PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN III : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Theo lý thuyết năng lực được đề xuất và phát triển bởi các nghiên cứu của Wernerfelt (1984), Barney (1991), Peteraf (1993), Sanchez & Heene (1996, 2008). Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, phát triển và vận dụng lý thuyết này, Phạm Thu Hương (2017) đã chỉ ra có 5 nhóm yếu tố chính bên trong tác động đến việc nâng cao NLCT, gồm: (1) Năng lực quản lý điều hành, (2) Năng lực marketing, (3) Năng lực tài chính, (4) Năng lực thiết bị và công nghệ, (5) Năng lực tổ chức dịch vụ. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm của ngành cơng nghiệp CBGXK của Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng như: Quy mô sản xuất của ngành nhỏ, lẻ, manh mún và có sự phân bố khơng đồng đều; Cơng nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất thủ công vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lực lượng lao động thiếu tay nghề, trình độ chun mơn thấp; Nguồn ngun liệu cịn thiếu về số lượng cũng như chất lượng. Với những đặc điểm trên và qua kết quả thảo luận với các chuyên gia (trình bày ở chương 2), nghiên cứu bổ sung thêm yếu tố chất lượng nguồn lao động và yếu tố nguồn nguyên liệu đầu vào. Bởi vì, nguyên liệu đầu vào là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng là một căn cứ qua trọng để đánh giá việc nâng cao NLCT sản phẩm. Do vậy, luận án đề xuất bổ sung thêm yếu tố (6) Chất lượng nguồn lao động và (7) Nguồn nguyên liệu. Hơn nữa, trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu như hiện nay, để đứng vững trên thị
trường cần có khả năng tìm kiếm, duy trì mối quan hệ với khách hàng, bạn hàng thậm chí là khả năng liên kết hợp tác với các DN trong ngành để tạo nên sức mạnh tổng hợp để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, một DN có năng lực tạo lập mối quan hệ tốt thì sẽ có sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh. Do đó, có thể xem năng lực tạo lập mối quan hệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao NLCT của DN, từ đó nâng cao NLCT của sản phẩm. Vì vậy, luận án bổ sung nghiên cứu yếu tố (8) Năng lực tạo lập mối quan hệ là một trong những yếu tố bên trong (nội lực) có ảnh hưởng đến việc nâng cao NLCT SPGXK nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
Bên cạnh đó, do đặc điểm hoạt động của các DN CBGXK là DN chuyên sản xuất nên tác giả đề xuất bỏ yếu tố (5) Năng lực tổ chức dịch vụ.
Như vậy, luận án sử dụng 7 nhóm yếu tố mơi trường bên trong (nội tại) ảnh hưởng đến việc nâng cao NLCT của DN CBGXK qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến NLCT SPGXK, bao gồm: Năng lực tổ chức quản lý DN; Năng lực marketing; Năng lực tài chính; Năng lực thiết bị và cơng nghệ; Chất lượng nguồn lao động; Nguồn nguyên liệu; Năng lực tạo lập mối quan hệ. Các yếu tố đó cụ thể như sau:
a.Năng lực năng lực thiết bị và công nghệ
Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến NLCT của DN. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế quan trọng đối với sản phẩm của DN. Cơng nghệ cịn tác động tới tổ chức sản xuất của DN, nâng cao trình độ cơ khí hố, tự động hố của DN. Để có cơng nghệ phù hợp, DN cần có thơng tin về cơng nghệ, chuyển giao cơng nghệ, tăng cường nghiên cứu cải tiến cơng nghệ, hợp lí hố sản xuất, tăng cường ứng dụng cơng nghệ thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ. Đồng thời, DN cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề để sử dụng có hiệu quả cơng nghệ hiện đại. Các nghiên cứu của Hudson (2001); Quian, Li (2003); Chowdhury, Islam Alam (2013); Thọ & Trang (2008) cho thấy các đặc điểm sau về cơng nghệ tác động đến NLCT của DN, đó là: chậm đổi mới công nghệ; công nghệ phù hợp; khả năng ứng dụng và tiếp cận cơng nghệ mới; trình độ nhân lực của bộ phận nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong DN.
b. Chất lượng nguồn lao động
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất bên cạnh vốn và cơng nghệ. Do vậy, để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng, có tính cạnh tranh cao thì địi hỏi các yếu tố đầu vào phải chất lượng, trong đó có lao động. Bên cạnh đó, trong q trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì yêu cầu về chất lượng lao động cao đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại... là cần thiết. Theo Nguyễn Đình Thọ (2009) lao
động và chất lượng lao động là một trong các nguồn lực tạo nên năng lực của DN. Cchất lượng lao động được đánh giá trên các khía cạnh như: Kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của nhà quản lý và nhân viên; Khả năng thích ứng và lịng trung thành của nhân viên [47]. Theo đó, Nguyễn Thị Mai Trang và cộng sự (2004) cũng đánh giá chất lượng nguồn lao động thơng qua trình độ học vấn, ý thức tổ chức cũng như thái độ của người lao động [121]. Đồng thời, theo nhận định của nhóm tác giả này thì nguồn nhân lực và chất lượng lao động có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN. Vì vậy, để một DN có đủ sức cạnh tranh trong giai đoạn này địi hỏi phải đảm bảo có nguồn lao động chất lượng. Tuy nhiên, có thể hiểu chất lượng nguồn lao động là tồn bộ năng lực của lực lượng lao động được biểu hiên thơng qua ba mặt: thể lực, trí lực, tinh thần. Do vậy, để đánh giá chất lượng nguồn lao động chúng ta căn cứ vào
3 mặt thể lực, trí lực và tinh thần. c. Nguồn nguyên liệu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2009), bên cạnh các nguồn lực vật chất khác thì nguyên liệu là một trong những yếu tố tạo nên năng lực của DN [47]. Nguyên liệu là đầu vào khơng thể thiếu của mọi q trình sản xuất. Nó là yếu tố trực tiếp cấu tạo nên sản phẩm. Thiếu nguyên liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn hoặc khơng tiến hành được. Vì vậy, ngun liệu có vai trị rất quan trọng trong việc quyết định kết quả và hiệu quả kinh doanh của DN. Nếu nguyên liệu được đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, chủng loại... thì nó sẽ tác động rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Do đó, đảm bảo đúng chất lượng, đủ số lượng và chủng loại nguyên liệu cho sản xuất là một biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, góp phần làm tăng NLCT của sản phẩm trên thị trường. Hơn nữa, nguyên liệu cũng liên quan trực tiếp tới kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Muốn vậy, DN cần chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Sự chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào được thể hiện thông qua việc tự tạo và cung ứng nguyên liệu cho mình hoặc tự tìm kiếm thị trường cung ứng nguyên liệu rộng lớn, giá rẻ và chất lượng. Đây là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Đồng thời tăng sức cạnh tranh của DN trên thị trường, qua đó tăng NLCT cho sản phẩm.
