Khái niệm năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 34 - 35)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh

Cho đến nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng cạnh tranh” được sử dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi từ thông dụng trong

tiếng Anh là “competitiveness”, cho nên chúng cùng chung một nghĩa và có thể dùng thay thế cho nhau. Một định nghĩa chính xác cho khái niệm này đến nay vẫn chưa thống nhất. Dưới đây là một số định nghĩa về NLCT:

Trên góc độ tổng quát lấy con người làm trung tâm, khái niệm NLCT được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2006 quan niệm rằng: Năng lực cạnh tranh liên

quan đến các yếu tố năng suất, hiệu suất và khả năng sinh lợi. Năng lực cạnh tranh là một phương tiện nhằm tăng các tiêu chuẩn cuộc sống và phúc lợi xã hội. Xét trên bình diện tồn cầu, nhờ tăng năng suất, hiệu suất trong bối cảnh phân công lao động quốc tế, năng lực cạnh tranh tạo nền tảng cho việc tăng thu nhập của người dân.

Theo Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ, NLCT là khả năng của một quốc

gia trong điều kiện thị trường tự do và lành mạnh, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường quốc tế.

Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD định nghĩa NLCT là khả năng của các DN, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu trong việc tạo ra

việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững.

Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ DN, ngành và cấp độ quốc gia. Bởi có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về NLCT: (i) Theo M.Porter thì NLCT chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất [101]; (ii) Theo Krugman (1994) thì NLCT ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp độ DN vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản [99]; (ii) Theo OECD thì NLCT phải xét ở nhiều cấp độ khác nhau (DN, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực).

Do vậy, khi nghiên cứu NLCT người ta thường xem xét, phân biệt NLCT theo 4 cấp độ: NLCT của sản phẩm, NLCT doanh nghiệp, NLCT ngành, NLCT quốc gia.

Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu rằng NLCT là khả năng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường, đồng thời nó tạo ra thu nhập cao và bền vững hơn cho các chủ thể cạnh tranh trong các mối quan hệ kinh tế nhất định”.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w