Phát triển nhân lực ngành công nghiệp nội dung số ở tầm vi mô

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 114 - 118)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

1 Nâng cao năng lực Bộ Giáo dục Bộ Thông 205 Quy định tạ

3.2.3.2. Phát triển nhân lực ngành công nghiệp nội dung số ở tầm vi mô

vi mơ

Ở tầm vi mơ, các chính sách và biện pháp được sử dụng cho nhiệm vụ phát triển NL ngành CN NDS bao gồm thu hút, sử dụng NL, kết hợp đào tạo với sử dụng NL và tạo động cơ chế và động lực để người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với sự tồn tại và phát triển của ngành.

Thu hút nhân lực: Trên quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng,

chính sách của Nhà nước và chính sách phát triển của ngành CNTT&TT, trên cơ sở nhu cầu NL cho ngành CN NDS đã được xác định, trong giai đoạn 2008-2018, ngành CN NDS đã nghiên cứu, ban hành các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích việc thu hút NL vào làm việc trong ngành. Những chính sách và biện pháp chủ yếu là: xây dựng để tiêu chuẩn hóa các chức danh cơng việc và chức danh quản lý, thực hiện ưu đãi về thu nhập và điều kiện làm việc cho người lao động, tạo điều kiện học tập, nân g cao trình độ chun mơn kỹ thuật, nghiệp vụ và trình độ quản lý ở trong và ngoài nước,tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo về kỹ năng và cập nhật ứng dụng CNTT trong lĩnh vực công việc được giao.

Tổ chức tuyển dụng NL theo đúng quy chế tuyển dụng của ngành đã được ban hành, đúng người, đúng việc. Lập trang web VietnamWorks.com để tuyển dụng trực tuyến NL cho ngành CNTT ở Việt Nam. Trang web này thuộc tập đồn Navigos Group cịn có nhiệm vụ thông tin về thị trường NL ngành CNTT để các nhà quản trị và người lao động có thể lựa chọn tuyển dụng và làm việc ở một DN thích hợp. Đến nay, trang VietnamWorks.com là trang tuyển dụng trực tuyến có mặt sớm nhất và hàng đầu tại Việt Nam. Trong suốt hơn 17 năm hoạt động, mỗi năm có hơn 5.5 triệu hồ sơ ứng tuyển cho hơn 126 ngàn vị trí được gửi đến nhà tuyển dụng thông qua trang web này. Nguồn dữ liệu khổng lồ hồ sơ ứng viên có kinh nghiệm và nhà

tuyển dụng đáng tin cậy của VietnamWorks là một tài sản giá trị trong thị trường tuyển dụng cạnh tranh ở Việt Nam.

Sử dụng nhân lực: Trong giai đoạn 2008-2018, ngành CN NDS đã tiến

hành rà soát và đổi mới việc sử dụng NL, công tác nhân sự, công tác cán bộ, đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ chuyên gia thuộc các lĩnh vực cốt lõi của ngành, xây dựng và thực thi giải pháp chính sách nhằm giữ chân người tài. Các hoạt động kiểm tra việc sử dụng NL trong từng lĩnh vực được tiến hành thường xuyên nhằm kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc. Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống quản trị DN và công tác nhân sự tiên tiến đạt chuẩn quốc tế của ngành CNTT. Áp dụng quản trị nhân sự theo năng lực nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của người lao động, bố trí và sử dụng nhân sự đúng vị trí, chức danh, tránh lãng phí. Một số DN trong ngành đã áp dụng tiêu chuẩn nhân sự với các chức danh công việc phục vụ cho việc sử dụng NL. Thơng qua các tiêu chuẩn, người lao động biết mình đang ở đâu và cần phải làm gì, điều chỉnh hành vi gì để hồn thành cơng việc được giao và để phù hợp với mơi trường văn hóa xung quanh. Họ cần phải biết tự hào với những sản phẩm, với doanh nghiệp mình đang gắn bó và biết u cơng việc mình đang làm để từ đó có cố gắng, có nỗ lực, chủ động trong cơng việc và chủ động học tập để phát triển bản thân.

Kết hợp giữa sử dụng với đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Bên cạnh các

hệ đào tạo chính quy của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp của nhà nước, các trường dân lập và tư thục, ngành CN NDS và các DN cũng đưa ra các kế hoạch và biện pháp đào tạo và phát triển nguồn NL ngay trong nội bộ ngành và DN. Phương thức thực hiện là kết hợp giữa sử dụng và đào tạo, đào tạo và sử dụng. Thông thường, các DN muốn có sẵn NL tốt để đưa vào sử dụng ngay. Nhưng ngành CN NDS lại rất “khát” NL mặc dù số người được đào tạo bên ngoài xã hội ra trường khá nhiều, nên việc kết

hợp vừa sử dụng vừa đào tạo đã tỏ ra hợp lý và cần thiết đã được ngành lựa chọn. Một số DN NDS cũng tham gia đào tạo NL cho DN mình và cho các DN bên ngoài như VTC và FPT và coi đây là một việc làm cần thiết để phát triển DN. Bên cạnh đó, ngành CN NDS cịn tiến hành liên kết và tăng cường hợp tác giữa DN và các trường đại học, cao đẳng trong việc đào tạo nhằm phát triển NL CN NDS theo hướng tăng cường năng lực thực hành. Hình thức phát triển NL trong DN thường được thực hiện với các khóa đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyên đề, đào tạo theo dự án, đào tạo theo đề tài nghiên cứu nhằm phổ biến kiến thức ở các mức trình độ khác nhau. Bên cạnh đó, ngành cịn mời các lớp bồi dưỡng NL để người lao động cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề và mở rộng tầm nhìn, nâng cao năng lực sáng tạo trong cơng việc và thích nghi với môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong ngành CN NDS trong hội nhập quốc tế.

