Hiệu chỉnh vùng chọn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (Trang 26 - 108)

2.3.1. Di chuyển vùng lựa chọn

Đang ở công cụ tạo vùng chọn, đặt con trỏ vào bất cữ chỗ nào trong vùng lựa chọn (khi đó con trỏ sẽ có thêm một biểu tượng vùng chọn ở phía dưới – xem hình minh họa) sau đó kéo vùng lựa chọn đến một chỗ khác mà bạn muốn. Bằng cách này bạn đã thay đổi vị trí của vùng lựa chọn mà không làm thay đổi đến hình của vùng lựa chọn, nó cũng không di chuyển Pixel của tấm hình mà tấm hình vẫn giữ nguyên.

Chú ý: Thiết lập tùy chọn cho công cụ tạo vùng chọn ở trạng thái New selection .

Hình 22: Di chuyển vùng chọn

2.3.2. Định vị lại vùng chọn khi đang thực hiện thao tác chọn

Lúc trước là cách di chuyển vùng lựa chọn khi bạn đã tạo xong vùng lựa chọn (đã có vùng lựa chọn). Khi đó không thể thay đổi kích thước hoặc hình dáng của vùng lựa chọn.

Quochungvnu@gmail.com Trang 27 Trong khi đang tạo vùng chọn bạn cũng có thể thay đổi vị trí của nó. Hãy xem ví dụ chọn một hình Oval như sau:

ü Chọn công cụ Elliptical Marq .

ü Di chuyển con trỏ lên trên hình Oval và kéo một đường chéo qua hình để tạo một vùng lựa chọn (nhớ đừng thả chuột vội).

ü Giữ chuột và nhấn phím [Space bar], khi đó bạn có thể kéo vùng chọn đi chỗ khác.

ü Thả phím [Space bar] và tiếp tục kéo chuột để tạo chọn.

Hình 23: Định vị vùng lựa chọn trong khi đang tạo

2.3.3. Xác định vùng chọn từ tâm của đối tượng

Đôi khi sẽ dễ dàng hơn để tạo một vùng lựa chọn tròn hay vuông bằng cách vẽ từ tâm của đối tượng ra ngoài. Để làm việc đó bạn hãy nhấn đồng thời phím [Alt] khi dùng công cụ tạo vùng chọn. Ví dụ:

ü Chọn công cụ Elliptical Marq .

ü Giữ phím [Alt] rồi nhấp vào một điểm và kéo chuột. Khi đó ta sẽ thấy vùng chọn sẽ được thực hiện từ tâm thông qua điểm nhấp chuột đầu tiên.

ü Khi đã chọn được vùng ưng ý bạn hãy thả chuột và thả phím [Alt]. (Chú ý: thả chuột trước khi thả phím [Alt], nếu không bạn sẽ phải làm lại).

Quochungvnu@gmail.com Trang 28

Hình 24: Vẽ vùng chọn từ tâm

Để có vùng lựa chọn vuông hoặc tròn tuyệt đối bạn nhớ nhấn giữ phím [Shift] đồng thời khi sử dụng công cụ Rectangular Marquee hoặc Elliptical Marq.

2.3.4. Di chuyển ảnh vùng chọn

Sau khi đã có vùng lựa chọn, ta có thể di chuyển Pixel của vùng đó – thao tác như sau:

ü Chọn Move Tool trên hộp công cụ

ü Đặt con trỏ vào vùng lựa chọn. Con trỏ sẽ đổi thành hình mũi tên với biểu tượng cái kéo để chỉ ra rằng nếu kéo vùng lựa chọn sẽ cắt nó ra khỏi vị trí hiện tại và di chuyển nó đến một vị trí mới.

Hình 25: Di chuyển ảnh vùng chọn

ü Bạn cũng có thể đặt con trỏ vào vùng lựa chọn và nhấn giữ phím [Ctrl] rồi di chuyển vùng chọn đó. Khi ấy nó sẽ di chuyển ảnh vùng chọn mà bạn không cần phải chuyển hẳn sang công cụ Move Tool như ở trên.

