

o From Center: Hiện ảnh hình chữ nhật, hình tròn góc, hình elip hoặc hình dạng tùy biến từ tâm ra.

Quochungvnu@gmail.com Trang 55 Đường thẳng được tạo ra bằng cách nhấp chuột. Lần đầu tiên bạn nhấp chuột, bạn sẽ đặt điểm bắt đầu cho Path. Mỗi lần nhấp chuột tiếp theo, một đường thẳng sẽ xuất hiện giữa điểm trước đó và điểm vừa nhấp chuột.

ü Sử dụng công cụ Pen , đặt con trỏ vào điểm A và nhấp chuột

ü Nhấp vào điểm B để tạo một đường thẳng AB (Khi bạn vẽ path, một vùng lưu trữ tạm thời có tên là Work Path xuất hiện trong Path Palette để đi theo từng nét vẽ của bạn)

ü Kết thúc Path bằng cách nhấp vào công cụ Pen trong hộp công cụ. Những điểm nối Path lại với nhau gọi là Anchor Point. Bạn có thể kéo những điểm riêng lẻ để sửa chữa từng phần của Path, hoặc bạn có thể chọn tất cả những điểm Anchor để chọn cả path.

ü Trong Path Palette, nhấp đúp vào Work Path để mở hộp thoại Save Path. Bạn nên tạo cho mình thói quen lưu lại Work Path nếu bạn sử dụng nhiều path khác nhau trên cùng một tài liệu. Nếu bạn bỏ chọn một Work Path đã có trong Path Palette và tiếp tục một path mới, một Work Path mới sẽ thay thế cái cũ. Tuy nhiên nếu bạn bỏ chọn Work Path trong Path Palette, thì Work Path và những gì bạn đang vẽ vẫn ở đó trong khi bạn làm những việc khác mà không phải là vẽ Path. Bạn cũng có thể chọn lại Work Path và tiếp tục thêm vào những gì đang vẽ.

Hình 51: Sử dụng Pen

Để đóng Path (kết thúc vẽ path hiện tại), bạn sử dụng những phương pháp sau:

ü Nhấp vào công cụ Pen trong hộp công cụ.

ü Giữ phím [Ctrl] để tạm thời chuyển sang công cụ Direct Selection và nhấp ra

ngoài Path.

Dùng Pen vẽ một path đóng:

Tạo một path đóng khác biệt với tạo một path mở ở cách mà bạn đóng path. Theo dõi ví dụ sau:

Quochungvnu@gmail.com Trang 56

ü Nhấn vào điểm J để bắt đầu Path, sau đó nhấp vào điểm K và điểm L

ü Để đóng lại path, đặt con trỏ qua điểm khởi đầu là điểm J, một vòng tròn nhỏ xuất hiện với công cụ Pen chỉ ra rằng Path đó sẽ đóng lại nếu bạn nhấp chuột. Đóng một Path sẽ tự động kết thúc path. Sau khi path đó bị đóng, con trỏ của công cụ pen sẽ lại xuất hiện một dấu x, chỉ ra rằng nếu bạn nhấp chuột sẽ tạo ra một path mới.

Hình 52: Vẽ Path đóng

8.2.2. Hiệu chỉnh Path

Bạn sử dụng công cụ Direct Selection để chọn và điều chỉnh những điểm neo (anchor point) ở trên một phần của path hoặc cả path.

ü Chọn công cụ Direction Select [A] trong hộp công cụ.

ü Nhấp vào đường AB để chọn nó trong cửa sổ, và sau đó kéo đến chỗ mong muốn.

Hình 53: Thay đổi đường Path

Quochungvnu@gmail.com Trang 57

Hình 54: Thay đổi một điểm trên Path

8.3. Tô màu cho Path

Path và những điểm neo không phải là những thành phần sẽ được in ra của hình ảnh. Bởi vỉ những điểm màu đen bạn nhìn thấy trên màn hình khi bạn vẽ với công cụ Pen là path chứ không phải là nét vẽ – nó không đại diện cho bất cứ một đơn vị Pixel của hình ảnh nào. Khi bạn bỏ chọn Path, những điểm neo và path sẽ bị ẩn đi. Bạn có thể làm cho path xuất hiện khi in ấn bằng cách thêm nét vẽ cho nó, bằng cách này bạn sẽ thêm những đơn vị pixel vào hình ảnh. Stroke sẽ tô màu dọc theo Path, Fill sẽ tô vùng bên trong của một path đóng bằng cách tô nó với một màu, hình ảnh hoặc Pattern. Để stroke hoặc Fill path bạn phải chọn nó trước.

