Hoàn thiện công tác định mức

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Định mức lao động trong công ty sen vòi viglacera (Trang 38 - 46)

3.2.1. Về phương pháp định mức

Các bước tiến hành định mức vẫn tiến hành theo trình tự như trên bao gồm các bước:

Bước 1: Chuẩn bị khảo sát. Bước 2: Tiến hành khảo sát.

Bước 3: Tổng hợp phân tích kết quả khảo sát đưa ra mức dùng thử. Bước 4: Áp dụng và quản lý các mức lao động.

Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, với phương pháp định mức bằng chụp ảnh ở Công ty chưa chỉ ra thời gian hao phí ở từng bộ phận bước công việc mà chỉ đưa ra khái quát tình hình sử dụng thời gian ở các công đoạn sản xuất. Do đó, ở đây Công ty nên tiến hành khảo sát chụp ảnh đồng thời của từng người ở từng bộ phận bước công việc để đưa ra thời gian cụ thể ở từng bước công việc bộ phận.

VD:

Khảo sát chụp ảnh cho công đoạn dập nóng để đưa ra được tình hình sử dụng thời gian của cả khâu này nên tiến hành như sau:

Với khâu dập nóng sản phẩm F11A này gồm các bước công việc : nung nóng phôi đồng, dập nóng

Vậy ta tiến hành chụp ảnh cho từng bước công việc trên để tổng hợp thời gian ngừng việc, bận việc của từng người.

Đối với bộ phận nung nóng phôi đồng: do 1 CN phụ trách, tiến hành chụp ảnh ta có kết quả sau:

Chụp ảnh 3 ngày từ ngày 19 đến ngày 21/2/2014 ta có kết quả sau: Ngày 19/2 từ 7h30 đến 16h30: 480phút

Ngày 20/2 từ 7h30 đến 4h30: 480phút Ngày 21/2 từ 7h30 đến 4h30: 480 phút Ta có kết quả sau

Bảng 3.2: Bảng khảo sát thời gian làm việc của công nhân

Ngày 19/2 Ngày20/2 Ngày21/2

Thời gian bận việc Ngừng việc Lý do Bận việc Ngừng việc Lý do Thời gian bận việc Ngừng việc Lý do 7h30-9h20 9h30- 11h50 13h- 14h50 14h55-16h15 9h20-9h30 11h50-13h 14h50-14h55 16h15-16h30 Nghỉ giải lao Vệ sinh, nghỉ ăn trưa Chỉnh lại máy Vệ sinh, tan ca 7h30-8h25 8h30-9h55 10h-11h45 13h-14h25 14h30-16h20 8h25- 8h30 9h55- 10h 11h45- 12h 12h-13h 14h25- 14h30 16h20- 16h30 Nghe điện thoại Đi vệ sinh Vệ sinh máy Ăn ca Nghỉ giải lao Tan ca 7h30-9h25 9h30- 11h50 13h-14h50 14h55- 15h35 15h50- 16h25 9h25-9h30 11h50-12h 12h-13h 14h50-14h55 15h35-15h50 16h25-16h30 Đi vệ sinh Nghỉ sớm Ăn ca Nghỉ giải lao Sửa máy Tan ca T=440 T=100 T=440 T=100 T=435 T=105

Ta có, thời gian bận việc ngày 19/2 là :440 phút Thời gian bận việc ngày 20/2là: 440 phút

Thời gian bận việc bình quân CN nung lò dập nóng là: ( 440+440+435)/3=438.3

Hệ số sử dụng thời gian là: 438.3/480 = 91.3%

Thời gian ngừng việc ngày 19/2 là: 100’, cụ thể là do lãng phí thời gian là 35’ và do tổ chức kỹ thuật là 5’

Thời gian ngừng làm việc : Bq = (100+100+105)/3 =101,6’.

Như vậy, so với thời gian qui định của Công ty về thời gian nghỉ ăn ca là 60 phút thì vẫn còn một lượng thời gian lãng phí thời gian là 41,6 phút. Phần lớn thời gian này là do công nhân vào làm việc muộn, nghỉ giải lao dài và nghỉ sớm do máy hỏng. Vì vậy, Công ty phải có biện pháp khắc phục để đưa thời gian lãng phí này vào thời gian bận việc.