Dùng phím mũi tên bàn phím để di chuyển vùng chọn:

Ta có thể tạo những hiệu chỉnh nhỏ đến vùng lựa chọn bằng cách sử dụng phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển hình vùng chọn tịnh tiến 1 Pixel. Khi công cụ lựa chọn của bạn đang được chọn trong hộp công cụ, nhấn phím mũi tên di chuyển vùng lựa chọn

Quochungvnu@gmail.com Trang 29 chứ không phải nội dung trong đó. Còn khi công cụ Move được chọn, nhấn phím mũi tên sẽ di chuyển vùng lựa chọn và nội dung của nó.

Để di chuyển nhanh hơn bạn hãy giữ phím [Shift] đồng thời với các phím mũi tên, khi đó mỗi lần nó sẽ di chuyển 10 Pixel.

Lưu vùng chọn:

Bạn có thể lưu vùng chọn hiện thời cho lần sau sử dụng: Chọn Select à Save selection để mở hộp thoại lưu vùng chọn (lưu ý: phải có vùng lựa chọn thì Save selection

mới hiện lên để ta chọn).

Hình 26: Lưu vùng chọn

Sử dụng vùng chọn đã lưu trước đó:

Lúc trước ta vừa lưu vùng chọn, bây giờ ta có thể sử dụng vùng chọn đã lưu đó bằngcách: Chọn Select à Load selection để mở hộp thoại sử dụng vùng chọn đã lưu.

Quochungvnu@gmail.com Trang 30

Hình 27: Sử dụng vùng chọn đã lưu

Các chế độ cho vùng lựa chọn:

ü New Selection: Sử dụng dưới dạng vùng lựa chọn mới.

ü Add to Selection: Thêm vào vùng lựa chọn.

ü Subtract from Selection: Loại trừ bớt đi vùng chọn.

ü Intersect with Selection: Giữ phần giao giữa vùng chọn mới và cũ. 2.4. Tách ảnh ra khỏi nền

Để tách ảnh ra khỏi nền bạn sử dụng tính năng Extract [Ctrl]+[Alt]+[X] trong menu

Filter à sử dụng Edge Highlighter để vẽ lên đường biên của đối tượng cần tách à

sử dụng Fill để đổ màu lên vùng sẽ giữ lại à nhấn Preview để xem kết quả à nhấn

Quochungvnu@gmail.com Trang 31

Hình 28: Sử dụng Extract

Bạn có thể thay đổi một số thiết lập cho phù hợp - Brush Size: Kích thước của bút vẽ

- Highlight: màu của bút vẽ

- Fill: màu của vùng tô (vùng giữ lại)

- Sử dụng công cụ Zoom để phóng to, thu nhỏ cửa sổ quan sát cho phù hợp - Sử dụng Hand để kéo đến vùng ảnh bị khuất.

- Sử dụng tẩy để xóa bớt vùng vẽ thừa.

Quochungvnu@gmail.com Trang 32

Quochungvnu@gmail.com Trang 33

Bài 4: Quản lý lớp trong Photoshop 4.1. Khái quát lớp

Mỗi file trong Photoshop bao gồm 1 hoặc nhiều lớp (layer). Khi bạn mở một file mới, theo mặc định nó sẽ là layer background, layer này có thể chứa một màu nào đó hoặc một hình ảnh mà có thể nhìn thấy qua vùng trong suốt của layer nằm trên nó. Bạn có thể xem và thao tác với các layer thông qua Layers palette.

Những layer mới sẽ là hình trong suốt cho đến khi bạn thêm nội dung hoặc các Pixel hình ảnh vào. Bạn có thể tưởng tượng các lớp như là các tờ giấy bóng kính trong suốt. Ta có thể vẽ, chỉnh sửa từng phần… lên các lớp giấy bóng kính đó. Khi xếp chồng các lớp giấy bóng kính lại với nhau sẽ được toàn bộ một hình ảnh đầy đủ.

4.2. Quản lý lớp 4.2.1. Layer Palette

Layer Palette thể hiện tất cả các layer với tên và những chi tiết khác của tấm hình trên mỗi layer. Bạn có thể dùng Layers Palette để ẩn/hiện, xem, di chuyển vị trí, đổi tên, xóa và trộn (merge) các layer. Hình xem trước (Thumbnail) của từng layer sẽ tự động cập nhật lại khi bạn chỉnh sửa trên layer.

