Các nhân tố bên trong ngành công nghiệp nội dung số

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 69 - 74)

- Kết quả đạt được về thực tiễn

2.2.3.1. Các nhân tố bên trong ngành công nghiệp nội dung số

Các nhân tố bên trong của ngành CN NDS có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngành. Chúng bao gồm chính sách thu hút NL, chế độ bố trí, sử dụng NL, chế độ đào tạo và đào tạo lại, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc và trình độ cơng nghệ của nơi người lao động làm việc thuận lợi hay không thuận lợi...

- Năng lực hoạch định, chính sách thu hút, sử dụng và phát triển NL. Năng

lực hoạch định nguồn NL của ngành nếu đúng hướng, xác định rõ quy mô, cơ cấu và chất lượng NL phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và phân phối sản phẩm của ngành và có giải pháp thích hợp thì sẽ giúp cho ngành chủ động trong việc đảm bảo nguồn lực này để phát triển ngành. Nếu khơng có năng lực quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch chất lượng kém thì khơng thể có được giải pháp NL như mong đợi.

Chính sách thu hút NL là tổng thể các giải pháp được người đứng đầu một ngành ban hành làm công cụ để thu hút nguồn NL trong xã hội vào làm việc vì mục tiêu phát triển của ngành trong một điều kiện lịch sử cụ thể gắn với chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của ngành. Chính sách

đó phản ánh quan điểm về mục đích, yêu cầu, đối tượng và cách thức tuyển chọn lao động nhằm đảm bảo cho ngành có đủ số lượng và chất lượng NL với cơ cấu phù hợp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại hay tương lai.

Nếu ngành CN NDS có chiến lược/ kế hoạch phát triển NL phù hợp với chiến lược/ kế hoạch phát triển của ngành, các hoạt động đào tạo cần phản ánh tầm nhìn, chiến lược của ngành, thì việc việc định hướng và thực hiện thu hút NL sẽ được chính xác và khơng bị lãng phí. Nếu xác định rõ ràng quan hệ giữa sử dụng và đào tạo NL, lợi ích kinh tế của các chủ thể trong ngành gắn với kết quả kinh doanh thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút NL.

Một ngành có chính sách thu hút NL phù hợp và hấp dẫn, xuất phát từ việc hoạch định nguồn NL chính xác và khoa học, sẽ thu hút được nhiều người đảm bảo chất lượng hơn, tức là NL có chất lượng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển NL trong ngành. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các yêu cầu và cách thức phát triển NL của ngành.

- Sự phát triển của các hiệp hội doanh nghiệp NDS và các nhà sáng tạo trong ngành CN NDS.

Một trong những nhân tố quan trong góp phần thúc đẩy ngành CN NDS là hình thành hiệp hội ngành nghề của các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành CN NDS và hiệp hội các nhà nghiên cứu (sáng tạo) trong ngành CN NDS. Việc hình thành các hiệp hội nghề nghiệp một mặt đảm bảo cho các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu có nhiều hơn những cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong ngành, mặt khác tạo liên kết để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, việc đăng ký và bảo hộ bản quyền của các cơng trình nghiệp cứu của các nhà nghiên cứu cũng thuận lợi hơn, việc giải quyết

tranh chấp về bản quyền và xâm hại bản quyền với các tổ chức, cá nhân quốc tế cũng đạt hiệu quả cao hơn khi có sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề.

- Quy mơ và trình độ phát triển của các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng NL cho ngành CN NDS.

Đào tạo và bồi dưỡng là nhân tố cốt lõi có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng NL trong ngành. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất

lượng và cơ cấu của NL, nhất là ảnh hưởng đến trình độ chun mơn kỹ thuật, năng lực sáng tạo của người lao động để phát triển ngành CN NDS. Quy mơ và trình độ phát triển của việc đào tạo và bồi dưỡng NL cho ngành CN NDS được xác lập không chỉ bởi các cơ sở trường hoặc của ngành giáo dục và đào tạo, mà cịn có sự tham gia của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng NL có tính chun sâu do chính ngành CN NDS lập ra.

Nếu các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, năng lực sáng tạo cho các đối tượng NL trong ngành được quan tâm và tiến hành thường xuyên, thì chất lượng NL sẽ được tăng lên. Những hoạt động này là rất cần thiết đối với một ngành mới và luôn biến đổi bởi các chu kỳ cơng nghệ như ngành CN NDS. Nếu chính sách đào tạo nâng cao trình độ của ngành được áp dụng cho tất cả các đối tượng NL, với một mức độ hợp lý, suất chi tồn bộ đủ lớn cho bất kỳ hình thức đào tạo nào trong hoặc ngồi nước… được coi trọng, thì nó sẽ có tác dụng kích thích người lao động có động cơ học tập để nâng cao tay nghề, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển của ngành tốt hơn. Nếu khơng quan tâm đến chính sách đào tạo và đào tạo lại NL thì chất lượng NL khơng thể nâng cao, do đó người lao động cũng sẽ khó hồn thành cơng việc được giao.