Khi đó, khả năng tăng năng suất lao động sẽ là:41,6/438,3 = 9,49% Mức sản lượng trong ca sẽ là : (625* 109.49%)=684 sp/ca.

Kết quả này hoàn toàn có thể áp dụng được vào trong quá trình sản xuất của Công ty do đã loại trừ thời gian lãng phí và đưa nó vào thời gian tác nghiệp.

Tiến hành tương tự như đối với công nhân phụ trách bước nung nóng phôi đồng, chụp ảnh đối với bước công việc dập nóng ta có kết quả như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp thời gian làm việc Thời gian chụp ảnh Công nhân dập nóng

Thời gian bận việc Thời gian ngừng việc

Ngày 19/2 Ngày 20/2 Ngày 21/2 440 455 435 100 85 105 Thời gian trung bình bận việc của công nhân này là:

( 440 + 455 + 435 )/3 = 443,3 (phút) Thời gian ngừng việc bình quân là: ( 100 + 85 + 105 )/3 =96,66 (phút)

Như vậy, so với thời gian tính hao phí của Công ty thì chưa hoàn toàn đúng. Vì trong thời gian ngừng việc bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi, ăn ca là 60’. Vậy trên thực tế, thời gian này còn dư là 36,6 phút. Phần lớn thời gian này là do công nhân đi muộn, nói chuyện hay nghỉ sớm vì vệ sinh máy xong sớm. Đây chính là thời gian lãng phí và cần được Công ty khắc phục, loại bỏ để tính vào thời gian tác nghiệp. Khi đó, khả năng tăng năng suất lao động là:36,6/443,3 = 8,25%

Kết quả này hoàn toàn có thể để công ty xem xét, ứng dụng vào công tác định mức cũng như áp dụng trong thực tế sản xuất.

3.2.2. Về tổ chức công tác định mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Công ty, cán bộ làm công tác định mức lao động là những cử nhân kinh tế được đào tạo bài bản về các chuyên ngành kinh tế lao động, quản trị nhân lực, luật. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác theo dõi, giám sát, quản lý mức lao động một cách chặt chẽ và phân phối tiền lương một cách thỏa đáng. Tuy nhiên bộ phận quản lý này vẫn kiêm nhiệm nhiều mảng cả đào tạo lẫn mảng tuyển dụng. Vì thế, để nâng cao chất lượng công tác định mức lao động, Công ty nên tạo điều kiện cử một cán bộ phụ trách riêng về việc quản lý, giám sát thực hiện mức ở các phân xưởng sản xuất, tránh tình trạng làm việc mất tập trung, lơ là, thiếu trách nhiệm của công nhân. Ngoài ra, cần tăng cường mối quan hệ hợp tác hơn nữa giữa các bộ phận sản xuất và các cán bộ phụ trách công tác định mức. Các phòng ban chức năng cần phối hợp, hỗ trợ cho bộ phận định mức ở phòng tổ chức hành chính nắm được kế hoạch sản xuất, các bộ phận phục vụ sản xuất sửa chữa cơ điện ... nhằm theo dõi tình hình thực tế việc thực hiện mức, theo dõi mức mới để kịp thời điều chỉnh những mức không phù hợp. Sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban như vậy sẽ tạo điều kiện để cán bộ định mức làm việc không bị cô lập. Bên cạnh đó, đối với các mức được xây dựng theo phương pháp thống kê, cần nâng cao trình độ, giáo dục tư tưởng cho cán bộ phụ trách để thống kê chính xác, tỷ mỉ và cẩn thận đảm bảo đúng số liệu thực tế sản xuất của Công ty.

3.2.3. Về một số điều kiện làm việc khácVề phân công hợp tác lao động Về phân công hợp tác lao động

Để đạt được mức cao trong sản xuất thì việc phân công lao động trong các tổ, nhóm sản xuất phải hợp lý nhằm giảm tính đơn điệu trong sản xuất. Để quá trình sản xuất được diễn ra suôn sẻ, không có tình trạng phải chờ nguyên vật liệu ở một số khâu đầu của quá trình sản xuất luôn được bố trí làm sớm, tránh thời gian lãng phí vì phải đợi nguyên vật liệu. Ở những bước công việc đòi hỏi phải có trình độ thì cần bố trí lao động phù hợp theo chức năng và mức độ phức tạp của máy móc thiết bị. Việc phân công lao động như vậy sẽ làm cho công nhân không bị lúng túng, bỡ ngỡ khi tiến hành sản xuất đồng thời làm tăng mức độ thành thạo trong công việc làm cho khả năng hoàn thành mức của công nhân ngày càng cao hơn.

