Khái niệm nhân lực ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 46 - 52)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

2.1.1.2. Khái niệm nhân lực ngành công nghiệp nội dung số

Để thực hiện việc sản xuất kinh doanh của một DN nói riêng và ngành CN NDS nói chung, cần phải có các điều kiện cần thiết, trong đó các yếu tố sản xuất (đầu vào) hay các nguồn lực là những điều kiện cơ bản, không thể thiếu. C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng, muốn tiến hành sản xuất thì đều phải có các yếu tố cần thiết. Các ơng cho rằng, “Những yếu tố giản đơn của quá trình lao động là: sự hoạt động có mục đích, hay bản thân sự lao động, đối

tượng lao động và tư liệu lao động” [59, tr.266-267]. Quá trình sản xuất là

quá trình kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất.

Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, con người càng đi sâu hơn trong hiểu biết và nhận thức các yếu tố tạo ra quá trình sản xuất của xã hội. Alfred Marshall, nhà kinh tế học người Anh, đã nêu ý tưởng đầu tiên về bốn yếu tố cấu thành quá trình sản xuất bao gồm: lao động, tài nguyên thiên nhiên, tư bản và công nghệ (kiến thức và tổ chức). Kể từ những năm 1990 lại đây, ý tưởng đó tưởng đó đã được thừa nhận rộng rãi với bốn yếu tố sản xuất bao gồm vốn vật chất, vốn NL, tài nguyên thiên nhiên và kiến thức công nghệ. Gregory Mankiw, nhà kinh tế học người Mỹ, đã coi đây là các yếu tố đầu vào không thể thiếu của mọi q trình sản xuất. Ơng đã tách

vốn NL ra khỏi tư bản và xác định đó là nguồn vốn và là yếu tố sản xuất độc lập trong nền kinh tế hiện đại [139]. Điều này có nghĩa là, để một quá trình sản xuất được diễn ra, một điều kiện không những không thể thiếu mà hơn nữa cịn có tính quyết định đó là phải có người lao động hay cịn gọi là NL. Người lao động không chỉ trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất, mà còn là người tổ chức, quản lý sản xuất để việc sản xuất có hiệu quả. Do sự phát triển của phân cơng lao động xã hội, trình độ chun mơn hóa lao động đã ngày càng trở nên sâu sắc hơn, làm xuất hiện những lao động có chun mơn kỹ thuật. Nhân lực ngành CN NDS là bộ phận nguồn lực được hình thành bởi sự thúc đẩy của q trình phát triển phân cơng lao động xã hội và chun mơn hóa trong các nền sản xuất hiện đại.

Có thể hiểu, NL ngành CN NDS bao gồm những người tạo nên lực

lượng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành CN NDS.

Do hoạt động của ngành NC NDS rất đa dạng và có sự kết hợp của các nhóm ngành cơng nghệ thơng tin, truyền thơng và những ngành sản xuất nguyên liệu đầu vào như văn hoá, giáo dục, y tế…, nên NL trong ngành CN NDS bao gồm những người khơng chỉ có trình độ chun mơn kỹ thuật khác nhau mà cịn am hiểu về những lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội khác nhau. Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, NL ngành CN NDS bao gồm cả những nhân lực trực tiếp sản xuất kinh doanh và người làm công tác quản lý, quản trị đảm bảo cho quá trình hoạt động và phát triển của ngành.

Trong phân tích, nghiên cứu kinh tế, người ta có thể xem xét NL ngành CN NDS từ khía cạnh cụ thể (cá thể) là nguồn lực trong mỗi con người (cá nhân) và từ khía cạnh tổng thể (xã hội) là nguồn lực con người của một tổ chức, một tập thể lao động trong một DN, một ngành hay một quốc gia.

Nhân lực ngành CN NDS được xem xét trên quan điểm cụ thể (cá nhân) là nguồn lực của mỗi con người với tính cách là một chủ thể sở hữu sức lao động, trong đó có kết cấu cơ bản bao gồm thể lực và trí lực tồn tại trong mỗi chủ thể đó. Việc xem xét nêu trên liên quan đến hành vi cá nhân của

NL. Một người có thể lựa chọn làm việc ở một tổ chức, đơn vị kinh tế mà họ thấy phù hợp, có hứng thú và động lực làm việc. Những nghiên cứu về hành vi nhân lực những năm gần đây cho thấy có rất nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến quyết định của một người có khả năng lao động trong lựa chọn cơng việc, nhưng có hai yếu tố chủ yếu có tính quyết định nhất đối với việc lựa chọn của tất cả mọi người đó là điều kiện làm việc thuận lợi và mức tiền cơng cao. Tuy nhiên, để có thể làm việc và hồn thành một cơng việc trong một nghề nhất định, người có sức lao động phải có trình độ chun mơn kỹ thuật và có các phẩm chất khác.