Những Path mà chưa được tô hoặc Stroke sẽ không được in ra khi bạn in hình ảnh của mình. Bởi vì Path là dạng đối tượng Vector và nó không chứa những Pixel, nó không giống như những hình bitmap được vẽ bởi Pencil hay những công cụ vẽ khác.

8.4. Chuyển Path thành vùng chọn và ngược lại 8.4.1. Chuyển Path thành vùng chọn 8.4.1. Chuyển Path thành vùng chọn

Để chuyển Path thành vùng chọn, trước tiên, bạn cần chọn Path muốn chuyển thành vùng chọn trong Path palette à nhấp chuột phải lên Path và chọn Make selection à

thiết lập các thông số Rendering và Operation trong cửa sổ Make selection à Ok.

8.4.2. Chuyển vùng chọn thành Path

Để chuyển vùng chọn thành Path, bạn cần có một vùng chọn (sử dụng các công cụ tạo vùng chọn đã học để tạo ra một vùng chọn) à nhấp chuột phải lên vùng chọn à Make

Quochungvnu@gmail.com Trang 58

Bài 9: Biến ảnh và chấm sửa ảnh 9.1. Thay đổi kích thước hình ảnh 9.1.1. Thay đổi kích thước cavans

Lệnh Cavans size cho phép thêm vào hoặc xóa bớt vùng làm việc xung quanh hình ảnh hiện có. Có thể xén hình ảnh bằng cách giảm bớt diện tích Cavans.

Để thay đổi kích cỡ trang vẽ của một file hình ảnh ta làm như sau:

ü Vào Image à Cavans size

ü Nhập các giá trị chiều rộng (Width) chiều cao (Height)

ü Chọn hướng thay đổi kích thước trang vẽ (mục Anchor)

ü Chọn OK để hoàn tất quá trình.

Hình 55: Thay đổi kích thước cavans

9.1.2. Thay đổi kích thước ảnh

Lệnh Image size cho phép thay đổi khổ của ảnh. Khi khổ của ảnh thay đổi thì ảnh sẽ tự động co giãn cho phù hợp.

Để thay đổi kích cỡ của ảnh theo phương pháp này, bạn thực hiện như sau:

ü Vào Image à Image size

ü Nhập các giá trị chiều rộng (Width) chiều cao (Height)

Tham số Constrain Proportions giúp giữ tỉ lệ cân đối giữa Width và Height (nghĩa là khi ta thay đổi một tham số width hoặc height thì tham số kia tự động thay đổi theo cho phù hợp).

Quochungvnu@gmail.com Trang 59

Hình 56: Image Size

9.1.3. Xén hình ảnh

Bạn có thể sử dụng công cụ Crop để xén lấy một phần của ảnh. Thao tác như sau:

ü Chọn công cụ Crop hoặc nhấn phím tắt là [C] để chuyển sang công cụ Crop.

ü Di chuyển con trỏ vào trong tấm hình, kéo một đường chéo từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải để tạo một vùng lựa chọn. Vùng bị mờ đi là vùng sẽ bị cắt bỏ, vùng sáng là vùng sẽ giữ lại.

ü Điều chỉnh lại vùng Crop nếu thấy cần thiết

o Nếu cần định lại vị trí của vùng cắt hãy đặt con trỏ vào trong vùng đó và kéo đến vị trí phù hợp.

o Nếu cần thay đổi kích thước vùng cắt hãy đặt con trỏ ra mép ngoài và kéo để được kích thước mong muốn.

ü Khi vùng xén đã được ưng ý, bạn hãy nhấn [Enter] để bắt đầu xén (hoặc có thể nhấn đúp chuột vào vùng muốn xén).

Quochungvnu@gmail.com Trang 60

Hình 57: Xén ảnh

9.2. Sửa ảnh bằng bản sao hình ảnh

Sửa ảnh bằng bản sao chính là lấy mẫu các pixel để sửa chữa hình ảnh. Một số công cụ cơ bản là: Clone Stamp , Pattern Stamp , Healing Brush , Patch .