Nếu Layer Palette không xuất hiện hãy vào Window à Layers để cho nó hiện lên.

Hình 30: Layer Palette

4.2.2. Tạo lớp mới

Để tạo một layer mới với nội dung trong suốt, bạn nhấp chuột chọn Layer à New à

layer. Hoặc dùng tổ hợp phím gõ tắt [Ctrl]+[Shift]+[N]. Hoặc có thể chọn biểu tượng

Quochungvnu@gmail.com Trang 34

Hình 31: Tạo layer mới

4.2.3. Làm việc với lớp Xóa lớp:

Trong Layer Palette, nhấp chuột phải lên layer muốn xóa và chọn Delete layer. Hoặc đơn giản hơn là: nhấp chọn và kéo layer muốn xóa thả vào thùng rác ở góc dưới.

Hình 32: Xóa lớp

Nhân đôi lớp:

Trong Layer Palette, nhấp chuột phải vào layer muốn nhân đôi (layer nguồn)à Chọn

Duplicate layer à Đặt tên cho layer mới à OK. Hoặc nhấn [Ctrl]+[J] để copy ảnh sang một layer mới. Layer vừa tạo sẽ nằm ngay trên layer nguồn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gắp layer đó trên Layer palette và thả vào biểu tượng New layer .

Quochungvnu@gmail.com Trang 35 Biểu tượng con mắt ở phía bên trái của layer palette chỉ ra rằng layer đó đang được chọn. Bạn có thể ẩn hoặc hiện một layer bằng cách nhấp vào biểu tượng này. Layer nào không có biểu tượng con mắt có nghĩa là layer đó không được hiện lên.

Trong hình minh họa sau, layer “Photoshop” không được hiển thị (không có con mắt)

Hình 33: Ẩn/hiện lớp

Thay đổi thứ tự xếp chồng các lớp:

Các layer có thể được xếp chồng lên nhau theo các thứ tự khác nhau. Thứ tự đó bạn có thể thay đổi được bằng cách:

ü Chọn layer muốn thay đổi thứ tự xếp chồng trong Layer Pallette

ü Kéo nó xuống phía dưới hoặc lên phía trên các layer khác.

Khóa lớp:

Đôi khi bạn muốn khóa một lớp lại để các chỉnh sửa không ảnh hưởng tới nó. Việc này rất hữu hiệu khi bạn đã làm xong một lớp và không muốn có một chút chỉnh sửa nhầm lẫn nào đến lớp đó cả. Khi đó bạn chỉ cần khóa lớp đó lại bằng cách sử dụng chức năng lock layer trên layer palette. Layer nào có biểu tượng lock ở bên phải có nghĩa rằng layer đó đang bị khóa (lock all). Còn layer vó biểu tượng nghĩa là layer bị khóa vị trí (không thể di chuyển). Để khóa vị trí bạn sử dụng chức năng Lock position .

Trong hình minh họa dưới đây: layer 2006 và layer nền Background bị khóa (Lock

Quochungvnu@gmail.com Trang 36

Hình 34: Khóa lớp

Thay đổi chế độ hòa trộn và độ mờ đục của một layer:

Hình 35: Thay đổi chếđộ hòa trộn và độ trong suốt/mờđục của lớp

Các chế độ hòa trộn khác nhau sẽ cho lại những kết quả ảnh khác nhau. Dưới đây là các chế độ hòa trộn lớp có trong Photoshop

Quochungvnu@gmail.com Trang 37

Hình 36: Các chếđộ hòa trộn lớp

Normal:

Chế độ hòa trộn mặc định, màu hòa trộn thay thế hoàn toàn màu bên dưới, mức độ thay thế tuỳ thuộc vào giá trị độ mờ.

Dissole:

Chế độ hòa trộn phát tán. Màu trộn thay thế một cách ngẫu nhiên một phần màu bên dưới với tỷ lệ được căn cứ vào trị số độ mờ. Nếu trị số độ mờ màu trộn là 100%, màu kết quả tương tự Normal. Chế độ hòa trộn này tạo hiệu ứng “cọ vẽ khô” trong đó một số lượng pixel ngẫu nhiên được hòa trộn.