Do là một ngành sản xuất kinh doanh địi hỏi tính chun mơn hóa cao và trình độ kỹ thuật đặc thù, nên để một người có thể làm việc trong ngành CN NDS cần phải được đào tạo về chun mơn, kỹ thuật ở một trình độ nhất định. Do tính đặc thù của ngành CN này, nhân lực khơng chỉ phải có thể lực, trình độ chun mơn kỹ thuật thích hợp với cơng việc của ngành mà cịn có khả năng sáng tạo, khả năng làm việc trong điều kiện áp lực cường độ cao thích ứng với cơng việc của một ngành kỹ thuật địi hỏi độ tỷ mỉ và chính xác cao, có tinh thần hợp tác với những nhân lực khác trong tổ chức và có hiểu biết về ngành, lĩnh vực mà người đó phục vụ để phát triển, sử dụng sản phẩm CN NDS. Với địi hỏi đó, NL ngành CN NDS khi xem xét ở mỗi con người cụ thể là một nguồn vốn NL có một giá trị cụ thể nhất định để người đó có thể tham gia vào thị trường lao động, có khả năng sẵn sàng lao động và hồn thành cơng việc trong ngành CN NDS.

Nhân lực ngành CN NDS được xem xét trên quan điểm tổng thể (xã hội) là tổng thể nguồn lực con người của một tổ chức. Nhân lực ngành CN

NDS là lực lượng lao động được thu hút, tuyển dụng trong xã hội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các DN, công ty, đơn vị trong ngành CN NDS đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất và đời sống xã hội. Đây là một bộ phận nguồn NL của xã hội mang tính chun mơn hóa cao được hình thành và thúc đẩy bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.

Xét về tính chất, cũng như ở tất cả các ngành kinh tế khác, NL trong các tổ chức thuộc ngành CN NDS không phải là phép cộng số học tất cả NL đơn độc được tuyển dụng và sử dụng vào làm việc ở trong tổ chức đó, mà là một nguồn lực tổng hợp nhiều loại năng lực của tất cả mọi người tạo nên sức mạnh của tổ chức.Nó cũng khơng phải là phép gộp đơn giản các nhân tố như sức quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của mỗi con người, mà là sự kết hợp trong một cấu trúc tạo nên giá trị vốn NL, thương hiệu, danh tiếng của mỗi DN hay của một ngành. Mặc dù có nhiều yếu tố tạo nên giá trị của nguồn lực này này, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn nghiêng về nhấn mạnh tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng và coi đây là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh NL của một tổ chức.

Xét trên quan điểm tổng thể, NL ngành CN NDS là nguồn lực của một tổ chức. Tổ chức đó có thể hoạt động ở tầm vi mơ như một tập thể lao động trong một DN, một cơng ty, và cũng có thể hoạt động ở tầm vĩ mô như NL của ngành CN NDS và NL trong lĩnh vực CNTT của một quốc gia. Khi xem xét ở tầm vĩ mô tức là xem xét NL ngành CN NDS từ quan điểm tổng thể của ngành có quan hệ với các ngành khác trong nền kinh tế, quan hệ với hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và cơng nghệ, có quan hệ với vấn đề dân số, lao động, việc làm, thu nhập trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. Xét theo góc độ kinh tế chính trị, NL ngành CN NDS phải được xem

xét, nghiên cứu để làm rõ các quan hệ lao động và quan hệ lợi ích kinh tế trong tồn bộ q trình thu hút, sử dụng và phát triển nguồn lực này để bảo đảm cho sự phát triển của ngành CN NDS, một ngành kinh tế mới có rất nhiều triển vọng đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Cũng như bất kỳ ngành sản xuất nào, ngành CN NDS cần rất nhiều nhân sự tài năng có chun mơn sâu và có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Cịn những vị trí hỗ trợ và cơ bản khác như nhân sự, hành chính, tài chính, hỗ trợ kinh doanh... thì khơng khác nhiều các ngành cơng nghiệp khác. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này luận án chỉ chú trọng tới những vị trí, chức danh có những khác biệt cơ bản và gần như chỉ có ở trong ngành CN NDS. Tương ứng với những sản phẩm (lĩnh vực) của ngành CN NDS sẽ có những chức danh cơng việc mà có thể kể dưới đây [145]:

Game: Lập trình cho các trò chơi, các thiết kế và hoạch định trò chơi

sáng tạo, các nhà thiết kế âm thanh và video, các nhà sản xuất trị chơi.

