Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động marketing và thiết kế sản phẩm

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 154 - 156)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN III : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

4.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường hoạt động marketing và thiết kế sản phẩm

4.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của giải pháp này góp phần thúc đẩy hoạt động marketing và thiết kế sản phẩm, những hoạt động đang được xem là yếu thế của SPGXK tỉnh Bình Định.

4.2.5.2. Cơ sở của giải pháp

Thơng qua tiêu chí định tính cho thấy, chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh trung bình với đối thủ; sự đa dạng chủng loại, kiểu dáng; sự khác biệt và độc đáo của

sản phẩm; thương hiệu và uy tín thương hiệu đều được đánh giá có sức cạnh tranh thấp so với đối thủ cạnh tranh nước ngồi và trung bình so với đối thủ cạnh tranh trong nước ở thị trường quốc tế. Hơn nữa, phân tích yếu tố ảnh hưởng nội tại cho thấy, hoạt động Marketing có mức ảnh hưởng khá đến NLCT SPGXK tỉnh Bình Định. Thêm vào đó, phân tích cơ hội và thách thức cho thấy, hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ là cơ hội cho việc mở trộng thị trường tiêu thụ đồng thời cũng tạo ra sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.

4.2.5.3. Những giải pháp cụ thể

Chủ thể thực hiện giải pháp này là các DN CBGXK tỉnh Bình Định. Để thực hiện giải pháp này, các DN CBGXK tỉnh Bình Định cần:

- Đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu thị trường.

Hoạt động nghiên cứu thị trường hầu như chưa được thực hiện tại các DN CBGXK tỉnh Bình Định, nhất là các DN có quy mô nhỏ và vừa. Các thông tin về khách hàng, thông tin về giá cả và chủng loại sản phẩm hầu như chưa đầy đủ, thiếu hẳn thông tin về đối thủ cạnh tranh... Do vậy, trong thời gian tới các DN CBGXK tỉnh Bình Định cần đầu tư ngân sách cho hoạt động này.

- Các DN cần đầu tư xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu bằng cách: + Cần lựa chọn mơ hình thương hiệu hợp lý và hình thành chiến lược tổng thể cho xây dựng và phát triển thương hiệu tùy theo bối cảnh cạnh tranh với các đối thủ. + Cần tiến hành ngay việc đăng ký nhãn hiệu cả trong nước và quốc tế: Theo quy định của pháp luật sở hữu công nghiệp Việt Nam, trong số những người cùng nộp đơn cho cùng một nhãn hiệu, quyền bảo hộ được dành cho người nộp đơn sớm nhất. Điều đó có nghĩa là chỉ có đơn đăng ký được nộp sớm nhất tại Cục Sở hữu trí tuệ là được bảo hộ. Vì vậy, để giữ nhãn hiệu của mình khơng bị “đánh cắp” cần đăng ký nhãn hiệu càng sớm càng tốt.

+ Thực hiện việc đăng ký bảo hộ thương hiệu trên thị trường nước ngồi. Các DN có thể thơng qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam để được giúp đỡ đăng ký thương hiệu hoặc nhãn hiệu theo nhóm hoặc theo Cơng ước Madrid.

+ Thuê tư vấn đối với việc xây dựng thương hiệu hay kiểu dáng sở hữu công nghiệp nhằm giảm thiểu những rủi ro do tranh chấp sau này

- Thực hiện và hồn thiện q trình marketing mục tiêu.

Muốn làm tốt giải pháp này các DN CBGXK tỉnh Bình Định cần:

+ Xác định rõ phân khúc thị trường của sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và có đủ số lượng cung ứng cho thị trường. Đồng thời, các DN CBGXK cần quan tâm đầu tư vấn đề bao bì, đóng gói, nhãn mác sản phẩm. Nếu đầu tư bài bảng sẽ góp phần củng cố thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế.

+ Xây dựng chính sách giá cả chung và giá cả của từng sản phẩm ở từng giai đoạn. + Về hoạt động xúc tiến thương mại cần tăng cường hơn nữa như tích cực tham gia hội chợ, quảng cáo trên internet,....cần thiết lập kênh phân phối hiện đại, phì hợp với nền kinh tế hội nhập hiện nay.

- Thành lập và thúc đẩy hoạt động bộ phận R&D

Các DN cần thành lập bộ phận R&D riêng biệt với các tổ chun mơn về nghiên cứu máy móc thiết bị, về thiết kế sản phẩm, về thị trường, … Các tổ nghiên cứu này cần xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng quý, từng năm....và thậm chí xây dựng chiến lược thực hiện cho bộ phận của mình trong thời gian dài. Kế hoạch xây dựng phải cụ thể, chi tiết từ kinh phí hoạt động, thời gian thực hiện và các nguồn lực hỗ trợ khác cũng như kết quả đạt được của kế hoạch.

Đầu tư máy móc thiết bị hỗ trợ, cử các cán bộ kỹ thuật đi đào tạo, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm sử dụng, sữa chữa máy móc thiết bị, thiết kế sản phẩm chuyên dụng cho ngành mộc ở các nước phát triển để chủ động trong quá trình sản xuất.

Các DN CBGXK phải triển khai sớm hoạt động R&D về thiết kế sản phẩm mới, mẫu mã mới đặc trưng, cần có kế hoạch thu hút đội ngũ nhân lực thiết kế sản phẩm gỗ giỏi ở trong nước và quốc tế là điều cần thiết hoặc thông qua các công ty “Săn đầu người” để tìm kiếm đội ngũ nhân lực khan hiếm này.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 154 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w