Darken:

Lựa chọn các pixel sẫm màu để làm màu kết quả.

Multiply:

Nhân các pixel màu nền với pixel màu hòa trộn. Kết quả là màu trộn và màu ảnh gốc bên dưới hoà trộn vào kết quả xẫm hơn so với hai thành phần ban đầu. Công thức tính toán như sau:

Quochungvnu@gmail.com Trang 38 (Màu trộn x Màu ảnh gốc): 255 = Màu kết quả

ü Màu trộn là màu đen thì màu kết quả là màu đen, vì: (0 x Màu ảnh gốc): 255 = 0.

ü Màu trộn là màu trắng không làm thay đổi màu ảnh gốc, vì: (255 x Màu ảnh gốc): 255 = Màu ảnh gốc.

Color Burn:

Làm tối màu nền để phản ánh màu hòa trộn. Giảm độ sáng cho màu ảnh gốc.

ü Màu trộn là màu trắng à Màu ảnh gốc không thay đổi.

ü Màu trộn là màu đen à Màu ảnh gốc thay đổI nhiều nhất.

Lighten:

Lựa chọn các pixel sáng màu để làm màu kết quả.

Screen:

Màu kết quả sáng hơn hai thành phần màu trộn và màu ảnh gốc, tương tự như ta cùng rọi bảng phim màu trộn và bảng phim màu ảnh gốc lên màn hình kết quả. Thể thức trộn màu màn ảnh là Multiply màu đảo của màu trộn vớI màu đảo của màu ảnh gốc, cuối cùng lấy màu đảo của màu Multiply vừa tính toán làm kết quả. Công thức tính toán như sau:

255 – ((255 – Màu trộn) x (255 – Màu ảnh gốc): 255) = Màu kết quả.

ü Màu trộn là màu trắng, màu kết quả là màu trắng là:

255– ((255 – 255) x (255 – Màu ảnh gốc): 255) = 255 – 0 = 255

ü Màu trộn là màu đen không làm thay đổi màu ảnh gốc vì:

255 – ((255 – 0) x (255 – Màu ảnh gốc): 255) = 255 – (255 – Màu ảnh gốc) = Màu ảnh gốc.

Color Dodge:

Làm sáng màu nền để phản ánh màu hòa trộn. Tăng độ sáng cho màu ảnh gốc.

ü Màu trộn là màu đen à Màu ảnh gốc không thay đổi.

ü Màu trộn là màu trắng à Màu ảnh gốc thay đổI nhiều nhất

Overlay:

Hòa trộn có bảo lưu các vùng sáng tối của các pixel màu nền. Kết quả là sự kết hợp của Multiply và Screen, tuỳ thuộc vào màu ảnh gốc tối hơn hay sáng hơn.

ü Màu ảnh gốc tối hơn à Màu kết quả áp dụng Multiply.

ü Màu ảnh gốc sáng hơn à màu kết quả áp dụng Screen.

Vùng tối (Shadows) và vùng sáng (Highlight) không bị tác động bởi thể trộn màu này.

Quochungvnu@gmail.com Trang 39 Ánh sáng nhẹ. Màu kết quả sáng hơn hay sẫm hơn màu ảnh gốc một ít tuỳ thuộc vào màu trộn sáng hơn hay tối hơn màu sắc xám trung tính.

ü Màu trộn sáng hơn màu sắc xám trung tính à màu ảnh gốc sáng hơn một tý. Ngay cả khi màu trộn là màu trắng htì màu kết quả sáng hơn nhưng không bao giờ hoàn toàn trắng.

ü Màu trộn tốI hơn màu sắc xám trung tính à Màu ảnh gốc tốI hơn một tý, ngay cả khi màu trộn là màu đen thì mau kết quả tốI hơn nhưng không bao giờ là hoàn toàn đen.

Hard light:

Cho hiệu ứng ánh sáng đèn pha mạnh chiếu lên hình ảnh (ánh sáng gắt). Kết quả giống như màu ánh sáng nhẹ nhưng thay đổi đột ngột hơn. Màu kết quả sáng hơn hay sẫm hơn màu ảnh gốc tuỳ thuộc vào màu trộn sáng hơn hay tối hơn màu sắc xám trung tính.