d. Năng lực marketing
Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mục tiêu của DN, Kotler và cộng sự (2006)[30]. Vì vậy, năng lực marketing của DN được thể hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh (Kotler và cộng sự, 2006; Homburg và cộng
sự, 2007). Việc đánh giá năng lực marketing của DN được thực hiện thông qua bốn thành phần cơ bản sau [45]. (1) Đáp ứng khách hàng, thể hiện sự đáp ứng của DN theo sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng. (2) Phản ứng với đối thủ cạnh tranh, thể hiện sự theo dõi của DN đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như các chiến lược Marketing mà DN thực hiện để đáp trả với đối thủ cạnh tranh. (3) Thích ứng với mơi trường vĩ mơ, thể hiện việc DN theo dõi sự thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh từ đó có các chính sách kinh doanh phù hợp. (4) Chất lượng mối quan hệ với đối tác, gọi tắt là chất lượng quan hệ, thể hiện mức độ DN đạt được chất lượng mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các cấp chính quyền có liên quan. Đó là việc DN thực hiện những cam kết đã đề ra với khách hàng hay là các thành viên tham gia thỏa mãn với mối quan hệ đã thiết lập.
e. Năng lực quản lý điều hành
Theo Nguyễn Đình Thọ (2009) thì năng lực quản lý điều hành là một trong những yếu tố cấu thành năng lực của DN [47]. Cùng quan điểm này thì Phạm Thu Hương (2017) cũng xem năng lực quản lý điều hành là một yếu tố có tác động lớn đến năng lực của DN [20]. Bởi vì, năng lực tổ chức, quản lí DN được coi là yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của DN nói chung cũng như NLCT của DN nói riêng. Do vậy, năng lực quản lý DN được thể hiện trên các mặt: Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí; Trình độ tổ chức, quản lí DN; Trình độ, năng lực quản lí của DN [47][20] .
f. Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của DN là khả năng đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của DN nhằm đạt được các mục đích mà DN đã đề ra. Theo Nguyễn Đình Thọ (2009), năng lực tài chính thể hiện ở việc tăng trưởng doanh thu của DN, tăng trưởng lợi nhuận của DN và khả năng tăng trưởng thị phần của DN [47]. Còn theo Phạm Thu Hương (2017), năng lực tài chính của DN được thể hiện ở khả năng đảm bảo nguồn vốn mà DN có khả năng huy động đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động của DN; được thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lí tài chính... trong DN [20]. Trước hết, năng lực tài chính gắn với vốn là một yếu tố sản xuất cơ bản và là một đầu vào của DN. Do đó, việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vịng vốn nhanh, tốc độ tăng trưởng tài chính tốt ... có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản phẩm, quy mơ tài chính tăng nhanh [20]. Đồng thời, vốn cịn là tiền đề đối với các yếu tố sản xuất khác. Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng vật tư, nguyên liệu, thuê công nhân, mua sắm thiết bị, công nghệ, tổ chức hệ thống bán lẻ... Như vậy, năng lực tài chính phản ánh sức mạnh kinh tế của DN, là yêu cầu đầu tiên, bắt buộc phải có nếu muốn DN thành công trong kinh doanh và
nâng cao NLCT. Năng lực tài chính mạnh mới góp phần tăng NLCT DN từ đó góp phần tăng NLCT cho sản phẩm.
g. Năng lực tạo lập các mối quan hệ
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc tận dụng tốt các yếu tố nguồn lực để nâng cao NLCT, DN còn phải tạo lập các mối quan hệ với các đối tượng khác nhau. Các mối quan hệ này bao gồm: mối quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp, với các tổ chức tín dụng, với các DN cùng ngành và với chính quyền [20]. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thị Mai Trang và cộng sự (2004) thì năng lực tạo lập mối quan hệ thể hiện ở việc DN có khả năng tạo lập mối quan hệ với khách hàng; với nhà phân phối; với nhà cung cấp; mối quan hệ với địa phương, gắn kết xã hội; hợp tác, liên kết với các DN khác và mối quan hệ với các tổ chức tín dụng [121]. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, với những đặc điểm của DN Việt Nam nói chung và các DN CBGXK tỉnh Bình Định nói riêng thì các mối quan hệ này có vai trị đặc biệt quan trọng, nó giúp cho các DN tận dụng tối đa các nguồn lực để có thể cạnh tranh một cách ngang bằng khơng chỉ với các DN trong nước mà cịn với các DN nước ngồi. Do đó sự liên kết giữa các DN sẽ tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho DN, từ đó liên đới tác động đến NLCT sản phẩm.