Nếu các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng NL có dự báo đúng xu hướng cầu về NL ngành CN NDS trong từng giai đoạn phát triển nhất định và có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chủ quản ngành CN NDS trong việc xác

định và thực hướng xu hướng này để chủ động về kế hoạch và chương trình đào tạo thì sẽ chủ động được số lượng, chất lượng và cơ cấu NL cho ngành hơn là khi khơng có được những dự báo và kế hoạch như vậy. Mức độ tạo ra và đáp ứng về các điều kiện trường, lớp, phương tiện phục vụ đào tạo, bồi dưỡng NL, các cơ sở vật chất cần thiết nhất là giáo trình, bài giảng và các lực lượng nhất là đội ngũ giảng viên, nhà quản lý... đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của người lao động.

Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện này thì việc chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NL sẽ được nâng lên; ngược lại nếu không được đáp ứng đầy đủ hoặc chất lượng đáp ứng thấp, khơng tiên tiến, khơng phù hợp thì việc đào tạo, bồi dưỡng NL cũng không thể đạt được như mong muốn. Nếu việc đào tạo và bồi dưỡng NL cho ngành không được quan tâm, thiếu thường xuyên, thiếu coi trọng chất lượng đào tạo thì cũng khơng thể có được NL để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Nếu nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng NL khơng được đáp ứng đầy đủ thì cũng khơng thể có được NL để phát triển ngành CN NDS như trên...

- Trình độ cơng nghệ: Trình độ cơng nghệ hiện có của ngành và triển

vọng được trang bị mới và ln có sự phát triển thì đây là nhân tố rất quan trọng để người lao động làm việc và hồn thành một cơng việc trong

ngành. Đối với ngành CN NDS thì trang bị những cơng nghệ mới là rất cần thiết. Nếu chỉ có nguồn NL mạnh về cả số lượng và chất lượng, nhưng lại thiếu công nghệ cần thiết để con người tiến hành quá trình lao động thì hoạt động sản xuất không thể diễn ra. Mức độ phù hợp, tương thích giữa cơng nghệ với NL khơng chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động và sự thành cơng của ngành mà cịn tác động trực tiếp đến phát huy vai trị của NL trong q trình sử dụng cơng nghệ. Khi có đủ cơng nghệ cần thiết để người lao động làm việc thì họ cũng khơng muốn rời bỏ ngành để tìm việc làm ở các nơi khác.

- Chế độ bố trí, sử dụng NL: Là một trong những yếu tố quan trọng

tác động đến phát huy năng lực và động lực của người lao động trong ngành. Phân cơng đúng người, đúng việc, đánh giá đúng tính chất và mức độ tham gia, đóng góp của từng người lao động để có chính sách khích lệ, đãi ngộ kịp thời sẽ mang lại mức độ sinh lợi cao của hoạt động chung và tạo ra sự động viên to lớn đối với người lao động.

- Chế độ đãi ngộ người lao động: Các chế độ đãi ngộ về vật chất và

tinh thần đối với người lao động là một trong những yếu tố tạo động lực để phát triển ngành. Đãi ngộ về vật chất là yếu tố tác động vào lợi ích kinh tế của người lao động; còn đãi ngộ về tinh thần là yếu tố tác động vào lợi ích tinh thần, thái độ của người lao động. Các chế độ này được thể hiện trong việc thiết lập và áp dụng các chính sách hợp lý về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, hồn thiện mơi trường và điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ về y tế, bảo hiểm và an tồn lao động. Tùy theo mức độ tác động tích cực của người quản lý mà người lao động có những hứng khởi nhất định trong quá trình làm việc, cống hiến cho ngành. Do nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người luôn ngày càng được nâng cao, nên việc khơng ngừng đổi mới, hồn thiện chế độ khuyến khích vật chất, tinh thần người lao động là cần thiết. Nếu người đứng đầu của ngành có chính sách đúng và thực thi tốt thì đây sẽ là nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng NL đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Ngược lại, nếu không được quan tâm, thì người lao động khơng có động lực để tiến hành các công việc được giao.

Trong các chế độ đãi ngộ người lao động, chính sách tiền lương là nhân tố có tác động mạnh mẽ nhất đến động cơ làm việc của họ. Một chế độ tiền lương được dựa trên nguyên tắc phân phối thu nhập công bằng, hợp lý sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để người lao động quan tâm đến công việc, hăng say lao động để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị và của ngành. Ngược lại, nếu phân phối khơng hợp lý thì người lao động

mất động lực làm việc và cống hiến, thậm chí họ cịn có những phản ứng tiêu cực ngăn trở hoặc phá hoại sự phát triển của ngành. Nếu thiếu coi trọng việc công khai, minh bạch trong phân phối thu nhập hoặc có tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm thì người lao động cũng mất động lực để hồn thành cơng việc được giao.

Mơi trường làm việc cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự gắn bó, tính sáng tạo và năng động của người lao động trong ngành CN NDS. Nếu làm việc trong một ngành, một tổ chức có mơi trường làm việc chun nghiệp và thân thiện, có sự đồn kết đồng lịng giữa những người lao động, tơn trọng dân chủ và cơng bằng thì người lao động sẽ hăng say làm việc và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức, cho ngành, không bị “nhảy việc” hơn là so với những nơi khơng có được những điều kiện như vậy.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thu Cúc (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w