CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO H&M VÀ BÀI HC KIN HỌ
4.1.1: Trong ngắn hạn
H&M nên giữ trạng thái trung lập, không nên đưa ra bất kì quan điểm chính trị nào và đợi sự việc lắng xuống.
Điều tương tự với H&M cũng từng xảy ra trong những lần người Trung Quốc tẩy chay doanh nghiệp ngoại trước đây:
Năm 2012, hàng loạt nhà sản xuất ôtô và đồ điện tử Nhật Bản bị cuốn vào cuộc tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc và làn sóng biểu tình bạo lực chống lại Nhật Bản. Nguyên nhân xuất phát từ cuộc đối đầu giữa hai quốc gia liên quan tới các đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông. Tuy vậy, cuối cùng căng thẳng cũng dịu xuống và các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản gồm Toyota, Nissan và Sony vẫn tiếp tục hoạt động tại Trung Quốc.
Năm 2016, khi Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa điều -
mà Bắc Kinh xem là mối đe dọa an ninh quốc gia, người Trung Quốc cũng đã từng tẩy chay nhằm các doanh nghiệp Hàn Quốc. Thậm chí cả các chuyến lưu diễn của nhiều ban
nhạc K Pop nổi tiếng cũng đã bị cấm. Tuy nhiên, cuối cùng, Bắc Kinh cũng từ bỏ chiến -
dịch này.
Gần đây nhất, vào năm 2019, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) bị tẩy chay sau khi tổng giám đốc của đội Houston Rockets, lúc đó là Daryl Morey, đăng tải lên Twitter một bức ảnh bày tỏ sự ủng hộ đối với những người biểu tình dân chủ ở Hồng Kơng. Các trận đấu của NBA sau đó bị cắt khỏi sóng truyền hình Trung Quốc, cịn các mặt hàng liên quan tới NBA cũng biến mất khỏi các cửa hàng. Tuy nhiên, một năm sau, kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV thông báo tiếp tục phát trực tuyến các trận đấu của NBA. Bởi lẽ NBA đã quá phổ biến và tạo ra cho hoạt động kinh doanh trị giá 4 tỷ USD tại Trung Quốc.