Hình ảnh động trên máy tính: giám đốc, nhà sản xuất, nhà viết kịch,

nhân sự lập kế hoạch phim hoạt hình, họa sĩ đồ họa, thiết kế nghệ thuật, quản lý sản xuất và nhân viên.

Đào tạo trực tuyến: người lập kế hoạch đào tạo trực tuyến, thiết kế

khóa học, các nhà hoạch định và sản xuất tài liệu giáo dục, các nhà quản lý và nhân viên để quản lý sáng tạo, kiến thức và các nguyên tắc giáo dục; quản lý sáng tạo, nghiên cứu và thực hiện; các lập trình viên.

Các ứng dụng video và âm thanh: các kỹ sư và biên tập viên âm thanh

và hình ảnh, kỹ sư thực hiện, nén video trực tuyến, công nghệ sản xuất nội dung tương tác, các nhà quản lý và hoạch định hoạt động sáng tạo, nhà viết kịch, làm phim hoạt hình bằng máy tính, các kỹ sư cơng nghệ viễn thông...

Nội dung cho điện thoại di động: kỹ sư phần mềm, các nhà phát triển

hệ thống, nhân viên thiết kế mỹ thuật, phát triển nội dung, trưởng dự án.

Dịch vụ mạng: viễn thông, thông tin liên lạc, điện tử, kỹ thuật điện,

thông tin, quản lý thơng tin.

Phần mềm Nội dung: thiết kế chương trình, các nhà phân tích chương

trình, phân tích hệ thống, các tester (kiểm thử), lập trình, quản lý dự án và quản lý sản phẩm.

Xuất bản kỹ thuật số và lưu trữ kỹ thuật số: biên tập viên, quản lý sản

xuất, quyền sở hữu trí tuệ.

Nhu cầu cao về NL trong ngành CN NDS được nhắc đến trong hầu hết các nghiên cứu và trong các chiến lược phát triển của các quốc gia đang định hướng CN NDS là một trong những ngành CN chủ chốt của đất nước. Tuy nhiên, nhu cầu ở đây trọng tâm vào cán bộ cấp trung và cao cấp bởi vẫn còn khoảng cách lớn giữa giáo dục tại trường với kỳ vọng của DN. Bên cạnh đó, như đã nói ở trên ngành CN NDS là ngành kết tinh giữa nghệ thuật - kinh doanh và cơng nghệ nên việc tìm kiếm, đào tạo và phát triển những nhân sự kết hợp được cả ba yếu tố trên là điều không hề dễ dàng và những nhân sự mới tốt nghiệp ra trường rất khó để yêu cầu họ có đủ những kiến thức cần thiết để bắt nhịp ngay vào công việc.

Do là một ngành sản xuất và phân phối những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các ngành sản xuất khác và đời sống xã hội, nên NL ngành CN NDS có thể thu hút rất nhiều người vào làm việc có tính thời vụ (part- time). Điều này xuất phát từ sự phong phú, không ngừng thay đổi, phát triển cũng như tính cạnh tranh về tiến độ “độ sớm ra thị trường” của các sản phẩm NDS. Nhân lực hiện có của một DN khơng thể nhanh chóng có được những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mới nên DN phải thuê các chuyên gia bên ngồi để nhanh chóng thực hiện sản phẩm cũng

như đào tạo lại cho nhân sự. Hơn thế nữa, vì tính chất dự án của mỗi sản phẩm nên tuỳ từng giai đoạn nhu cầu nhân lực có thể thay đổi nên doanh nghiệp thường chỉ có những nhóm nhân sự chủ chốt cịn lại sẽ th ngồi khi cần thiết.

Tóm lại, NL ngành CN NDS là những người lao động làm việc trong lĩnh vực NDS. Nó bao gồm 3 lực lượng chủ yếu: NL có trình độ chun mơn về CNTT và viễn thông; NL sáng tạo và thiết kế sáng tạo; NL kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w