Điều kiện làm việc không những ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động, đến sức khoẻ, trạng thái tâm lí của người lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc. Do đó để hạn chế những ảnh hưởng này thì Công ty cần có kế hoạch cụ thể như sau :

Bảo dưỡng, thay thế hệ thống quạt gió cho các phân xưởng gia công cơ khí và phân xưởng mài nhằm giảm bớt tiếng ồn tại các khu vực chứa nó xuống mức thấp nhất so với tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Che chắn chống tiếng ồn cách ly phân xưởng mài với các bộ phận khác. Công ty cần xây dựng hệ thống xử lý nước phải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài tránh tình trạng ứ đọng chất thải làm ô nhiễm môi trường nước và môi trường xung quanh mình.

Tóm lại, điều kiện làm việc nếu được Công ty quan tâm, hỗ trợ thì nó sẽ giảm bớt sự ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động, nhằm tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, văn minh. Vì thế, khuyến khích tâm lý người lao động để họ làm việc đầy đủ và đảm bảo thực hiện mức nhằm nâng cao chất lượng mức, nâng cao năng suất lao động tạo được mục tiêu sản xuất, tăng doanh thu cho công ty.

Cải tiến và thay đổi hệ thống máy móc thiết bị

Hầu hết các loại máy móc thiết bị trong Công ty đều có tuổi đời khá lớn nên cho đến nay nó đã bộc lộ một số hạn chế với tình hình sản xuất hiện tại. Cụ thể máy hay hỏng trong thời gian làm việc gây lãng phí thời gian sản xuất hoặc do máy đã quá cũ nên công suất cuả máy không cao. Do vậy, nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa và đổi mới máy móc thiết bị là hết sức cần thiết. Mặt khác, sản lượng làm của công nhân ở hầu hết các công đoạn đều chủ yếu phụ thuộc vào máy móc thiết bị nên nếu để tình trạng máy hỏng quá lâu thì sẽ ảnh hưởng tới tiền lương tháng của họ. Do đó, Công ty cần cải thiện một số máy móc cũ, lạc hậu nhằm tăng năng suất lao động cho công nhân.

Ngoài ra, hiện máy móc thiết bị sản xuất của Công ty đều không sử dụng hết công suất, trung bình khoảng 70- 80% công suất. Vì thế, để sử dụng triệt để công suất năng suất lao động lên cao thì Bộ Công nghiệp phải có biện pháp mạnh, thiết thực bảo trợ thị trường vật liệu xây dựng hiện nay. Tăng cường quản lý hàng nhập khẩu, bảo vệ hàng tiêu dùng trong nước.

Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động luôn là giải pháp thiết thực, có tác dụng lâu dài và ảnh hưởng trục tiếp tới sự thực hiện mức của người lao động. Tay nghề của người lao động càng cao thì mức cũng đòi hỏi ở trình độ tương đương nghĩa là nó có thể giảm bớt được số lao động nếu thực hiện mức cũ hoặc mức có thể được nâng cao hơn. Tuy nhiên, để đào tạo đúng đối tượng thì cán bộ quản lý lao động, cán bộ chuyên trách phải phân loại từng đối tượng lao động với từng đối tượng có nhu cầu đào tạo khác nhau và hình thức đào tạo cũng không giống nhau tránh đào tạo thừa gây lãng phí về thời gian và tiền bạc. Muốn nâng cao năng lực trình độ của người lao động thì có thể giải quyết theo hướng sau:

Ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào cần đưa ra tiêu chuẩn để làm căn cứ tuyển chọn sát với thực tế yêu cầu công việc.

Xây dựng bảng khảo sát nhằm tìm ra người nhanh nhẹn có năng lực thực sự giúp cho việc đào tạo trong Công ty sau này được tiến hành nhanh chóng.