Quan điểm thiết thực và có hiệu quả trong đào tạo phát triển NL của ngành CN NDS được coi trọng. Đào tạo phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh doanh của ngành. Việc đào tạo NL trong nội bộ ngành và DN được chú trọng vào đối tượng là nhân viên mới với mục tiêu để họ sớm hịa nhập vào mơi trường làm việc có tốc độ nhanh và thích ứng được với văn hố, định hướng, mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của DN và của ngành. Hình thức đào tạo nhân viên mới chủ yếu là hướng dẫn trực tiếp trong công việc nhằm giúp DN sớm giải quyết được tình trạng thiếu NL. Cùng với thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ, đào tạo kèm cặp tại chỗ, đào tạo trong công việc, các cơ sở DN và ngành còn coi trọng đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Hình thức của hoạt động này là phiếu đánh giá kết quả sau khóa học và sự thay đổi công việc của người lao động ở các vị trí cao hơn, có thu nhập tốt hơn. Nhìn chung, việc kết hợp sử dụng với đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên và có kết quả tích cực đóng góp vào sự phát triển của ngành.

Cùng với phát triển các hình thức đào tạo và bồi dưỡng NL, ngành CN NDS cịn rất chú trọng cơng tác nghiên cứu khoa học. Công tác này đã được đẩy mạnh hơn kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2011, Phê duyệt Chiến lược khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020. Ví dụ, năm 2019, ngành TT&TT đã phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu cho 64 đề tài khoa học cấp bộ, trong đó có nhiều đề tại thuộc lĩnh vực CN NDS; các cơ quan, DN thuộc ngành cũng thường xuyên có kế hoạch và triển khai các đề tài khoa học, cơng nghệ thuộc lĩnh vực chun mơn của mình. Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học mà chất lượng NL trong ngành đã được nâng lên.

Coi trọng yếu tố động lực để kích thích người lao động: Những yếu tố

có tác động đến kích thích động lực động lực của người lao động được ngành áp dụng trong giai đoạn 2008-2018 là tạo môi trường làm việc thuận lợi, sự hấp dẫn của công việc, coi trọng các lĩnh vực hoạt động trong ngành, uy tín DN, mức thu nhập, khả năng thăng tiến, được học hỏi và phát triển khả năng bản thân, được tơn vinh khi có thành tích đóng góp cho DN và cho ngành, chế độ phúc lợi và các chế độ khen thưởng. Môi trường làm việc đã được xác định là quan trọng nhất đối với người lao động khi cân nhắc lựa chọn một công việc trong các DN của ngành. Trong đó, đã chú ý xây dựng văn hóa DN với những nội dung hấp dẫn hấp dẫn, nổi bật là các mơ hình văn hóa của FPT, VTC, VDC, Vincom, Vegasoft, Peacesoft… với nhiều hoạt động tập thể, hoạt động gắn kết với các quy chế nhằm tạo dựng một môi trường làm việc sang tạo, linh hoạt.

Đi đôi với tạo động lực về tinh thần, ngành đã đặc biệt coi trọng các biện pháp tạo động lực về vật chất kinh tế để phát triển NL. Mức thu nhập hấp dẫn, tiền thưởng và chế độ phúc lợi là những phương thức chủ yếu mà ngành thường quan tâm, trong đó quan trọng nhất là chế độ tiền lương, tiền công. Mức thu nhập của người lao động trong suốt giai đoạn 2008-2018 đã

liên tục được tăng lên. Nếu năm 2008 mức thu nhập bình quân của người lao động làm việc tại các đơn vị DN và cơ quan quản lý, phục vụ trong ngành CN NDS là 2.820 USD, thì năm 2018 là 7.200 USD, tính theo tiền đồng Việt Nam (tỷ giá 12/2019) là 65,4 triệu đồng và 167,0 triệu đồng, tăng gần 2,6 lần trong thời gian 11 năm và luôn đạt ở mức cao hơn so với thu nhập bình quân chung của tất cả các ngành công nghiệp cả nước. Năm 2019, mức thu nhập này còn cao hơn nữa: Theo “Báo cáo Thị trường NL ngành CNTT năm 2019” vừa được công bố trên trang www.vietnamworks.com thì, NL có chun mơn Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhận được mức thu nhập cao hơn so với các nhóm chun mơn khác. Trong đó, nhóm kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến Blockchain nhận mức lương cao nhất, trung bình mỗi tháng là 2.241 USD, nhóm phát triển phần mềm liên quan đến AI có mức lương 1.844 USD, đứng vị trí thứ 3 là Full Stack với mức lương 1.642 USD. Trong nhóm làm việc, Kiến trúc sư giải pháp là vị trí có mức lương cao nhất. Xét theo vai trị cơng việc, top 3 các vị trí có mức lương cao nhất lần lượt là: Kiến trúc sư giải pháp với mức lương 1.753 USD; Kỹ sư Agile/Scrum với mức lương 1.500 USD; Quản lý dự án với mức lương 1.372 USD tương đương với 31,77 triệu đồng/tháng (cao gấp 4,7 lần so với mức thu nhập trung bình chung của người lao động cả nước và cao gấp 2,9 lần so với mức thu nhập trung bình của nhóm “lãnh đạo trong các ngành, cấp và đơn vị” (11,2 triệu đồng/tháng) trong cùng thời gian) [16].

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w