9.2.1. Công cụ Clone Stamp

Đây là công cụ nhân bản rất hay được sử dụng. Trước tiên bạn phải ấn định vùng lấy mẫu bằng cách nhấn và giữ phím [Alt] rồi nhấp chuột trái, đưa chuột ra vị trí muốn sao chép và nhấp chuột.

Quochungvnu@gmail.com Trang 61

Các tham số lựa chọn:

ü Brush: Kiểu và kích thước vùng quét.

ü Mode: Chế độ làm việc, ví dụ: Normal – việc sao chép vùng nguồn diễn ra bình

thường, không phụ thuốc vào độ sáng, tối, màu sắc; Darken – Chỉ cho phép sao chép sang vùng tối hơn; Lighten – chỉ cho phép sao chép sang vùng sáng hơn.

ü Opacity: Xác định độ mờ vùng sao chép.

ü Flow: Luồng chỉ rõ độ nhanh chóng trong áp dụng Brush.

ü Alighned: Nếu lựa chọn, vị trí lấy mẫu sẽ di chuyển; còn nếu không được chọn thì

điểm lấy mẫu sẽ cố định cho đến khi ta lấy mẫu khác.

9.2.2. Công cụ Pattern Stamp

Công cụ này cho phép bạn vẽ với các pattern. Bạn có thể chọn các mẫu có sẵn trong thư viện mẫu hoặc có thể tự tạo mẫu riêng cho mình.

Hình 59: Sử dụng Pattern Stamp để nhân bản theo mẫu

9.2.3. Công cụ Healing Brush

Sử dụng tương tự như Clone Stamp, công cụ này cho phép sao chép một cách mềm dẻo, áp dụng cho việc làm biến mất một phần ảnh không mong muốn bằng cách trộn lẫn một phần hình ảnh nguồn.

Hình 60: Sử dụng Healing Brush để tẩy vết bẩn trên mặt

9.2.4. Công cụ Patch

Công cụ này cho phép người dùng chấm sửa vùng ảnh được chọn bằng pixel lấy từ vùng khác hoặc từ họa tiết nào đó.

Quochungvnu@gmail.com Trang 62

Hình 61: Sử dụng Patch để sửa ảnh

9.3. Sử dụng Liquify

Hộp thoại Liquify cũng cấp các công cụ cho phép kéo đẩy, phản chiếu, biến dạng và quay vùng ảnh bất kỳ.

Quochungvnu@gmail.com Trang 63

Quochungvnu@gmail.com Trang 65

Quochungvnu@gmail.com Trang 66

Bài 12: Làm việc với chữ

12.1. Tạo chữ và hiệu chỉnh chữ Tạo chữ: Tạo chữ:

Trong Adobe Photoshop, bạn có thể tạo hoặc soạn thảo văn bản trực tiếp trên màn hình và thay đổi nhanh chóng font chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và mầu của nó. Bạn có thể áp dụng thay đổi từng kí tự riêng và đặt định dạng cho toàn bộ đoạn.

Khi bạn nhấp vào ảnh bằng công cụ Type để chèn vào một điểm thì công cụ Type đang ở chế độ soạn thảo. Sau đó bạn có thể enter và soạn thảo lại các kí tự trên lớp hiện thời.

Nếu bạn chọn công cụ khác trong hộp công cụ, văn bản của bạn sẽ tự động được thay đổi. Hoặc trên thanh công cụ option, bạn chọn nút Commit Any Current Edits để áp dụng văn bản đã được soạn thảo hoặc ấn Cancel Any Current Edits để từ hủy bỏ chúng.

Hiệu chỉnh lớp chữ:

Với các chữ đã được tạo ra bạn có thể hiệu chỉnh kích thước, uốn cong, tạo hiệu ứng style cho nó.

Bạn có thể thiết lập các dạng cho chữ theo ý muốn như: font chữ, cỡ chữ , chữ béo, đậm, nghiêng … canh lề trái , phải , chính giữa , giãn đều hai bên trái và phải , viết chỉ số dưới , viết chỉ số trên , chuyển đổi giữa chữ ngang và chữ dọc , kẻ một đường ngang chữ , chữ có gạch chân , viết toàn chữ hoa , hay viết chữ hoa và chữ thường , chữ đặc hay rỗng … rồi đến các kiểu cách trình bày chữ nghiêng, uốn lượn đặc biệt .

Hình 63: Các thông số cho công cụ tạo chữ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (Trang 47 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)