Lựa chọn hình thức đào tạo cần phải phù hợp với thực tế sản xuất của Công ty. Đối với lao động mới vào, tính chất công việc tương đối dễ dàng không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì chỉ cần có một số buổi nghe, quan sát về đặc điểm, quy trình sản xuất, các quy định của Công ty và nên được đào tạo dưới hình thức kèm cặp trực tiếp. Còn với lao động công nghệ kỹ thuật cao, lao động quản lý, thì phải được Công ty giới thiệu cử đi học, tại các lớp các khoá học về chuyên môn nghiệp vụ hoặc các trường chuyên ngành. Hình thức này sẽ tốn kém nhiều kinh phí hơn vì thế để có hiệu quả thì phải lựa chọn cán bộ đi học một cách hợp lý tránh gây lãng phí. Ngoài ra, trong Công ty bộ phận lao động trực tiếp được trả lương theo sản phẩm nên sẽ có không ít trường hợp công nhân chạy theo sản lượng mà làm ẩu. Cán bộ quản đốc, phó quản đốc cần thống kê sản lượng một cách khách quan và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình.

Về quản lý lao động, quản lý kỹ thuật và quản lý vật tư

Quản lý có hiệu quả lao động là phải nắm vững số người lao động làm việc trong ca, bảo đảm số giờ làm việc thực tế trong ca, không để cho sự vắng mặt của người lao động trong tổ vì những lí do không cần thiết làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Khi có người vắng mặt phải kịp thời bố trí không để sản xuất bị gián đoạn.Và đặc biệt phải xây dựng được tác phong công nghiệp trong sản xuất, giảm tuyệt đối những thao tác thừa, hạn chế các thời gian hao phí không có lợi cho sản xuất như nói chuyện, cười đùa v.v… bằng các quy chế thưởng, phạt nghiêm minh. Trong ca làm việc nên có người đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của công nhân.

Cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới, cán bộ quản đốc phó quản đốc cùng với các cán bộ phòng KCS đôn đốc việc thực hiện đầy đủ các thể lệ, chế độ giữ gìn, bảo dưỡng, tu sửa dụng cụ, máy móc, tôn trọng các thao tác kỹ thuật và các phương pháp sản xuất, quy trình công nghệ và chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu như máy móc không được giữ gìn và sử dụng đúng chế độ kỹ thuật thì sẽ xảy ra hư hỏng bất thường làm cho sản xuất bị gián đoạn, hoặc dụng cụ không tốt, máy chạy trục trặc, hiệu lực của dụng cụ kém, máy không làm việc được hết năng lực sản xuất làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mức của người lao động. Vì thế, cần tôn trọng chặt chẽ các thao tác kỹ thuật, các phương pháp sản xuất và quy trình công nghệ vừa để tránh những hư hỏng cho máy móc, công cụ, vừa làm ra sản phẩm đúng quy cách và nhiều khi còn để tránh tai nạn lao động. Chính vì thế, trong ca làm việc cần có biện pháp quy trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận, tổ nhóm người lao động. Có như vậy người lao động sẽ thực hiện cẩn thận, đúng các nội qui, quy chế tại nơi làm việc không gây hậu quả xấu thiệt hại về người và của trong quá trình sản xuất.

Quản lý vật tư

Cán bộ quản lý kĩ thuật cần đôn đốc thực hiện đúng về định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, điện, nước… để làm ra một sản phẩm, tận dụng tối đa nguyên vật liệu giảm bớt tỷ lệ hao hụt, hư hỏng nguyên vật liệu. Trong quá trình sản xuất có biện pháp thưởng phạt hợp lý cho những người có sáng kiến trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu và những người vi phạm về định mức nguyên vật liệu.

Viêc quản lý vật tư tốt không chỉ góp phần làm giảm bớt khó khăn chung của Công ty mà còn là điều kiện đảm bảo có nguyên vật liệu để sản xuất vượt mức kế hoạch được giao.

Nâng cao vai trò hoạt động Công đoàn trong Công ty

Định mức lao động là một hoạt động đòi hỏi phải có sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của đông đảo người lao động trong đó có tổ chức Công đoàn là người đại diện cho tập thể người lao động. Vì thế, Công đoàn có vai trò to lớn trong việc thu hút sự quan tâm và hưởng ứng của người lao động trong việc tham gia đóng góp ý kiến khi có một mức mới được đưa vào áp dụng trong sản xuất. Sự tham gia của người lao động góp phần ngày càng hoàn thiện các mức và giúp cho việc xây dựng mức ngày càng có cơ sở thực tiễn khoa học. Do đó, Công đoàn trong Công ty cần

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp Định mức lao động trong công ty sen vòi viglacera (Trang 38 - 46)