ü Màu trộn sáng hơn màu sắc xám trung tính thì màu ảnh gốc sáng hơn một ít . Khi màu trộn là màu trắng thì màu kết quả trắng.

ü Màu trộn tối hơn màu sắc xám trung tính thì màu ảnh gốc tối hơn một ít. Khi màu trộn là màu đen thì kết quả là màu đen.

Difference:

So sánh các giá trị độ sáng của màu nền và màu hòa trộn, loại trừ màu sáng hơn.

Exclusion:

Tương tự chế độ Difference nhưng cho hiệu ứng mờ dịu hơn.

Hue:

Phối hợp độ sáng và cường độ màu nền với sắc độ màu hòa trộn.

Saturation:

Kết hợp độ xám và sắc màu của màu nền và màu hòa trộn.

Color:

Hòa trộn có bảo lưu độ sáng tối của màu nền với sắc độ và cường độ của màu hòa trộn.

Luminosity:

Kết hợp sắc độ và cường độ của màu nền với độ sáng của màu hòa trộn.

Opacity – Độ trong suốt/mờđục của lớp. Khi ta giảm opacity một lớp xuống thì những layer nằm dưới nó sẽ dần hiện lên. Một lớp mà có Opacity = 0 thì lớp đó sẽ trong suốt hoàn toàn, ta

Quochungvnu@gmail.com Trang 40 không nhìn thấy nó trên ảnh nữa cho dù ta vẫn cho lớp đó ở chếđộ hiện lên (vẫn có hình con mắt trong Layer palette).

Liên kết các layer với nhau:

Một cách hiệu quả để làm việc với vài layer là liên kết chúng với nhau. Ví dụ: Khi bạn liên kết các layer lại với nhau thì khi di chuyển hoặc Transform chúng cùng một lúc nhưng vẫn giữ được vị trí tương đối của từng layer.

Để liên kết các layer khác với layer hiện tại bạn chỉ cẩn chọn mục liên kết layer trong Layer palette. Layer nào có biểu tượng liên kểt có nghĩa là layer đó đã liên kết với layer khác. Khi ta chọn một layer bất kỳ thì những layer nào liên kết với nó sẽ hiện biểu tượng hiện lên. Như hình minh họa dưới đây thể hiện rằng: layer Obj–2 liên kết với layer Obj–1 nhưng không liên kết với layer Obj–3.

Hình 37: Liên kết lớp

Trộn các layer với nhau:

Để trộn layer hiện tại với layer ngay phía dưới nó bạn làm như sau: Chọn Layer à

Merge Down.

Để trộn nhiều layer thì trước tiên bạn hãy tạo liên kết giữa các layer đó. Sau đó chọn

Layer à Merge Linked. Hoặc có thể dùng tổ hợp phím tắt [Ctrl]+[E].

Để trộn tất cả các layer đang hiển thị, hãy chọn Layer à Merge visible

[Ctrl]+[Shift]+[E].

Tạo một tập hợp các layer:

Khi ảnh của ta có quá nhiều layer thì việc quản lý nó sẽ trở lên rắc rối và phức tạp. Để có thể quản lý các layer tốt hơn, dễ ràng hơn thì bạn hãy tạo một tập các layer để nhóm các layer lại. Việc làm này cũng giống như bạn tạo một thư mục để chứa các tệp. Để tạo một tập hợp các layer bạn chọn New Layer set trên Layer palette. Để đưa các layer vào trong tập hợp layer vừa tạo bạn chỉ cần cầm thả các layer vào đó là xong.

Quochungvnu@gmail.com Trang 41 Khi bạn mở một tài liệu mới với màu nền trắng hoặc một màu khác, layer dưới cùng của Layer Pallette sẽ được đặt tên là Background. Một file hình chỉ có thể có một layer Background. Bạn không thể thay đổi vị trí của layer background, chế độ hoà trộn hoặc mức Opacity của nó. Tuy nhiên bạn có thể nâng layer nền thành một layer bình thường.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG TIN HỌC ỨNG DỤNG (Trang 26 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)